Danh sách các phần mềm diệt virus giả mạo cần tránh xa

Như các bạn đã biết thì phần mềm diệt virus là một phần mềm không thể thiếu trên các máy tính nếu như bạn muốn được an toàn.

Dù là phần mềm diệt virus miễn phí hay phần mềm trả phí thì tốt nhất bạn cũng nên sử dụng một công cụ cho riêng mình. Bên cạnh những phần mềm mà mình đã giới thiệu thì có hàng trăm phần mềm hỗ trợ cho việc này, trong số đó có rất nhiều phần mềm diệt virus giả mạo mà người dùng rất dễ bị cài đặt nhầm.

Lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của người dùng mà nhiều hacker đã tạo ra rất nhiều phần mềm diệt virus giả mạo, có giao diện rất giống với các trình AV nổi tiếng thế giới, và một khi bạn đã cài đặt vào máy tính thì chắc chắn sẽ bị đánh cắp thông tin và phá hủy hệ điều hành…

Chính vì thế mà trong bài viết này mình sẽ tổng hợp những phần mềm diệt virus giả mạo nguy hiểm nhất hiện nay để giúp các bạn tránh cài đặt nhầm, tất nhiên là không thể đầy đủ ngay được nhưng mình sẽ cập nhật dần và nếu như bạn còn biết thêm phần mềm nào thì commnet bên dưới để mình bổ sung vào danh sách đen nhé.

Nguyên nhân dẫn đến việc bị cài AV giả mạo

  • Do người sử dụng thiếu kinh nghiệm.
  • Do truy cập vào các trang web đồi trụy, xxx..
  • Do bạn bấm vào các banner quảng cáo trên các trang web không uy tín, các bannner kiểu như Fix lỗi Windows, sửa registry, tăng tốc máy tính,….
  • Do bị cài đặt đính kèm với các phần mềm miễn phí mà bạn không biết.

Cách nhận phần mềm diệt virus giả mạo?

Những phần mềm diệt virus giả mạo này rất dễ nhận ra vì dù gì thì nó cũng là đồ giả mà 😀 , sau đây mình sẽ đưa ra những cách nhận biết đơn giản nhất cho các bạn tham khảo:

  • Thường thì các phần mềm diệt virus giả sẽ yêu cầu người dùng nạp tiền luôn thì mới cho quét, không giống với các AV thật, cho dù bạn dùng bản trả phí mà là bản Trail đi nữa thì nó vẫn cho bạn quét thử.
  • Quét liên tục và thực hiện rất nhanh chóng. Sau đó cho ra kết quả rất nhiều virus.
  • Ngăn cản máy tính truy cập internet và truy cập vào các tập tin hệ thống.
  • Thông báo xuất hiện liên tục, yêu cầu bạn quét hoặc giả vờ là đã phát hiện ra virus.. rất khó chịu.
  • Khi mở các trang web thì bị chuyển hướng sang một trang khác..
  • …………..còn rất nhiều cách nhận biết khác.

Tips: [Tut] Kinh nghiệm cài đặt phần mềm để không bị nhiễm adware

Danh sách đen phần mềm diệt virus giả mạo

  1. Malware Defender 2015
  2. NavaShield
  3. SpySheriff
  4. Antivirus Pro 2015
  5. Yet Another Cleaner
  6. Security Tool
  7. PCvim Anti-virus
  8. STOPZilla!
  9. Chica PC Shield
  10. Fake AVG Antivirus 2011
  11. Antivirus 7
  12. SpyHunter
  13. Fake Microsoft Security Essentials Alert
  14. Pest Detector
  15. ThinkPoint
  16. AntiSpySafeGuard
  17. Red Cross Antivirus
  18. Major Defense Kit
  19. Peak Protection
  20. Securebit Free Antivirus
  21. Win 8 Antispyware 2014
  22. Malware Doctor
  23. A-Secure 2015
  24. Antimalware Doctor

To be continue…

Xử lý thế nào khi bạn đã lỡ cài AV giả mạo?

Bước 1: Đối với những máy tính đã cài nhầm phần mềm diệt virus giả mạo thì bạn hãy sử dụng các công cụ chuyên dụng như Total Uninstall, Your Uninstaller! Pro hoặc Revo Uninstaller Pro để gỡ bỏ triệt để. Các bạn có thể vào bài viết hướng dẫn gỡ bỏ phần mềm để tải về bản cài đặt và xem hướng dẫn cách sử dụng nhé.

Bước 2: Sử dụng các trình quét Malwarebytes Anti-Malware để quét sạch Malware ra khỏi máy tính bạn.

Bước 3: Cài đặt một phần mềm diệt virus an toàn, bạn có thể sử dụng một trong các phần mềm diệt virus tại đây nhé.

Lời kết

Như vậy là mình đã chia sẻ với các bạn rất chi tiết về nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý khi đã cài đặt nhầm phần mềm diệt virus giả mạo (Fake AV) rồi nhé, hi vọng sau bài viết này thì bạn sẽ có được những kinh nghiệm cho riêng mình và tránh được việc mất mát dữ liệu oan do sử dụng máy tính thiếu kinh nghiệm.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.4/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

6 comments

  1. Mình có thấy bài viết trước ad đăng về phần mềm chống spy đó là SpyHunter, sao trong danh sách trên ad lại điền SpyHunter vào danh sách đen các PM FakeAV vâyh

  2. Cho em hỏi: chúng ta có nên sử dụng các phần mềm sữa lỗi windows như FixWin, Windows Repair, System Update Readiness,… khi windows bị lỗi không vậy

  3. Tks bạn đã chia sẻ nhé

  4. Huỳnh Hoàng Vũ

    Anh lại sai chính tả “Bo bạn bấm vào các banner quảng cáo”, anh có thể dùng tính năng của cốc cốc hoặc một phần mềm để kiểm tra chính tả.

  5. Từ trước đến giờ chỉ dùng mỗi phần mềm Avast nên cũng chưa tìm hiểu về các phần mềm diệt virut giả mạo. Cảm ơn bác đã chia sẻ để còn đề phòng 😀


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop