Nên chọn mua ổ cứng SSD của hãng nào? (cập nhật 2024)

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và thảo luận về ổ cứng SSD, một ổ cứng có tốc độ siêu tốc và được đánh giá là tốt nhất hiện nay !

Trước tiên mình sẽ giới thiệu sơ qua qua một chút về ổ cứng SSD, SSD có tên đầy đủ là Solid State Drive – ổ cứng ở thể rắn hay còn gọi là ổ cứng vật lý.

Cũng giống với ổ cứng HDD, ổ cứng SSD sử dụng để cài hệ điều hành, chứa các file dữ liệu, văn bản… nhưng nguyên lý hoạt động và chất lượng thì hoàn toàn khác.

Dữ liệu trên ổ cứng SSD được lưu trữ trong các Chíp  Flash nên nó không bị ảnh hưởng bởi việc phân mảnh ổ cứng như ổ HDD, và tốc độ đọc/ ghi, truy xuất dữ liệu của ổ SSD cực nhanh, nhanh gấp hàng trăm lần so với ổ HDD.

Ổ cứng SSD có 2 thành phần chính mà bạn cần quan tâm đó là FlashController, đây là 2 thành phần sẽ quyết định đến chất lượng của một ổ cứng SSD.

#1. Ưu điểm của ổ cứng SSD?

  1. Tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính được cải thiện rõ rệt. Bạn sẽ không bao giờ gặp phải lỗi Full Disk 100% như khi sử dụng ổ cứng HDD, và trong quá trình sử dụng các ứng dụng, phần mềm rất hiếm khi gặp tình trạng bị giật, lag, đơ..
  2. Tốc độ khởi động vào máy tính cực nhanh.
  3. Mọi thao tác xử lý ví dụ như sử dụng phần mềm, đọc, ghi và truy xuất dữ liệu đều nhanh hơn ổ cứng HDD rất nhiều.
  4. Ổ cứng SSD có khả năng chống sốc, không gây tiếng ồn khi hoạt động và đặc biệt là không bị nóng như ổ HDD. Điều này là cực kỳ quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của ổ cứng và còn liên quan đến các thiết bị/ linh kiện khác.
  5. Tính bảo mật cao, đặc biệt là chíp điều khiển.
  6. Tiêu thụ ít điện năng hơn so với ổ cứng HDD. Kể ra cho có chứ thực ra nó cũng chả đáng là bao nhiêu, nhưng điều này đồng nghĩa với việc ổ cứng của bạn sẽ mát hơn so với khi sử dụng ổ cứng HDD.

=> Nói chung là một khi bạn đã sử dụng ổ cứng SSD để làm hệ điều hành chính thì chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng và sẽ không bao giờ muốn quay trở lại sử dụng ổ HDD nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời này thì nó cũng có một vài nhược điểm khiến nó không được sử dụng phổ biến và rộng rãi như ổ cứng HDD.

nen-mua-o-cung-ssd-cua-hang-nao-1

#2. Nhược điểm của ổ cứng SSD

Khen nhiều rồi, bây giờ phải chê tý cho nó công bằng chứ nhỉ :D. Có nhiều nhược điểm tuy nhiên không có cái nào nói đến chất lượng cả, mà chủ yếu là do:

+) Giá thành quá chát: Giá của ổ cứng SSD thường gấp 10 lần so với ổ HDD, điều này cũng dễ hiểu thôi các bạn ạ, đồng tiền thường đi liền với chất lượng mà.

Tuy nhiên, giá thành ổ SSD ở thời điểm này đã hạ nhiệt khá nhiều rồi (update năm 2023), nếu như không muốn nói là khá rẻ. Vậy nên việc tiếp cận không còn khó khăn như trước nữa.

+) Dung lượng thấp: Đa số các máy tính Laptop đời mới bây giờ thường được tích hợp ổ cứng HDD lên đến 500GB và thậm chí là 1TB mà giá thành chỉ trong khoảng 10 – 13 triệu.

Nhưng một cái ổ cứng SSD dung lượng tầm 500 GB thôi giá thành của nó đã lên tới 7, 8 triệu rồi. Khét lẹt 😀

Kinh nghiệm sử dụng: Đối với người sử dụng máy tính thông thường thì mình khuyên bạn chỉ cần mua  ổ cứng SSD dung lượng 128GB để cài hệ điều hành và các phần mềm để sử dụng thôi.

Còn dữ liệu thì chúng ta sẽ lưu trữ ở ổ cứng HDD, điều này vẫn đảm bảo được hiệu suất và tốc độ làm việc của hệ điều hành, vừa tiết kiệm được rất nhiều tiền cho bạn.

#3. Bảng so sánh giữa ổ cứng SSD và HDD

Đặc điểmSSD (Solid State Drive)HDD (Hard Disk Drive)
Giá thànhĐắt, với ổ cứng dung lượng 128GB thì có giá khoảng 1.5 triệuRẻ, với khoảng 1.5 triệu bạn có thể mua được ổ cứng 1TB
Độ ồnKhông có tiếng ồnSẽ phát ra tiếng ồn khi hoạt động, do nó phải quay khi hoạt động
Độ rungKhông rungRung nhẹ khi hoạt động
Nhiệt độNhiệt độ tỏa ra ít, nên không bị nóng máy khi hoạt động Nhiệt độ tỏa ra nhiều hơn ổ SSD
Tốc độ đọc/ghi fileCực nhanh (trung bình từ 220 MB/s đến 550 MB/s )Chậm hơn (trung bình từ 50 MB/s đến 120 MB/s )
Thời gian khởi độngCực nhanhChậm hơn
Mã hóaMột số loại có hỗ trợ công nghệ Full Disk Encryption (FDE)Một số loại có hỗ trợ công nghệ Full Disk Encryption (FDE)
Tốc độ mở fileNhanh hơn ổ cứng HDD khoảng 30%Chậm
Từ tínhKhông bị ảnh hưởngCó ảnh hưởng do ổ cứng HDD lưu trữ dữ liệu trên bề mặt của từ

#4. Nên chọn ổ cứng SSD của hãng nào ?

Ổ cứng SSD đã ra đời được khá lâu rồi nên nói chung là các hãng sản xuất đã tương đối đồng đều nhau về chất lượng.

Tuy nhiên sẽ vẫn có một vài hãng nổi bật và được người dùng đánh giá cao hơn ví dụ như hãng Intel, mình đặc biệt thích các sản phẩm của Intel bởi vì sản phẩm của họ rất bền và ít gây ra lỗi trong quá trình sử dụng.

Họ đặt tính ổ định là tiêu chí mấu chốt, mặc dù tốc độ của ổ cứng SSD của Intel có thể chậm hơn so với các hãng khác một chút nhưng bù lại tỷ lệ lỗi khi sử dụng lại là thấp nhất.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các hãng khác như SamSung, Plextor, Crucial, KingSton…

Lời khuyên: Các bạn nên lựa chọn và sử dụng sản phẩm của Nhật Bản, bởi vì các sản phẩm của họ được sản xuất theo một quy trình rất nghiêm ngặt và tính chuyên nghiệp cao nên các sản phẩm đều rất đồng đều và ổn định.

#5. Ổ cứng SSD có mấy loại?

Về cớ bản thì ổ cứng SSD có 3 loại chính đó là SLC, MLC, TLC QLC, cụ thể như sau:

  • SLC (NAND Single Layer Cell): Sử dụng ô nhớ 1 cấp, có nghĩa là nó sẽ có 1 bit dữ liệu được lưu trên 1 ô nhớ > Loại này thì tốc độ không quá cao nhưng lại có tính ổn định cao nhất, bền nhất (có thể ghi xóa được 100 nghìn lần)  => giá thành của nó cũng cao nhất > chính vì thế chỉ thích hợp sử dụng trong các doanh nghiệp, công ty lớn.
  • MLC (NAND Multi Layer Cell): Sử dụng ô nhớ nhiều cấp, sử dụng 2 bit dữ liệu được lưu trên 1 ô nhớ > tốc độ cao nhưng tính ổn định thì không bằng SLC (so với SLC thì MLC kém hơn khoảng 10 lần) > thích hợp với người sử dụng phổ thông.
  • TLC (NAND Triple Layer Cell): Tốc độ cao nhưng độ bền lại kém nhất, chỉ đạt tối đa 1000 lần ghi xóa, tức kém hơn loại SLC hàng trăm lần.
  • QLC (Quad Level Cell): ……………..

=> Xem chi tiết hơn tại đây: Tìm hiểu về các loại ổ cứng SSD – SSD giá rẻ liệu có đáng tin cậy?

o-cung-ssd

Có 2 loại ổ cứng SSD cho Laptop hiện nay đó là:

  • SSD chuẩn 2.5″ : Loại này rất phổ biến hiện nay, kích thước của nó bằng với ổ HDD.
  • SSD chuẩn M.2: Loại này thì chỉ được trang bị trên các dòng máy cao cấp.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có thêm các chuẩn khác như mSATA, chuẩn M.2, PCIe/NVMe, AIC, SATA Express, U.2, và có cả loại hàn chết vào mạch (Onboard).

Bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết hơn vào từng loại nhé:

Chuẩn SATA: Vâng, ổ cứng SSD chuẩn này có hình dạng rất giống với ổ cứng Laptop truyền thống. Đây là chuẩn giao tiếp thấp nhất trong các loại mình vừa liệt kê bên trên, nên nó có giá thành khá rẻ.

ssd-chuan-ket-noi-sata

PCIe (kết nối thành phần ngoại vi) và NVMe (bộ nhớ không biến động).

Tốc độ nhanh hơn chuẩn giao tiếp SATA ở trên từ 4 đến 5 lần. Muốn sử dụng được chuẩn giao tiếp này thì Maiboard của máy tính phải có khe cắm PCIe nha các bạn.

ssd-chuan-ket-noi-PCIe

M.2 là một loại thẻ nhớ mỏng và dài, được kết nối với Mainboard thông qua khe cắm M.2.

Một số khe cắm M.2 chỉ nhận biết được chuẩn giao tiếp SATA, số còn lại có thể nhận biết được cả PCIe/NVMe

U.2 trông khá giống với SSD SATA nhưng nó lại sử dụng đầu nối khác, tốc độ dữ liệu truyền theo kiểu PCIe.

ssd-chuan-ket-noi-u2

mSATA là một loại ổ cứng SSD được kết nối thông qua công SATA thu nhỏ. Nó rất phù hợp với những máy tính muốn xài SATA, nhưng kích thước máy lại nhỏ gọn.

Và tất nhiên, nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng SSD chuẩn này thì mainboard của máy tính bạn phải hỗ trợ mSATA nhé. Tuy nhiên, vẫn có một số máy tính có hỗ trợ cắm SSD kiểu này qua khe PCIe.

ssd-chuan-ket-noi-msata

AIC (tên đầy đủ là Add-in card) chỉ có trên máy tính PC, kết nối qua khe PCIe 4x hoặc 16x, thường dùng cho GPU hoặc RAID.

ssd-chuan-ket-noi-aic

SATA Express được thiết kế ra để tận dụng băng thông của cổng PCI Express, SSD. Dạng này đa số chỉ có trên máy tính PC (máy để bàn).

#6. Cần lưu ý gì khi sử dụng ổ cứng SSD?

Trong quá trình sử dụng ổ cứng SSD bạn cần lưu ý và tránh một số điều để có thể nâng cao tuổi thọ cho ổ cứng của bạn.

  1. Hạn chế ghi, xóa dữ liệu trên ổ cứng SSD, đây là nhược điểm mình gét nhất bởi vì mình thường xuyên phải thao tác với rất nhiều file dữ liệu, hình ảnh, phần mềm, ghi và xóa dữ liệu… Bởi vì như các bạn đã biết thì mình làm về blog chia sẻ phần mềm, thủ thuật nên chắc chắn phải test thử qua thì mới có thể đánh giá và cũng là để chụp hình, viết bài hướng dẫn lại cho các bạn. Chính vì vậy, để khắc phục được nhược điểm này mình phải tạo máy tính ảo để làm việc này trên đó 😀
  2. Tuyệt đối không sử dụng các phần mềm hoặc là công cụ có sẵn trên Windows để chống phân mảnh ổ cứng. Đối với ổ cứng HDD thì bạn nên làm việc này nhưng còn với ổ SSD thì bạn tuyệt đối là không nhé. Việc chống phân mảnh ổ cứng SSD sẽ làm giảm số lần đọc/ghi của ổ SSD.
  3. Tạm thế đã, mình sẽ bổ sung thêm sau (nếu có) 😀

#7. Tuổi thọ của ổ cứng SSD được bao lâu?

Theo thống kê thì ổ cứng SSD có tuổi thọ trung bình tầm 10 – 15 năm. Nhưng tuổi thọ của ổ cứng còn phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của bạn.

Mỗi khi bạn thực hiện ghi dữ liệu vào ổ cứng thì các ô nhớ Flash sẽ bị hao mòn, hao mòn nhiều hay ít là do dung lượng dữ liệu ghi đè của bạn. Bây giờ bạn có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu:

Bạn coi ổ cứng SSD như là một tờ giấy trắng vậy, việc ghi dữ liệu lên SSD cũng giống như việc bạn lấy một chiếc bút chì vẽ lên tờ giấy trắng đó vậy.

Cứ vẽ rồi tẩy, vẽ rồi tẩy.. đến một lúc nào đó tờ giấy đó sẽ bị rách bởi vì mỗi lần bạn thực hiện tẩy là tờ giấy sẽ bị hao mòn đi một ít mà đúng không. Tương tự như vậy, đến mục lúc nào đó thì ổ cứng SSD của bạn sẽ bị “rách” như thế đó.

Ví dụ cụ thể:

Ổ cứng SSD có dung lượng 128 GB, có tỷ lệ chịu ghi là 3000 chu kỳ  và trung bình mỗi ngày bạn ghi 100GB thì tuổi thọ của SSD sẽ được tính là:

(128 x 3000) / 100  = 3840 ngày (hơn 10 năm) > sau 10 năm thì ổ SSD của bạn sẽ chết, lúc này thì bạn chỉ đọc được dữ liệu mà không thể ghi được nữa.

=> Đó là trên lý thuyết thôi, còn rất nhiều vấn đề khác nữa ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng nhé các bạn. Mua hàng công nghệ thì mình cũng phải công nhận một điều rằng ” may còn hơn khôn ” .

Trong một lô hàng 1000 cái, có 999 cái tốt và ổn định nhưng bạn lại vớ được ngay em “sứt môi lồi rốn”, sử dụng được dăm bữa nửa tháng nói bị hỏng, điều này là ít gặp nhưng không phải là không có.

#8. Kinh nghiệm sử dụng ổ cứng SSD

Bạn nên sử dụng chung ổ SSD với ổ cứng HDD có sẵn trong máy tính.

Ổ cứng SSD thì dùng để cài hệ điều hành, các phần mềm… để tăng tốc độ khi sử dụng. Còn ổ HDD dùng để chứa file, dữ liệu…

Nếu như máy tính của bạn có quá ít dung lượng bởi vì chỉ sử dụng ổ cứng SSD thì nên sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ đám mây để tiết kiệm bộ nhớ và cũng là để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng.

Hạn chế lưu dữ liệu đầy ổ cứng SSD, lúc nào bạn cũng nên để trống thấp nhất là khoảng 25%. Ví dụ như ổ cứng bạn là 100 GB thì chỉ nên lưu trữ tối đa là 75 GB thôi.

Không nên sử dụng Windows XP hoặc Vista trên ổ cứng SSD mà thay vào đó bạn hãy sử dụng các phiên bản mới hơn như Windows 7, 8, 8.1 hoặc Windows 10, Windows 11 nhé.

Bởi vì 2 hệ điều hành này không hỗ trợ lệnh TRIM, điều này đồng nghĩa với việc khi bạn thực hiện xóa dữ liệu trong ổ cứng, Windows sẽ không thể gửi lệnh TRIM đến ổ đĩa và dữ liệu đó vẫn sẽ tồn tại ở một nơi nào đó trên ổ cứng SSD.

Lệnh TRIM là lệnh dùng để thông báo xem dữ liệu nào không còn được sử dụng nữa và có thể xóa từ bên trong > làm tăng hiệu năng ổ SSD

#9. Nên mua ổ cứng SSD ở đâu?

Về vấn đề mua ổ cứng SSD thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng và băn khoăn, bạn có thể đến các siêu thị lớn như Nguyễn Kim, Điện Máy Xanh, Mediamart.. hoặc mua trên các trang thương mại điện tử lớn như Shopee, Tiki,…

Bởi vì họ đã có thương hiệu và hơn nữa giá thành lại rất cạnh tranh, không siêu thị nào ngu ngốc mà đem bán các sản phẩm kém chất lượng cả, điều này đồng nghĩa với việc họ đang đuổi khách.

Chính vì thế bạn nên mua ở các siêu thị lớn hoặc các trang thương mại điện tử uy tín, hạn chế mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ vì rất dễ bị chặt chém không thương tiếc 😀

=> Thời hạn bảo hành của ổ SSD thường là 2 – 3 năm nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng. Nếu bị lỗi do nhà sản xuất thì chắc chắn bạn sẽ được bảo hành.

#10. Lời Kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà mình đã tìm hiểu và đã biết về ổ cứng SSD. Mặc dù bây giờ ổ cứng SSD còn khá đắt nhưng chắc chắn nó sẽ được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới.

Công nghệ đang phát triển như vũ bão, mỗi năm mỗi khác nên việc sản xuất ổ cứng SSD cũng như chi phí sản xuất ổ cứng SSD sẽ được giảm đi > giá thành sẽ giảm > nó sẽ trở nên phổ biến và thay thế dần cho ổ HDD nên mình nghĩ bài viết này sẽ hữu ích cho những bạn đang có ý định nâng cấp và chuyển sang sử dụng ổ cứng SSD.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, nếu như bạn còn thông tin nào hữu ích liên quan đến ổ cứng SSD thì hãy cùng chia sẻ và thảo luận ở phần cuối bài viết nhé.

Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4.5/5 sao - (Có 82 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

87 comments

  1. Đa phần lap đời mới bây giờ không có ổ dvd, vậy có cách nào để vừa dùng ssd và cả hhd?

  2. bạn cho mình hỏi. máy mình dùng là PC đang xài ổ HDD 500Gb, máy mình chủ yếu để chơi game liên minh và blade and soul. dạo này chơi game thấy hơi bị lag. mình tính mua thêm 1 ổ SSD 120Gb để cài hệ điều hành và game vì nge nói ổ SSD chơi game mượt hơn có đúng như zạ ko ạ?

    • Kiên Nguyễn Blog

      Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên mua ổ cứng SSD nhé bạn, tốc độ sẽ được cải thiện rõ rệt luôn.

      • Chào Kiên. Mình vừa gắn ổ SSD Samsung 850 EVO 250Gb, nhưng khi vào phần mềm Samsung Magician để bật chế độ RAPID Mode thì không được. nó báo lỗi chỗ dòng OS, chỗ Actual báo là Error in Obatining Info. Bạn giúp mình với.

        • Kiên Nguyễn Blog

          Cái lỗi này mình cũng không rõ nữa, bạn mang ra hỏi kỹ thuật ở cửa hàng xem sao.

          • Kiên Nguyễn Blog
            Cho mình hỏi máy mình dùng để học mà nay hư ổ cứng mình nên mua loại nào để thay ạ. Cảm ơn bạn nhiều

  3. các loại ổ SSD như SLC, MLC, TLC thì cách phân biệt thế nào qua tên gọi hả bạn
    mình chỉ xem được tên chi tiết các ổ SSD thôi chứ các loại nó phân biệt thế nào thì ko biết được
    ví dụ như các loại sau nhé, bạn chỉ ra cách phân từng loại S, L, T theo tên từng loại với. Thanks
    Ổ cứng SSD M2 PCIe Intel 600p NVMe 2280 – 256GB

    Ổ cứng SSD Intel Series 535 240GB

    Ổ cứng SSD Intel SSD SATA3(540) 240GB

  4. Mến chào Kiên ,cho tôi hỏi : có fải Thùng rác nằm ở ổ C (dùng SSD), vậy khi mình xoá file ở Thùng rác , ổ SSD có bị ảnh hưởng ko ( vì ổ SSD được khuyến cào : ko được defrag . Cho hỏi thêm : có nên dùng Powershell để trim ổ SSD?).Xin cám ơn trước !

  5. Làm sao để biết được laptop của mình hỗ trợ chuẩn giao tiếp nào (Sata 3, M.2 …) để có thể chọn được ổ sdd phù hợp anh nhỉ ?

    • Kiên Nguyễn Blog

      Bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn nâng cấp phần cứng tại đây nhé: https://blogchiasekienthuc.com/thu-thuat-may-tinh/nang-cap-phan-cung-may-tinh.html

  6. Vậy cho mình hỏi,mình dùng DeepFreeze theo bạn nghĩ nó có ảnh hưởng nhiều đến ổ ssd không,,để biết mình còn gỡ nó ra

  7. Hi anh, em đang dùng con ssd samsung 860 evo, vào mùa hè trời nóng phòng lại ko có điều hòa nên nhiệt độ của nó rất cao khoảng tầm từ 50 – 56 độ C như vậy thì có gây hại gì cho ổ cứng không anh nhỉ.

  8. LẠC ĐỀ. BÀI VIẾT TIÊU ĐỀ LÀ ” Nên chọn mua ổ cứng SSD của hãng nào ?”. VẬY MÀ CỨ NÓI HUYÊN THUYÊN NƠI ĐÂU. TÔI CŨNG LẠY LUÔN.

    • Kiên Nguyễn

      Bạn đã đọc hết bài viết chưa ? Hay là bạn “không có thời gian ”

      Cũng giống như một bộ phim vậy. Thế tại sao đạo diễn ko chiếu luôn tập cuối đi mà chiếu nhiều tập lẻ, chiếu các tình huống chi tiết làm gì ??

      Muốn hiểu kỹ thì phải đọc, phải phân tích kỹ cho mọi người thấy bản chất của vấn đề.

      Đâu phải ai cũng có kiến thức tốt như bạn !

      • Hi a, A có thể tư vấn cho e nên dùng ổ ssd nào là đc k ạ, máy e dell đời thứ ba, k bỏ đc card đồ hoạ

    • Mình thấy bài viết này không có gì là lạc đề cả, ghi như thế là quá chuẩn rồi, đầu tiên cũng giới thiệu về SSD là gì cho mọi người hiểu, sao mới nói tới nhà sản xuất…không biết bạn đọc hết chưa mà nói thế.

    • Đọc xong bình luận này thấy ức chế thay cho ad.
      @Linh Bảo: Thế sao mẹ m không chôn m luôn khi mới đẻ ra. Vì đằng nào m chẳng chết :)))

      P/s: Không đọc thì để cho người khác đọc và cút.

      • NGUYỄN VĂN LONG

        chuẩn đó bạn ..học hành là người ta cần biet cái gốc và cái ngọn những thằng chỉ cần biet 1 mà không cần biet 10 thì chỉ là những thằng học vẹt thôi. rồi sinh ra vấn đề mới . lại đi hỏi.
        bài viết trên là tổng hợp khá nhiều kiến thức khiến người đọc. đọc 1 lần không xong. có khi đọc vài lần để ngấm vào đầu..
        Người ta đọc bài viết là cần cái chất lượng bài viết. chứ câu trả lời của tip thì search ở đâu cũng có

  9. Thông tin bổ ích, thanks bạn!

  10. Plextor vs Crucial thì nenechonj hãng nào nhỉ ad

  11. Cám ơn bác nhiều lắm.Giải thích được một số công nghệ trên SSD để mình biết vì sao cái này đắt,cái kia rẻ.

  12. Trên thị trường không ghi loại SSD nào (S,.M, T,…) thì làm sao phân biệt được và biết mua loại nào phù hợp cho laptop cũ của mình?

  13. Mình thì quanh đi quẩn lại xưa nay vốn tin cậy HDD của Westen Digital, và ODD của Plextor, nên giờ chuyển sang SSD cũng chỉ xài hai hãng này!


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop