Proxy là gì? Kiến thức về Proxy rất hữu ích bạn nên biết

Chào các bạn, nếu như bạn là một người dùng phổ thông thì có lẽ cũng chẳng cần quan tâm đến Proxy là gì đúng không ạ.

Thế nhưng nếu bạn là dân MMO (kiếm tiền online) thì Proxy là một cái gì đó mà bạn cần phải biết. Vậy nên hôm này mình sẽ chia sẻ một chút kiến thức của mình về proxy, các bạn đọc tham khảo nhé.

#1. Proxy là gì?

Proxy (hay còn gọi là “proxy server”) là một máy chủ trung gian đứng giữa người dùng và máy chủ mục tiêu.

Chức năng chính của proxy là làm trung gian giữa người dùng và các dịch vụ mạng, giúp kiểm soát và quản lý việc truy cập và gửi nhận dữ liệu.

Cụ thể, các chức năng của proxy bao gồm:

+) Giúp bảo mật và ẩn danh trên Internet: Proxy sẽ che giấu địa chỉ IP thực sự của bạn, giúp bạn ẩn danh khi truy cập vào các dịch vụ trực tuyến. Rất hữu ích trong việc bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài.

+) Kiểm soát truy cập: Proxy có thể kiểm soát quyền truy cập vào các tài nguyên mạng bằng cách thiết lập quy tắc và chặn hoặc cho phép truy cập từ các địa chỉ IP cụ thể hoặc theo các tiêu chí khác.

+) Cải thiện hiệu suất: Proxy có lưu bộ nhớ cache các tài nguyên mạng, ví dụ như trang web hoặc hình ảnh, giúp giảm thiểu thời gian tải và tiết kiệm băng thông.

+) Giới hạn băng thông: Proxy cũng được sử dụng để kiểm soát lưu lượng băng thông, giúp ngăn chặn việc sử dụng quá mức hoặc phân phối công bằng lưu lượng mạng cho các người dùng khác nhau.

+) Hỗ trợ bộ lọc và kiểm duyệt nội dung: Proxy có khả năng lọc và kiểm duyệt nội dung, giúp ngăn chặn truy cập vào nội dung không phù hợp hoặc độc hại.

+) Vượt qua các hạn chế địa lý: Người dùng có thể sử dụng proxy để truy cập vào các dịch vụ/ trang web bị chặn.

tim-hieu-ve-proxy

#2. Phân loại Proxy

  1. Proxy Datacenter (proxy trung tâm dữ liệu): Được tạo ra từ hệ thống địa chỉ IP trung tâm dữ liệu, giá thành rẻ nhưng IP có cùng chung một vị trí địa lý, nên dễ bị các web phát hiện, dễ dính blacklist.
  2. Residential proxy (proxy dân cư): Được tạo ra từ hệ thống địa chỉ IP của các hộ gia đình sinh sống trong khu dân cư, khó bị phát hiện và ít dính blacklist của các web.
  3. Static Residential Proxy (ISP): Proxy dân cữ tĩnh là loại proxy sử dụng địa chỉ IP được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet thuộc khu dân cư. Loại proxy này sẽ giữ nguyên địa chỉ IP.
  4. Rotating Residential Proxy: Proxy dân cư xoay là proxy sẽ tự động đổi IP theo tiêu chí nhất định, có thể là sau vài phút hoặc sau mỗi lần reload.
  5. Mobile Proxy: Đây là loại proxy sử dụng đường truyền và địa chỉ IP của các nhà cung cấp dịch vụ di động. Loại này giá thành khá là cao.

#3. Cách tìm Proxy

Bạn có thể Google Search các từ khóa để tìm kiếm nhà cung cấp Proxy. Một số từ khóa để bạn tham khảo: rotating residential proxy, residential proxy, residential proxy provider,..

Chọn khoảng 10-15 nhà cung cấp Proxy dân cư. Các bạn không nên chọn mấy top đầu vì nhà cung cấp càng nổi, càng đông người dùng thì càng dễ dính IP “nát”.

Để check uy tín thì bạn có thể search tên nhà cung cấp + Proxy review: Rồi ACE đọc review xem có uy tín không thì chốt đơn

Sử dụng Trustpilot.com đây là nền tảng đánh giá chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ. Nếu nhà cung cấp có trên đây thì xem số reviews và tỷ lệ ratings để lọc nhà cung cấp proxy chất lượng.

#4. Check xem Proxy có sạch không hay đã vào blacklist

Thử Search Google từ khóa bất kỳ => nếu thấy liên tục xuất hiện captcha => khả năng đã bị blacklist rồi.

Truy cập vào 1 số forum lớn như blackhatworld.com bị check Cloudflare, đã verified human nhưng không thể bypass check => khả năng đã bị blacklist.

Ngoài ra bạn có thể check trên một số web check IP như Iphey, browserleaks, ipfighter, ipscore để xem proxy có bị blacklist hay không..

#5. Test, Test và Test..

Quan trọng nhất vẫn là phải test xem có phù hợp nhu cầu của anh em hay không. Dùng 1 thời gian ngắn thì xem có proxy nào die hay gặp vấn đề gì không.

Nếu có thì bên cung cấp hỗ trợ thế nào. Xem thêm giá cả, ưu đãi, chính sách để quyết định gắn bó lâu dài hơn.

BONUS:
Bạn có thể tham khảo trang ipx.ac để check IP sau khi Fake, trang này check khá chính xác.

Cách xử dụng như sau: Anh em vào https://ipx.ac/run => sau đó nhập IP vào thanh tìm kiếm và nhấn Enter .

Sau khi nó chạy xong thì bạn chú ý dòng IP type:

  • IP type = Residential (ISP/Broadband) : Điều này có nghĩa đây là proxy cư dân .
  • IP type = Non-Residential (Data Center): Đây là proxy datacenter, không phải cư dân, loại này thường được tái sử dụng giữa nhiều user.

Đọc thêm: Cách kiểm tra IP và Quốc gia sau khi Fake IP chính xác nhất

#6. Lời Kết

Nói chung là tùy theo mục đích sử dụng Proxy của các bạn. Nếu các bạn muốn nuôi tài khoản lâu dài, tài khoản quan trọng thì nên sử dụng proxy dân cư tĩnh có địa chỉ IP cố định.

Còn nếu các bạn cần đổi IP liên tục để truy cập vào nhiều tài khoản hay reg tài khoản thì nên sử dụng proxy xoay để thay đổi được các IP khác nhau.

Trên đây là những kiến thức về Proxy mà mình muốn chia sẻ đến các bạn, nếu bạn có thông tin nào hữu ích khách thì đừng quên chia sẻ bên dưới phần comment nhé.

Đọc thêm:

Tác giả: Lê Lợi – MFG
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop