7 quy tắc khi đặt tên cho các thiết bị điện tử cần phải nhớ

Con người chúng ta từ khi được sinh ra đã được bố mẹ đặt cho một cái tên để gọi, để phân biệt với các anh em khác trong nhà, và cũng là để người khác biết được chúng ta là ai, từ đó có thể liên lạc, xưng hô một cách dễ dàng hơn.

Máy móc, các thiết bị điện tử, hay là linh kiện phần cứng cũng tương tự như vậy !

Thực tế thì bạn cũng không cần quá quan tâm đến tên gọi của các thiết bị mà ban đang sử dụng, chẳng hạn như mình có một chiếc iPhone 6S, và dù mình để tên mặc định là iPhone 6S hay mình đổi thành iPhone XS Max của Tùng thì nó cũng không mạnh hơn, nói chung là chẳng ảnh hướng gì đến chất lượng của thiết bị cả.

Tuy nhiên, một cái tên thú vị và hợp lý có thể sẽ làm tăng sự hiệu quả trong công việc, tăng thêm sự tiện lợi trong quá trình sử dụng, và nó sẽ mang lại một cảm hứng làm việc rất thú vị dành cho bạn đấy.

Nếu bạn cũng là một người sử dụng nhiều thiết bị công nghệ như mình thì dưới đây là 7 quy tắc cần nhớ khi bạn muốn đặt lại tên cho chúng nhé !

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (1)

I. Chia sẻ 7 quy tắc đặt tên thiết bị phần cứng của bạn

Các bạn cần lưu ý rằng, đổi tên trong bài viết này có nghĩa là đổi tên hiển thị của các thiết bị điện tử, thiết bị phần cứng trên máy tính Windows hoặc là macOS… mà bạn kết nối đến, để có thể quản lý một cách dễ dàng hơn. Chứ không phải thay đổi tên mà NSX đặt cho thiết bị đó nhé, điều này là không thể.

#1. Không nên sử dụng tên mặc định của thiết bị

Điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải nhớ đó chính là: Không nên sử dụng tên mặc định của thiết bị.

Tên mặc định là tên do nhà sản xuất đặt cho thiết bị lúc xuất xưởng, nếu bạn chỉ có 1 hoặc 2 thiết bị giống nhau thì OK, không có vấn đề gì hết !

Nhưng nếu bạn có nhiều hơn 2 thiết bị thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn trong việc xác định thiết bị cần sử dụng đấy, vì tên mặc định của chúng thường rất chung chung, rất phức tạp và khó nhớ.

Đơn cử như chiếc tai nghe mình đang sử dụng có tên gọi là DareU EH925s 7.1 RGB, nhưng khi vào danh sách thiết bị đang kết nối trong Windows thì nó chỉ hiện thị chung chung là USB Audio Device, vì chiếc tai nghe này sử dụng cổng USB chứ không phải tên đầy đủ như trên.

Thế nên tên của mỗi thiết bị nên là duy nhất để bạn không phải ngồi đoán mò khi cần sử dụng.

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (2)

#2. Đặt tên theo tên chủ của thiết bị đó

Một cách đặt tên truyền thống, đơn giản nhưng lại rất dễ áp dụng và hiệu quả lại cao, ví dụ như : Tung’s Ipad, Nam’s iPhone, Huy’s Tai nghe chẳng hạn….

Cách này có vẻ hơi nhàm chán nhưng khi bạn nhìn vào các tên thiết bị trên Internet, hay kết nối Bluetooth, chia sẻ WiFi với bạn bè thì tên thiết bị của họ đa số cũng ở dạng này.

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (3)

Sử dụng kiểu đặt tên này cũng giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt thiết bị của bạn với các thiết bị của đồng nghiệp hoặc những người thân trong gia đình của bạn (nếu như họ đều sở hữu một thiết bị giống mình, như là tai nghe, điện thoại, Laptop,…)

Trường hợp này thường xuyên xảy ra, không nói ở đâu xa là ngay trong gia đình mình, và mình đã áp dụng cách này, khá là hiệu quả đây !

#3. Không sử dụng các kí tự đặc biệt, eMoji trong tên thiết bị

Mặc dù việc đặt tên cho thiết bị là hoàn toàn tự do, bạn có thể dễ dàng đặt theo ý thích của bạn, và việc bạn đặt tên cho thiết có bị sử dụng các kí tự đặc biệt, hoặc là các biểu tượng cảm xúc.. (không có trong bảng chữ cái), có thể làm cho thiết bị của bạn trở nên đặc biệt, thú vị và không lẫn vào đâu được.

Nhưng mình cũng khuyến cáo các bạn chỉ nên sử dụng các kí tự thông thường, và có trong bảng chữ cái mà thôi, vì những kí tự trên có thể gây ra những lỗi rất vớ vẩn và khó chịu trong quá trình sử dụng sau này.

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (4)

Ngay cả khi hệ điều hành có thể nhận diện và hiển thị chính xác tên của thiết bị mà bạn đã đặt, thì trong quá trình kết nối, giao tiếp giữa 2 thiết bị vẫn có thể xảy ra lỗi với những kí tự đặc biệt này.

Các thiết bị Bluetooth, dịch vụ chia sẻ mạng, và một số giao thức kết nối có thể từ chối kết nối hoặc không nhận ra thiết bị của bạn vì chúng có chứa những kí tự không nằm trong bảng chữ cái. Điển hình là đối với các hệ thống và các thiết bị đã cũ.

Hoặc đơn giản là khi bạn chia sẻ, đọc tên thiết bị của bạn cho một ai đó kết nối thì bạn cũng hiểu nó phức tạp như thế nào rồi đấy ◔◡◔

Tóm cái váy lại, bạn chỉ nên sử dụng các ký tự từ A-Z, chữ số từ 0-9 và dấu gạch nối _, đơn giản như vậy là được rồi.

#4. Sử dụng tên ngắn gọn, đơn giản

Những tên thiết bị dài, đặc biệt và buồn cười như “Ngẩng mặt lên trời_hận đời vô đối” hay “bla blah” có thể vui đấy, thú vị đấy, nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ không vui như bạn nghĩ.

Trong quá trình sử dụng, chắc chắn rồi sẽ có lúc bạn phải chia sẻ, đọc tên thiết bị, hoặc kết nối thiết bị  của bạn với một thiết bị khác (ví dụ như thiết bị của bạn bè, của giáo viên… chẳng hạn) để chia sẻ tài liệu…

… Thì lúc nhìn vào cái tên mà bạn đã đặt cho thiết bị của bạn, họ sẽ nghĩ gì về cái tên vô nghĩa này… nếu không muốn nói là nó mang hơi hướng hơi “trẻ trâu” một chút ? – chắc mình không cần nói thêm nhỉ !

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (5)

Tương tự như vậy, bạn cũng không nên đặt một cái tên quá khó đánh vần để làm mình thật đặc biệt, troll người khác, và gây khó chịu cho mọi người.

Nói thật là nhìn những cái tên như vậy mình cũng chẳng buồn đọc hay kết nối nữa. Nói chung, tên thiết bị nên đặt càng ngắn gọn và đơn giản thì càng tốt, sẽ có lợi cho bản thân và tất cả những người phải tiếp xúc với thiết bị của bạn.

#5. Đặt tên thiết thị theo vị trí của thiết bị đó

Cũng giống như việc đặt tên thiết bị theo tên của chủ sở hữu, cách này hiệu quả khi bạn sở hữu nhiều thiết bị tương tự nhau như TV, loa Bluetooth,… ở nhiều vị trí trong nhà, như là phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm….

Lúc đó cách đặt tên bằng cách gán vị trí của chúng sẽ rất tiện lợi trong việc xác định thiết bị cần sử dụng, ví dụ như “TV_phong_ngu”, “loa_phong_khach”,….

#6. Sử dụng mẫu tên có sẵn cho thiết bị của bạn

Nếu bạn không thích sử dụng các biện pháp hết sức thực tế, sát với cuộc sống như các cách bên trên thì có thể áp dụng các mẫu tên có sẵn sau đây, tất nhiên là nó vẫn hiệu quả và không gây ra sự khó chịu, rắc rồi trong quá trình sử dụng đâu.

Bạn có thể sử dụng các mẫu đặt tên có sẵn theo tuần tự khá thú vị mà mình đã tổng hợp lại sẵn ở đây:

  • Tên 8 hành tinh trong hệ mặt trời.
  • Bảng chữ cái Alphabet.
  • Tên các vị thần cổ đại trong thần thoại Hy Lạp như Hermes, Poseidon và Athena
  • Tên những nhân vật truyền hình, phim ảnh, truyện tranh hay video games mà bạn yêu thích.
  • Tên các loại động thực vật trong tự nhiên.
  • Các nguyên tố hóa học đã học – cái này hơi căng =))
  • Tên các thành phố, quốc gia mà bạn yêu thích, muốn được đến thăm..

#7. Sử dụng những trang web, công cụ hỗ trợ tạo tên

Đọc qua 6 cách bên trên mà bạn vẫn chưa tìm ra được một cách hợp lý thì chắc hẳn bạn là một người chưa biết đến “thầy” Huấn Hoa Hồng và những khóa học của thầy rồi, vẫn giữ tư tưởng “không làm mà muốn có ăn =))”

Nhưng trong trường hợp này, nếu bạn không muốn phải vò đầu bứt tai suy nghĩ để có một cái tên thì cũng được thôi, đây là lúc mà các công cụ tạo tên phát huy tác dụng của mình.

quy-tac-dat-ten-cho-thiet-bi-phan-cung (6)

Công cụ tạo tên trên mạng thì rất nhiều, bạn có thể tìm kiếm với từ khóa “Name Generator” hay “Name Creator” là ra cả rổ kết quả cho bạn chọn.

Cụ thể hơn thì bạn có thể truy cập vào các trang web như: Namingschemes.com, Seventhsanctum.com…..

Những trang web này chứa hàng chục, hàng trăm danh mục tên cho bạn lựa chọn, như Tên các loại bút =)), tên thương hiệu, tên Mèo, tên các Rapper,… cho bạn lựa chọn. Và quan trọng nhất là tất cả chúng đều miễn phí, cho nên bạn có thể thoải mái sử dụng nha… (>‿♥)

II. Lời kết

Như vậy là mình vừa chia sẻ xong với các bạn 7 quy tắc cần phải nhớ khi bạn muốn đặt tên cho các thiết bị điện tử mà bạn đang sở hữu rồi đó.

Tất nhiên, trên đây chỉ là những cách mà mình tổng hợp được, thế nên nếu bạn còn biết thêm cách đặt tên nào hay ho hơn, hay có ý tưởng nào thú vị khác thì đừng quên chia sẻ lại cho anh em bằng cách comment phía bên dưới đấy nhé.

Hy vọng là bài viết này sẽ có thể giúp ích cho các bạn. Chúc bạn thành công !

CTV: Nguyễn Thanh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Bạn đánh giá bài viết này mấy sao 🙂
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop