28 thuật ngữ thường dùng khi chạy quảng cáo Facebook

Mỗi chuyên ngành, mỗi lĩnh vực sẽ có những thuật ngữ riêng. Mà nếu là dân ngoại đạo thì bạn sẽ không thể nào hiểu được.

Vậy nên, nếu bạn muốn thò chân vào lĩnh vực quảng cáo Facebook (Facebook ads) thì bạn cần phải biết được mấy thuật ngữ thông dụng sau đây.

Có rất nhiều thuật ngữ, nhưng bên dưới là những thuật ngữ Facebook ads thường gặp nhất khi bạn tham gia các diễn dàn, Group hay là hội nhóm… Bạn phải biết những thuật ngữ này thì bạn mới hiểu được họ đang nói về vấn đề gì.

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu về các thuật ngữ thì bạn cần phải hiểu Facebook Ads là gì trước đã.

I. Facebook Ads là gì?

Facebook Ads – tên họ đầy đủ là Facebook Advertising.

Đây là một dịch vụ quảng cáo trả phí trên nền tảng của Facebook, cho phép các cá nhân, công ty hoặc là doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ của mình đến đông đảo người dùng trên Facebook.

II. Tổng hợp các thuật ngữ Facebook Ads

facebook-ads-la-gi

#1. Nick Via

Nick via (hay còn gọi là nick vỉa), đây là những nick mà hacker hack được từ người dùng thật, rồi bán lại cho người có nhu cầu. Nia Via Việt là nick Việt Nam của Việt Nam, tương tự như thế, nick via Mỹ là của bên Mỹ…..

Via cổ tức là những nick có “thâm niên”, được lập ra từ khoảng trên 4năm trước.

Via xác minh danh tính (XMDT): Đây là những nick đã up giấy tờ lên (ví dụ như CMTND, CCCD, bằng lái xe, hộ chiếu….) và có tác dụng để kháng nghị được tài khoản quảng cáo cá nhân.

Ngoài ra còn rất nhiều loại Via khác nữa:

Hiển thị
  1. Via New: Là Via người dùng thật mới tạo (Dưới 4 năm)
  2. Via Ngoại/ Clone Ngoại: Tài khoản nguồn gốc nước ngoài (Thường là Mỹ, Thái, Phi, EU..)
  3. Via nội/ Clone nội: Tài khoản có nguồn gốc VN
  4. Via 902: Via kháng 902 chính là loại Via kháng theo đường Link có số đuôi là 902 (Loại Via ngon và đắt nhất hiện tại). Thường dùng để cầm BM, cầm Page, cầm TKQC.
  5. Via 902 Live Ads: TKQC của Via còn sống
  6. Via 902 Die Ads: TKQC của Via đã đỏ
  7. Via 273: Là Via có TKQC gốc bị chết dạng 273, dùng để kháng Via bị XMDT thất bại
  8. Via XDMT tích new: Là loại via xác minh danh tính bằng số điện thoại, loại via này thì tương đối yếu không sử dụng để cầm nhiều TKQC. Via này hữu dụng để kháng Fanpage bị hạn chế quảng cáo.
  9. Via XMDT tích cũ: Là loại via XMDT bằng phôi chứng minh thư hoặc bằng lái xe hoặc passport, loại via này gần đây tương đối hiếm vìa xác minh bằng phôi tỷ lệ về thấp
  10. Via Limit 1M1, 5M8, No Limit: Ngưỡng chi tiêu quảng cáo mỗi ngày của Via, tức là cứ tới ngưỡng đó FB sẽ tự động dừng quảng cáo, muốn tiêu tiền thêm cũng không được nữa. Ngưỡng càng lên cao thì giá càng đắt.
  11. Via 2FA: Là tài khỏan Facebook bật xác minh 2 lớp, thường là dãy kí tự viết hoa dạng: 5QZN3NCCAEAN2XNCDPGCJMCHSZNUWQWV. Bạn vào trang 2Fa.Live sau đó dán mã này vào và bấm Submit để lấy số bảo mật.
  12. Via Checkpoint 956: Via mua về bị khóa đăng nhập do hoạt động bất thường, có thể mở khóa bằng Email đi kèm.
  13. Ngâm Via: Via mua về cho đăng nhập vào trình duyệt, sau đó cho đi xem video, like dạo, comment dạo tầm 1 2 ngày (Đỡ bị checkpoin)

#2. Test

Vâng, test ads, test quảng cáo… là kiểm tra chiến dịch xem mức độ hiệu quả đến đâu, cũng như là để so sánh hiệu quả giữa các nội dung quảng cáo.

Trong quá trình quảng cáo bạn sẽ phải test nhiều thứ, nào là test nội dung, test hình ảnh, test chiến lược,… nói chung là làm gì thì chúng ta cũng phải test thử trước khi chạy ồ ạt.

#3. A/B testing

A/B testing là để so sánh, phân tích và đánh giá để từ đó tìm ra đâu là phương pháp hiệu quả nhất cho chiến dịch quảng cáo.

#4. BM

BM là viết cho tài khoản doanh nghiệp, với tài khoản doanh nghiệp này bạn có thể lập ra nhiều tài khoản quảng cáo.

Ví dụ BM5, có nghĩa là doanh nghiệp có thể tạo ra được 5 tài khoản quảng cáo Facebook.

  • BM XMDT (được xác minh danh tính): Có nghĩa là doanh nghiệp đã up giấy tờ đăng ký kinh doanh, Email doanh nghiệp, số điện thoại…. lên để xác minh. BM được xác minh danh tính thì khi bị vô hiệu hoá mới được phép kháng nghị.
  • BM350$ hay BM50$: Đây là những tài khoản quảng cáo trong doanh nghiệp, một ngày được chi tối đa 5.800.000 VNĐ hay 1.100.000 VNĐ.

Có những loại TKQC (tài khoản quảng cáo) bây giờ lập ra chỉ được chạy 230.000VNĐ (khoảng 10 đô-la) hoặc 550.000 VNĐ (25$) 1 ngày, điều này gây bất tiện cho người chạy quảng cáo.

  • BM5: Là những tài khoản doanh nghiệp có 5 TKQC sẵn trong BM
  • BM10: Là những tài khoản doanh nghiệp có 10 TKQC tạo sẵn trong BM
  • BM2500: Là những tài khoản doanh nghiệp có 2500K TKQC tạo sẵn trong BM, được chi tiêu với mức chi tiêu lớn.
  • BM cổ: BM được tạo từ lâu (tầm 5 năm)
  • BM kháng: BM đã bị hạn chế sau đó được kháng về

#5. Chạy Voi

Voi là viết tắt của tài khoản Invoice, đây là những tài khoản có ngưỡng chi tiêu lớn do Facebook cấp (cỡ nhiều tỷ), sau đó những tài khoản này vì một lý do nào đó mà bị hack và chạy thì những người thuê chạy được chiết khấu chạy 100 triệu, trả 20 – 30 triệu.

#6. PPE

PPE (tên đầy đủ là Page Post Engagement) là quảng cáo tăng tương tác, nhằm tối ưu lượng tương tác của người dùng với bài viết. Cụ thể là tối ưu để tăng lượt like, share, comment… của người dùng lên.

#7. Bid / Giá thầu

Bid là giá thầu, đây là số tiền tối đa mà bạn trả cho mỗi click chuột vào quảng cáo của bạn.

#8. CPC

CPC (tên đầy đủ là Cost per Click), đay cũng là một thuật ngữ trong facebook ads nói riêng và tất cả ngành quảng cáo nối chung. Khi tham gia bất kỳ hình thức chạy quảng cáo trực tuyến nào thì bạn cũng đều thấy xuất hiện thuật ngữ này.

Hiểu đơn giản, CPC là chi phí cho mỗi click vào liên kết. Tức là khi ai đó nhấp chuột vào đường link mà bạn quảng cáo thì bạn sẽ mất xxx số tiền đó.

#9. CTR

CTR (tên đầy đủ là Click through Rate), đây là tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết.

Công thức tính CTR: CTR = (Số lần nhấp chuột / số lần hiển thị quảng cáo) x 100

Ví dụ nội dung quảng cáo xuất hiện 1000 lần, mà số lần nhấp chuột vào quảng cáo là 10 lần thì ta tính được CTR sẽ là: CTR = (10/1000) x 100 = 1%

#10. CPM

CPM (tên đầy đủ là Cost Per Impression), Cost per 1,000 impression – đây là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Khi quảng cáo của bạn hiển thị trên news feed thì được tính là lượt hiển thị.

thuat-ngu-khi-chay-quang-cao-facebook

#11. Tut, Tricks và Tip

Cái này thì có lẽ anh em cũng biết rồi, đây là những mẹo, hay những cách mà ít người biết để có thể kháng tài khoản, hoặc lên chiến dịch đầu tiên chạy quảng cáo, hay là lấy lại nick Facebook, đổi tên page…

Nói chung là những thủ thuật mà ít người biết, không dành cho số đông.

#12. Chạy bùng

Cái tên đã nói lên tất cả rồi, đơn giản là hành vi chạy quảng cáo nhưng không trả tiền.

Facebook cho bạn chạy quảng cáo trước, trả tiền sau (tất nhiên chỉ có tài khoản Facebook doanh nghiệp mới có), còn tài khoản cá nhân thì buộc phải nạp tiền trước rồi mới được chay. Một vài cá nhân đã lợi dụng điều này để thêm visa ảo để chạy bùng, quỵt tiền của Facebook.

Vâng, tất cả những hình thức như chạy hết 10 triệu mà chỉ phải trả ít hơn, ví dụ như là 1, 3 hay 5 triệu thì đều được gọi chung chung là chạy chiết khấu, hay chạy bùng.

#13. Vít Ads

Đọc qua cái tên thì anh em cũng đủ hiểu rồi đúng không, nghe như kiểu vít ga vậy :))

Vít (hoặc scale) Ads là khi anh em tìm được một chiến dịch/ nội dung quảng cáo phù hợp và bắt đầu dồn tiền nhiều hơn để chạy quảng cáo, hoặc có thể là nhân rộng quy mô của chiến dịch mà đang mang lại lợi nhuận tốt.

#14. Page tick xanh

Những fanpage có dấu tick xanh thường là của những người nổi tiếng, người của công chúng. Loại fanpage này có thể chạy quảng cáo khi bạn đang Live Stream. Page thường thì không làm được điều này.

15. Spent / Cắn tiền / Trừ tiền

Có thể bạn đã nghe đâu đó về thuật ngữ này rồi đúng không, Spent là “cắn tiền”, bạn có thể hiểu là khi Facebook đang dùng tiền của bạn.

Tức là sau khi quảng cáo của bạn được duyệt thì FB bắt đầu “cắn tiền”.

Nếu Facebook Ads không cắn tiền/ trừ tiền thì bạn hãy liên hệ để giải quyết tại đây !

#16. Hàng VPCS (vi phạm chính sách)

Đây là những loại hàng hóa hoặc dịch vụ vi phạm chính sách của Facebook. Ví dụ như là hàng có thương hiệu, thuốc, sản phẩm 18+, phong thủy….. xem chi tiết tại đây !

#17. ROI

ROI (tên đầy đủ là Return On Investment), đây là chỉ số lợi nhuận mà bạn đã đạt được sau chiến dịch quảng cáo.

Công thức tính ROI: ROI = (Doanh thu chi phí) / 100

Ví dụ chi phí bạn chạy quảng cáo hết 100k mà lãi 200k thì ROI sẽ là 200%, tức là lãi gấp đôi ngân sách bỏ ra.

#18. Lên Camp

Bạn có thể hiểu đây là việc set hay chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

#19. Budget / Ngân sách

Budget là ngân sách được chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo. Có 2 loại Budget là:

  • Daily Budget (Ngân sách mỗi ngày): Đây là ngân sách chạy quảng cáo trong 1 ngày.
  • Lifetime Budget (Ngân sách dài hạn): Đây là ngân sách được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

#20. Chạy Mass

Đây là kiểu chạy không target đối tượng, tức là không nhắm đến đối tượng cụ thể nào cả. Ưu điểm của kiểu chạy này là giá CPM rất rẻ.

#21. Reach / Tiếp cận

Reach là số lượt tiếp cận quảng cáo của người dùng trên Facebook. Reach thể hiện cho mức độ lan tỏa, viral của nội dung và số người đã xem quảng cáo của bạn ít nhất 1 lần.

22. Placement

Placement là vị trí mà quảng cáo hiển thị. Quảng cáo có thể xuất hiện trên news feed điện thoại máy tính, hoặc là trong Instagram, Messenger, hoặc bài viết …

#23. VPS

VPS là máy tính ảo chủ yếu được các Facebook ads thủ dùng để nuôi nick via. Ví dụ VPS của Mỹ, họ sẽ sử dụng để nuôi nick via Mỹ trên đấy.

#24. Tệp khách hàng

Để chỉ một nhóm khách hàng có một sở thích cụ thể nào đó, hoặc có chung một mối quan tâm cụ thể. Tệp khác hàng cực kỳ quan trọng trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào, kể cả là Facebook, Google hay là TikTok..

#25. Clone

Đây là những tài khoản Facebook ảo, mới tạo, được để spam, spy…

#26. Frequency / Tần suất

Frequency là số lần lặp lại quảng cáo trên một người dùng, công thức tính Impression (#27)/ Reach (#21)

#27. Impression

Impression là số  lần quảng cáo hiển thị đến người dùng (quảng cáo có thể hiển thị nhiều lần đến một người dùng).

#28. CTW

CTW (tên đầy đủ là Click To Web) là tùy chọn chiến dịch quảng cáo để tăng số lượt click về trang đích (website) của bạn.

#29. Một vài thuật ngữ về Fanpage

  • Fanpage Cổ: Fanpage được tạo từ lâu, Page càng cổ càng đắt.
  • Fanpage Kháng: Fanpage bị FB hạn chế quảng cáo, nhưng sau đó kháng về được. Nói chung Fanpage tại thời điểm hiện tại cũng giống như Via, 100% sẽ bị hạn chế, kháng về mới chạy tiếp được
  • Fanpage Profile: Fanpage dạng mới của Facebook, tương tự như trang Profile cá nhân.
  • Fanpage bao đổi tên: Fanpage mua về được bên bán bao đổi tên cho bên mua.

III. Lời Kết

Okay, trên đây là toàn bộ những thuật ngữ Facebook Ads phổ biến nhất mà bạn cần phải biết trước khi tham gia vào các chiến dịch quảng cáo trên Facebook.

Chúc các bạn có những chiến dịch quảng cáo thành công, và kiếm được nhiều trên Facebook nhé  🙂

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop