79+ câu nói hay nhất của Bác Hồ (vị lãnh tụ vĩ đại của VN)

#1. Bác Hồ !

Bác Hồ, tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau này được đổi thành Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc, là một nhà cách mạng, nhà lãnh đạo chính trị và vị tướng vĩ đại của Việt Nam.

Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam và qua đời ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội, Việt Nam.

Bác Hồ là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam và là người đứng đầu của Việt Nam trong suốt thời kỳ đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước.

Bác Hồ cũng là Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) và là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam.

Bác Hồ được người dân Việt Nam rất yêu mến, tôn sùng và gọi là “Bác” – một danh xưng thể hiện lòng kính trọng, tôn trọng sâu sắc của người dân đối với Bác, và đó cũng là biểu tượng của tình yêu thương, lòng nhân ái mà Bác luôn truyền tải đến nhân dân.

Bác Hồ là một trong những nhân vật lịch sử được tôn vinh và kính trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

#2. Những câu nói hay nhất của Bác Hồ

1) “Mình dù nghèo, ai cấm mình ăn ở sạch sẽ? Sạch sẽ là một phần của đời sống mới. Sạch sẽ thì ít đau ốm.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (1)

2) “Trẻ em như búp trên cành; biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (2)

3) “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền. Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (3)

4) “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (4)

5) “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (5)

6) “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (6)

7) “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (7)

8) “Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình…”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (8)

9) “Người có học mới có tiến bộ. Càng học càng tiến bộ.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (9)

10) “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (10)

11) “Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh, ai cũng biết chữ.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (11)

12) Điều mong muốn cuối cùng của tôi là:

“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (12)

13) “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (13)

14) “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (14)

15) “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục,… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (15)

16) “Học phải đi đôi với hành.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (16)

17) “Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (17)

18) “Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (18)

19) “Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (19)

20) “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước, hiếu với toàn dân..”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (20)

21) “Chúng ta phải nhớ rằng: Người tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở…”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (21)

22) “Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (22)

23) “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân…”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (23)

24) “Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (24)

25) “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần – Kiệm – Liêm – Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (25)

26) “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (26)

27) “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (27)

28) “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (28)

29) “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (29)

30) “Việc gì, dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước…”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (30)

31) “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (31)

32) “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (32)

33) “Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (33)

34) “Dao có mài mới sắc, vàng có thui mới trong, nước có lọc mới sạch, người có tự phê bình mới tiến bộ.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (34)

35) “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (35)

36) “Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”

nhung-cau-noi-hay-nhat-cua-bac-ho (36)

Và rất rất nhiều câu nói hay khác của Bác..

1) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”

2) “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.

3) “Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.”

4) “Trong mọi việc, thanh niên phải làm đầu tàu, xung phong gương mẫu. Thanh niên hăng hái là tốt nhưng chớ xa rời quần chúng, xa rời thì không làm được đầu tàu – đầu tàu rời toa là vô dụng. Xung phong gương mẫu là mình làm tốt và giúp đỡ cho người khác cũng làm tốt. Phải cố gắng làm gương mẫu, làm đầu tàu, không tách rời quần chúng.”

5) “Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là vì không hiểu, không biết
Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó.”

6) “Các cô, các chú cần hết sức chú ý vấn đề bảo vệ rừng. Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít, thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây dựng lại rừng phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều.”

7) “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một ngước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.”

8) “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân phải được ta đặc biệt chú ý.”

9) “Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió. Trồng cây sẽ đưa lại cho nhân dân một nguồn lợi to, lại làm cho xứ sở ta thêm tươi đẹp.”

10) “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh, nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc: là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

11) “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng.”

12) “Cách dạy trẻ: cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa. Đồng thời phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúng trở nên già cả”

13) “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con. Trách nhiệm đó rất là vẻ vang, quan trọng.”

14) “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho người.”

15) “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.”

16) “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

17) “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được sự liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí xa xỉ, thì ắt phải tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối.”

18) “Chí công vô tư là khi làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì nên đi sau, nghĩa là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Còn nữa, 5 điều Bác Hồ dạy chắc ai cũng nhớ 🙂

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Bạn ấn tượng nhất với câu nói nào của Bác Hồ vĩ đại? Hãy chia sẻ bên dưới phần comment những câu nói hay của Bác nhưng mình chưa liệt kê nhé >.<

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop