Vâng ! Mbps, MBps, MB/s và Mb/s là những đơn vị thường xuyên được dùng trên máy tính và nó lại được quan tâm nhiều hơn khi chiếc máy tính đó được kết nối với mạng Internet.
Chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với những đơn vị trên rồi đúng không, bởi vì nó được sử dụng để đo lường, kiểm tra xem tốc độ Internet nhà bạn có nhanh không? tốc độ tải file là bao nhiêu, hay tốc độ copy file trên máy tính như thế nào….vân vân và vân vân.
Nhưng mình tin chắc một điều rằng, đang có rất nhiều người đang bị nhầm lẫn giữa các đơn vị này và chưa hiểu thực sự bản chất của nó đâu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua về các đơn vị này nhé, để tránh bị nhầm lẫn những điều căn bản này nữa.
Mục Lục Nội Dung
#1. Mbps, MBps, MB/s và Mb/s khác nhau như thế nào?
Đọc thêm:
- Cáp quang đứt ! Phải làm gì để tăng tốc internet khi đứt cáp ?
- Cách kiểm tra tốc độ internet mạng VNPT, FPT, Viettel chính xác
Như các bạn thấy thì hai đơn vị này chỉ khác nhau mỗi chứ b (thường) và B (hoa) thôi, nhưng nó lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy.
Thông thường khi kiểm tra tốc độ mạng thì nhà mạng họ thường sử dụng đơn vị là Mbps (Mb/s). Còn khi bạn download, ví dụ như sử dụng phần mềm tăng tốc IDM chẳng hạn thì nó sẽ sử dụng đơn vị là MBps (MB/s) hay KBps (KB/s).
#2. So sánh MB với Mb và Mbps với MBps
- 1 MB : Có nghĩa là 1 Megabyte
- 1 Mb: Có nghĩa là 1 Megabit
- 1 MBps: Có nghĩa là Megabyte per second (hay còn gọi là 1 Megabyte trên mỗi giây)
- 1 Mbps: Có nghĩa là Megabit per second (hay còn gọi là 1 Megabit trên mỗi giây)
Mà Megabyte với Megabit thì khác nhau 1 trời 1 vực.
- 1 MB = 1024 KB (kilobite) = 2^10 KB
- 1Mb = 1024 B (byte) = 2^10 B
Ta lại có 1 Byte = 8 bit hay 1MB thì bằng 8Mb.
=> 1 MBps = 1024 Kilobytes/s = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s = 2^10 * 2^10 * 8 Bit.
Tips: Dựa vào tốc độ download của IDM mà ta có thể tính được gói mạng mà bạn đang sử dụng. Mình lấy ví dụ khi bạn download bằng IDM, tốc độ tải file là 2 MB thì có nghĩa là bạn đang sử dụng gói mạng là 2 x 8 = 16 Mbps.
Ngược lại, nếu như bạn biết bạn đang sử dụng gói mạng là bao nhiêu thì bạn cũng có thể tính được tốc độ download max là bao nhiêu. Ví dụ nhà mình sử dụng gói mạng 20 Mbps => tốc độ tối đa mà bạn có thể tải về là 20 Mbps / 8 = 2.5 MB/s.
Note: Về cách tính tốc độ download và gói mạng đang sử dụng thì tất cả chỉ là tương đối thôi các bạn nhé, tức là nó sẽ nằm trong khoảng đó hoặc gần đó chứ nó không thể chính xác 100% đâu. Nó còn phụ thuộc vào vị trí địa lý mà bạn đang ở và Server bạn test nữa.
#3. Hiểu kỹ hơn về các đơn vị đo lường trên máy tính
3.1. Bit
Bit là đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính.
3.2. Byte (b)
1 Byte
tương đương với khoảng 8 Bit
. 1 Byte có thể thể hiện 256 trạng thái của thông tin, cho ví dụ như số hoặc số kết hợp với chữ.
- 1 Byte chỉ có thể biểu diễn một ký tự.
- 10 Byte có thể tương đương với một từ.
- 100 Byte có thể tương đương với một câu có độ dài trung bình.
3.3. Kilobyte (Kb)
1 Kilobyte
xấp xỉ với khoảng 1.000 Byte
, tuy nhiên theo định nghĩa thì:
- 1 Kilobyte tương đương với 1024 Byte.
- 1 Kilobyte tương đương với một đoạn văn ngắn
- 100 Kilobyte tương đương với một trang A4.
3.4. Megabyte (MB)
1 Megabyte
xấp xỉ 1.000 Kilobyte
. Thuở sơ khai, khi máy tính mới ra đời thì 1 MB được xem là một nơi lưu trữ dữ liệu vô cùng lớn.
Nhưng ngày nay, trên một máy tính có trang bị một ổ đĩa cứng có dung lượng lên đến 500 GB hoặc 1 TB cũng là điều hết sức bình thường, chính vì thế mà 1 Megabyte chẳng có ý nghĩa gì cả.
- Một đĩa mềm kích thước 3-1/2 inch trước đây có thể lưu giữ 1.44 MB, hay tương đương với một quyển sách nhỏ.
- 100 MB có thể lưu giữ một vài quyển sách Encyclopedias (bách khoa toàn thư).
- 1 ổ đĩa CD-ROM có dung lượng 600 MB.
3.5. Gigabyte (GB)
1 Gigabyte
xấp xỉ 1.000 Megabyte
. 1 GB là một thuật ngữ phổ biến nhất hiện nay khi đề cập đến dung lượng lưu trữ trên ổ đĩa, ổ cứng, hoặc USB….
- 1 Gigabyte là một lượng dữ liệu lớn bằng gần gấp đôi lượng dữ liệu mà một đĩa CD-ROM có thể lưu trữ được.
- 1 GB bằng khoảng 1.000 lần dung lượng của một đĩa mềm 3-1/2 inch.
- 1 GB có thể lưu trữ được nội dung số lượng sách có độ dài khoảng gần 10 mét khi xếp trên giá.
- 100 GB có thể lưu trữ nội dung số lượng sách của cả một tầng thư viện.
3.6. Terabyte (TB)
1 Terabyte
xấp xỉ một nghìn tỷ (triệu triệu) byte
hay 1.000 Gigabyte
. Đơn vị này rất lớn, nhưng cũng đã rất phổ biến hiện nay rồi.
Bởi các sản phẩm số ngày càng chất lượng, ví dụ như hình ảnh ngày càng sắc nét hơn, video cũng nét hơn, toàn Full HD với 4K… nên dung lượng sẽ nặng hơn trước đây rất nhiều lần.
- 1 TB có thể lưu trữ khoảng 3,6 triệu bức ảnh có kích thước 300 Kb, hoặc video có thời lượng khoảng khoảng 300 giờ chất lượng tốt.
- 1 TB có thể lưu trữ 1.000 bản copy của cuốn sách Bách khoa toàn thư Britannica.
- 10 Terabyte có thể lưu trữ được cả một thư viện. Đó là một lượng dữ liệu vô cùng lớn.
3.7. Petabyte (PB)
1 Petabyte
xấp xỉ 1.000 Terabyte
hoặc tương đương với một triệu Gigabyte
. Rất khó để bạn và mình có thể hình dung được lượng dữ liệu mà một Petabyte có thể lưu trữ.
- 1 PB có thể lưu trữ khoảng 20 triệu tủ đựng hồ sơ loại 4 cánh chứa đầy văn bản.
- 1 PB có thể lưu trữ 500 tỉ trang văn bản in kích thước chuẩn.
Mà với lượng dữ liệu này sẽ cần phải có khoảng 500 triệu đĩa mềm để lưu trữ. Quá khủng khiếp 🙂
3.8. Exabyte (EB)
1 Exabyte
xấp xỉ 1000 Petabyte
. Nói một cách khác, 1 Petabyte xấp xỉ 1018 byte hay 1 tỉ Gigabyte. Khó có cái gì có thể so sánh được với một Extabyte.
Người ta so sánh 5 EB chứa được một lượng từ tương đương với tất cả vốn từ của toàn nhân loại.
3.9. Zettabyte (ZB)
1 Zettabyte
xấp xỉ 1.000 Extabyte
. Chưa có gì có thể so sánh được với 1 ZB, nhưng để biểu diễn nó thì sẽ cần phải sử dụng đến rất nhiều chữ số 1 và chữ số 0.
Và có lẽ chúng ta cũng chẳng bao giờ dùng tới con số này, ít nhất là đối với những người dùng phổ thông như chúng ta 😀
3.10. Yottabyte (YB)
1 Zottabyte
xấp xỉ với 1.000 Zettabyte
. Hiện tại thì chưa có gì có thể so sánh được với 1 YB cả.
3.11. Brontobyte (BB)
1 Brontobyte
xấp xỉ với 1.000 Zottabyte
. Điều duy nhất có thể nói về kích thước của 1 BB là có 27 chữ số 0 đứng sau chữ số 1 ! Dài quá nên mình viết chữ cho nhanh, chứ viết chừng ấy số 0 ra sợ các bạn sẽ bị chóng mặt ●﹏●
3.12. Geopbyte (GB)
1 Geopbyte xấp xỉ với 1.000 Brontobyte. Không biết liệu trong đời mình chúng ta có thể nhìn thấy được ổ cứng có dung lượng 1 Geopbyte không.
Bởi 1 Geopbyte tương đương với 152.676.504.600.228.322.940.124.967.031.205.376 byte! (cỡ: 152 triệu 676 nghìn 504 tỷ tỷ tỷ byte (đọc đến méo mồm luôn – có khi nhiều bạn còn không biết đọc ấy chứ ^^)).
#4. Lời kết
Như vậy là mình đã chia sẻ rất chi tiết cho các bạn về cách phân biệt MB với Mb và Mbps với MBps rồi đấy nhé.
Qua bài viết này thì mình tin là bạn cũng có thể tự tính được tốc độ download tối đa mà gói mạng nhà bạn đang sử dụng một cách rất dễ dàng.
Okey ! Hi vọng một số thủ thuật nhỏ này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com
Bài viết này rất hay.e cảm ơn ad nhiều ạ
(Y) Thấy hay thì chia sẻ lên Group Facebook của bạn đê 😀
Rất hay …
PING: 2ms, DOWNLOAD speed :7.98mbps , UPLOAD speed:7.98mbps tốc độ như vậy là nhanh hay chậm vậy ?
Bạn sử dụng gói cáp quang 8M à ? Nếu mà dùng trong gia đình thì cũng thỏa mái bạn ạ.
Toàn thấy tính sai …Hỏng bét….Đọc mà bức xúc…
Đó giờ mình vẫn hay sử dụng lung tung giữa Mbps với MBps. Giờ mình mới hiểu được ý nghĩa của 2 giá trị này và có thể áp dụng cho website cung cấp khách hàng giữa tốc độ mạng và tốc độ download dữ liệu!!!
cảm ơn bạn nhiều
A cho em hỏi. E dùng cáp quang VNPT goi 30M. E test tốc độ download là 35.76 Mbps. Upload 33.09 Mbps. Như vay có đúng gói cước nhà mạng cam kết khong anh. Cảm ơn anh.
Như vậy là đúng rồi đó bạn 😀
Ví dụ nhà mình sử dụng gói mạng 20 MB => tốc độ tối đa mà bạn có thể tải về là 20 MB / 8 = 2.5 MB/s.
chỗ này có viết nhầm ko AD, phải là gói 20Mbps=>suy ra tốc độ tối đa 20 Mb/8 =2.5 MB/s chứ nhỉ
Đúng rồi bạn phải là 20Mbps mới đúng …
Cám ơn bạn đã nhắc, mình đã fix lại rồi nhé.
Mình tham khảo trên mấy trang khác thì thấy 1Megabit = 1000bit chứ không phải là 1024bit. Tuy nhiên khi đổi từ Mbps sang MB/s thì trang nào cũng đều khẳng định là chỉ cần chia 8 là đủ. Trước kia mình cứ tưởng 1Mbps = 1000000:8:1024:1024 = 0,11 MB/s cơ !
Về cơ bản thì nó đều đúng cả, nhưng cụ thể hơn thì nó như thế này:
+ Dung lượng ảo, bộ vi xử lí (CPU, RAM…):
+ Dung lượng ổ đĩa (Disk Storage):
Do đó mới có việc USB 16GB cắm vào máy tính chỉ còn khoảng >14GB. Nhưng mình chưa nghe 1Mb (megabit) = 1024b (bit) bao giờ nên thấy tính kiểu này nó cũng khó tin (mặc dù đúng thật) !