5 phần mềm xem thông tin phần cứng máy tính Laptop và PC

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho các bạn cách xem thông tin phần cứng bằng 5 phần mềm miễn phí và chính xác nhất hiện nay.

Kiến thức của mình thì cũng rất hạn chế thôi, không được đầy đủ như trên các sách báo hướng dẫn hay kiến thức của các Pro khác..

Tuy nhiên, đây là những phần mềm mình đã sử dụng, trải nghiệm qua và thấy nó hiệu quả, hữu ích cho tất cả mọi người.

Mình sẽ chia sẻ 5 phần mềm mà mình đang rất tâm đắc, còn bạn… nếu như bạn còn biết thêm phương pháp nào khác hay ho hơn thì chia sẻ ở bên dưới bài viết này cho mọi người cùng sử dụng nhé. Thanks you !

I. Kiểm tra thông tin phần cứng không dùng phần mềm

OK, giờ chúng ta sẽ đi đến từng phương pháp một nhé, đầu tiên sẽ là phương pháp truyền thống được tích hợp sẵn trên Windows và bạn có thể kiểm tra một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tuy nhiên cách này nhiều người lại không thích bởi vì phải nhớ câu lệnh để kiểm tra và giao diện thì hơi khó nhìn đối với các newber 😀

Nó đây: 3 cách xem cấu hình máy tính không cần sử dụng phần mềm

xem-thong-tin-phan-cung-7

II. Phần mềm xem thông tin phần cứng máy tính

Giờ thì chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 phần mềm hỗ trợ xem thông tin phần cứng tốt nhất mà mình đang nói đến nhé. Dẫn đầu thì mình vẫn tin tưởng nhất thằng CPU-Z bởi giao diện đơn giản và rất đầy đủ thông tin..

#1. CPU – Z

Đây thực sự là một phần mềm rất tuyệt vời, nó hỗ trợ bạn xem rất chi tiết về thông tin cấu hình máy tính của bạn, cho phép bạn xem được:

  • Máy tính đó đang sử dụng loại Chíp (CPU) nào, tên gì và thông số ra sao?
  • Lượng tiêu thụ điện năng của Chíp, tốc độ của Chíp và cho bạn biết số nhân và số luồng.
  • Xem thông tin về Mainboard (bo mạch chủ của máy tính) ví dụ như tên hãng sản xuất, model, chipset, bios và thông tin về khe cắm card đồ họa.
  • Xem thông tin về RAM, bạn có thể xem được máy tính có bao nhiêu khe cắm Ram.
  • …. và rất nhiều thông tin khác nữa.

Ưu điểm: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, miễn phí và hỗ trợ phiên bản Portable (không cần cài đặt khi sử dụng)

Mình đã có một bài viết rất chi tiết về cách sử dụng CPU Z rồi, bạn có thể xem lại tại bài viết: Kiểm tra thông tin phần cứng với CPU Z nhé.

#2. CPUID HWMonitor

Cùng hãng sản xuất với phần mềm CPU-Z, HWMonitor cũng là một phần mềm kiểm tra thông tin phần cứng cực kỳ hiệu quả và đơn giản.

Với phần mềm này thì bạn có thể:

  • Kiểm tra nhiệt độ của CPU, điện áp, điện năng tiêu thụ và sử dụng.
  • Kiểm tra điện áp của GPU, nhiệt độ của GPU..
  • Kiểm tra nhiệt độ ổ cứng.

Nói chung nhiệm vụ chính của phần mềm HWMonitor đó là theo dõi nhiệt độ của các link kiện phần cứng quan trọng có trên máy tính của bạn.

2.1. Tải phần mềm HWMonitor mới nhất

Trang chủ: www.cpuid.com
Link tải về từ trang chủ: Tải về máy

Note: Bạn nên tải bản .ZIP để sử dụng luôn mà không cần cài đặt nhé. Sau đó giải nén ra chạy đúng phiên bản 32bit hoặc 64bit mà máy tính của bạn đang sử dụng

2.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm HWMonitor

Tips: Đối với các công cụ /phần mềm kiểm tra nhiệt độ của thiết bị máy tính thì bạn nên để máy tính hoạt động được khoảng 15 phút trở lên thì mới bắt đầu mở phần mềm ra để kiểm tra, bởi vì lúc này mới chính xác được. Chứ nếu như vừa mở máy lên sử dụng bạn đã test luôn thì không được chính xác đâu nhé.

Còn đây là thông tin về các thông số của máy tính mình sau khi sử dụng phần mềm HWMonitor. Thông số quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý tới đó là nhiệt độ của CPU, phần mình khoanh đỏ đó (hình bên dưới).

xem-thong-tin-phan-cung-3 xem-thong-tin-phan-cung-2

Nhiệt độ CPU trong khoảng 30-70 là đẹp nhất, cao hơn thì bạn nên mang đi kiểm tra ngay nhé. Nhưng mà nói chung là còn tùy thuộc vào từng trường hợp, tùy vào cấu hình máy tính và cách sử dụng của bạn. Ví dụ như:

  • Đối với những máy tính sử dụng CPU của hãng AMD thì nhiệt độ của CPU có thể sử dụng tốt ở mức 60-70C. Và nhiệt độ tối đa mà nó có thể chịu đựng được là 80-95C.
  • Còn đối với các máy tính sử dụng CPU của hãng Intel thì nhiệt độ an toàn nằm trong khoảng 50-60C. Và nhiệt độ tối đa mà nó có thể chịu đừng được là 70-80C.
  • Nhiệt độ của Mainboard thì ở khoảng 45C là tốt nhất và không nên vượt quá 60C.
  • Nhiệt độ ổ cứng thì tốt nhất trong khoảng 40-50C. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn copy, sử dụng các phần mềm nặng, nén file… nói chung là nếu như ổ cứng phải truy xuất dữ liệu liên tục thì nó có thể lên tới 65-70C. Nhiệt độ đó diễn ra trong 1 thời gian ngắn thì không vấn đề gì, nhưng nếu như liên tục như thế thì sẽ nhanh die lắm đó.

Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm các thông số khác. Tất cả chỉ mang tính tương đối thôi nhé, không thể chính xác 100% được đâu. Nếu muốn chính xác thì có khi bạn phải sắm thêm cái nhiệt kế cho nó thôi 😛

Ưu điểm: Miễn phí, dễ sử dụng và hiển thị kết quả tương đối chính xác.

#3. SpeedFan

SpeedFan cũng là một phần mềm miễn phí hỗ trợ người dùng kiểm tra nhiệt độ của các link kiện quan trọng có trong máy tính của bạn một cách nhanh chóng và đơn giản.

Bạn có thể sử dụng phần mềm này để thay đổi Front Side Bus của máy tính với tính năng Clock. Bạn hãy mở tab Clock ra và sẽ thấy một danh sách các tần số xung nhịp, tại đây thì bạn có thể dễ dàng thay đổi cấc thông số này.

Với SpeedFan bạn có thể:

  • Theo dõi, kiểm soát các thông số của Ram, khe RAM đang cắm cũng như kiểm soát được điện áp mặc định, tần số và dung lượng của RAM.
  • Theo dõi điện áp, tốc độ quạt và nhiệt độ trong máy tính.
  • Kiểm tra nhiệt độ của Chipset, ổ cứng và Mainboard.
  • Nếu như nhiệt độ của các thiết bị có trên máy tính bị thay đổi bất thường thì phần mềm sẽ tạo ra một cảnh báo cho bạn.
  • Theo dõi ổ cứng toàn diện.
  • Hỗ trợ kiểm soát các vấn đề về quạt máy tính.
  • ………………………….

3.1. Tải phần mềm SpeedFan mới nhất

Trang chủ: www.almico.com
Link bản mới nhất từ trang chủ: Tải về máy / Link từ Cnet

3.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm

Sau khi tải về thì bạn cứ nhấn Next => Next để cài đặt thôi. Giao diện chính của phần mềm sẽ như thế này, khó rõ ràng rồi đúng không 😀

xem-thong-tin-phan-cung-4

#4. Core Temp 

Đây cũng là một phần mềm khá chuyên nghiệp trong việc kiểm tra thông tin cấu hình máy tính, giao diện nhìn cũng na ná với phần mềm CPU-Z.

Nhiệm vụ chính của Core Temp đó là:

  • Theo dõi quá trình hoạt động của CPU.
  • Hiển thị chi tiết thông tin phần cứng trên máy tính bạn.
  • Hiển thị nhiệt độ của từng lõi CPU đồng thời ghi lại lịch sử nhiệt độ của CPU.
  • Cảnh báo khi nhiệt độ lên quá cao.
  • ……. vân vân và vân vân.

4.1. Download Core Temp mới nhất

Trang chủ: www.alcpu.com
Link download từ trang chủ: Tải về máy tính / Link trực tiếp

Hình ảnh khi sử dụng phần mềm Core Temp đây:

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

xem-thong-tin-phan-cung-5#5. Speccy

Cuối cùng là phần mềm Speccy của hãng phần mềm nổi tiếng Piriform. Ưu điểm của phần mềm là hỗ trợ phiên bản miễn phí, giao diện trực quan và dễ sử dụng. Nhiệm vụ chính của Speccy đó là:

  • Hiển thị thông tin chi tiết của các thiết bị phần cứng Motherboard, CPU,  RAM, NetWork…..
  • Kiểm tra nhiệt độ của máy tính tương đối chính xác.
  • Kiểm tra hiệu suất thiết bị phần cứng….

Download Speccy mới nhất

NOTE:
Link bên trên là phiên bản miễn phí, ngoài ra Speccy còn có phiên bản trả phí nữa với tính năng nổi bật hơn. Bạn có thể xem chi tiết trong liên kết này (kéo xuống cuối trang để so sánh tính năng giữa 2 phiên bản, nếu thấy phù hợp thì bạn có thể mua bản quyền để sử dụng).

xem-thong-tin-phan-cung-6

III. Lời kết

OK ! Trên đây là 5 phần mềm miễn phí giúp bạn xem thông tin phần cứng máy tính mà mình cảm thấy khá chính xác và cách sử dụng thì cũng rất đơn giản.

Bạn nên sử dụng kết hợp các phần mềm với nhau, vì không có phần mềm nào là đẩy đủ hết cả đúng không 😛

Các phần mềm này đa số là hỗ trợ phiên bản Portable nên không cần phải cài đặt khi sử dụng, đây cũng là một ưu điểm rất lớn của các phần mềm nhỏ gọn này bởi vì mình biết rất nhiều bạn ngại cài đặt nhiều phần mềm vào máy tính đúng không 😀

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Cảm ơn bác, để thử cái xem sao.Trước giờ toàn xài cpu z


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop