CDN là gì? Content Delivery Networks hoạt động như thế nào?

Có thể bạn chưa biết, chúng ta đều đã và đang tương tác với CDN hàng ngày: Ví dụ như khi đọc báo trên các trang web, mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT, xem video YouTube hoặc sử dụng mạng xã hội,…

Vậy bạn đã biết CDN là gì chưa?

Tại sao CDN lại cần thiết trong mạng lưới Internet toàn cầu?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về CDN, để xem nó hoạt động như thế nào nhé !

#1. CDN là gì?

Content Delivery Networks (viết tắt CDN / dịch ra tiếng việt là Mạng lưới phân phối nội dung) là một hệ thống các máy chủ (server) được đặt rải rác ở nhiều nơi trên thế giới, mục đích là để lưu trữ và cung cấp dữ liệu cho người dùng được nhanh hơn.

Có thể nói, CDN là một hệ thống đóng vai trò trụ cột trong việc phân phối nội dung trên Internet.

Hay các bạn có thể hiểu, CDN là nói đến một nhóm các máy chủ được đặt ở các vị trí địa lý khác nhau, chúng hoạt động cùng nhau để cung cấp nội dung một cách nhanh chóng nhất đến người truy cập.

#2. CDN hoạt động như thế nào?

Mình lấy ví dụ như thế này cho các bạn dễ hiểu:

Ví dụ như trang web của mình có máy chủ đặt ở bên Mỹ (Origine Server).

Nếu không sử dụng CDN thì người dùng khi truy cập (ở bất cứ đâu trên thế giới), đều phải lấy dữ liệu web từ server bên Mỹ này về.

cdn-la-gi (2)

Điều này sẽ không vấn đề gì nếu người truy cập vào trang web là người Mỹ, gần với vị trí đặt máy chủ trang web!

Vậy còn những người ở các quốc gia khác thì sao? Ví dụ như người dùng ở Việt Nam chẳng hạn?

Vâng, tất nhiên là bạn vẫn có thể truy cập được vào web. Tuy nhiên, tốc độ sẽ khá là chậm, vì phải load dữ liệu từ tận bên Mỹ về cơ mà, máy chủ đặt rất xa so với vị trí người truy cập.

Còn trong trường hợp mình sử dụng mạng lưới CDN thì lại khác.

Bạn có thể nhìn hình bên dưới là hiểu liền, Origine Server (máy chủ đặt trang web).

Lúc này, hệ thống các máy server trong mạng lưới CDN sẽ lấy dữ liệu từ Origine Server (các file tĩnh của trang web HTML, CSS, JS, hình ảnh, video…) và lưu trữ chúng như một bản sao.

Các máy chủ trong mạng lưới CDN sẽ được đặt ở khắp nơi trên thế giới (tùy từng dịch vụ CDN mà bạn sử dụng). Ví dụ máy chủ được đặt ở HongKong, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam….

Khi người dùng truy cập, ví dụ như người dùng ở Việt Nam thì dữ liệu sẽ được load từ máy chủ ở Việt Nam, rất gần với vị trí người truy cập, vậy nên tốc độ sẽ nhanh hơn hẳn so với việc phải load dữ liệu từ bên Mỹ về.

Trong trường hợp dịch vụ CDN đó không có máy chủ đặt ở Việt Nam thì nó sẽ load dữ liệu từ máy chủ bên Singapore, Nhật… nói chung là nó sẽ load máy chủ gần với vị trí người dùng truy cập nhất.

Vậy nên, dịch vụ CDN nào mà càng có nhiều máy chủ thì sẽ càng mạnh và tốc độ truy cập cũng sẽ được tối ưu hơn !

cdn-la-gi-1
Cách thức hoạt động của CDN

Bạn hình dung mạng lưới CDN giống như cây ATM vậy, cây ATM được đặt ở khắp nơi để người dân có thể rút tiền bất cứ chỗ nào mà họ thấy tiện và gần với họ nhất, thay vì phải ra ngân hàng để rút. Điều này sẽ giảm tải được cho ngân hàng !

Như mình có nói ở đầu bài viết, nhiều bạn không biết đến sự tồn tại của CDN, nhưng thực tế là chúng ta vẫn đang sử dụng CDN hằng ngày đấy, ví dụ như khi bạn đọc báo, lướt web, mua sắm thông qua các sàn TMĐT, xem Youtube, lướt Facebook…

CDN cho phép truyền tải nhanh các nội dung cần thiết để load nội dung của một trang web, hoặc ứng dụng…. bao gồm HTML, file Javascript, hình ảnh và Video,… đây là những thứ cấu thành nên một trang web/ ứng dụng mà bạn vẫn đang truy cập hằng ngày.

cdn-la-gi (1)

Phần lớn lưu lượng truy cập trang web đều được phục vụ thông qua mạng lưới CDN, bao gồm cả lưu lượng truy cập từ những trang web lớn như Facebook, YouTube hay Amazon…

Ngoài việc giúp phân phối nội dung nhanh hơn thì CDN còn giúp bảo vệ trang web chống lại các cuộc tấn công, chống lại các cuộc DDOS vào máy chủ đặt web/ ứng dụng.. (Origine Server), nó là một bức tường lửa để ngăn chặn các truy cập rác….

Đối với một webmaster như mình thì việc sử dụng CDN còn giúp tăng tốc độ website, bảo mật cho máy chủ gốc, giảm băng thông tiết kiệm chi phí, hỗ trợ cache web, tối ưu hóa download, hỗ trợ web chịu tải tốt hơn (nhiều người truy cập cùng một lúc)…

#3. Lời kết

Okay, sau khi đọc xong bài viết này thì mình tin chắc là bạn đã hiểu được CDN là gì, CDN có tác dụng gìCDN hoạt động như thế nào rồi đúng không?!

Ba câu hỏi trên cũng là phần nội dung chính mà mình đã chia sẻ với các bạn trong bài viết này. Hi vọng là bài viết sẽ hữu ích với bạn, đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé !

Đọc thêm:

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop