Gaming (thể thao điện tử, e-Sport) đang trở thành văn hóa trên toàn thế giới, không chỉ đơn giản là vì dịch bệnh khiến những hoạt động vui chơi ngoài trời bị hạn chế mà còn là vì những tựa game (nhất là game mobile) đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Tại triển lãm công nghệ thế giới CES 2021, Laptop và smartphone đã trở thành 2 món đồ được các hãng công nghệ chú trọng hơn rất nhiều, bằng chứng rõ nhất là việc ra mắt những mẫu máy mạnh mẽ, cùng với các công nghệ vượt trội.
Chúng ta có hãng Nvidia thống lĩnh phân khúc Laptop/ Card đồ họa cao cấp và một hãng AMD đang chuyển mình mạnh mẽ thay vì an phận với phân khúc Laptop tiêu chuẩn và tầm trung với những APU (CPU + Onboard Graphics) chất lượng.
#1. AMD Advantage Design Framework
Sau một thời gian dài để cho Nvidia tung hoành với những mẫu Card series 3000 mới, cùng với đó là những công nghệ “thần thánh” như Ray tracing hay DLSS thì “đội đỏ” – AMD đã đáp trả bằng series 6000M với Laptop GPU mới nhất.
AMD đã khẳng định lại, mình không phải là kẻ bám đuôi với những con số tiêu chuẩn mà Nvidia đặt ra khi cho ra mắt khái niệm AMD Advantage design framework.
Nói nôm na thì framework này bao gồm những công nghệ giúp Laptop đạt hiệu năng tối đa (ví dụ như công nghệ “Smart Access Memory” cho phép CPU và GPU dùng chung bộ nhớ của nhau khi cần.
Hay là công nghệ Smartshift cho phép CPU và GPU chia sẻ công việc của nhau, tránh bị “nghẽn cổ chai”), và còn đề ra những quy chuẩn/ thiết kế giúp các hãng tối ưu Laptop cho từng nhiệm vụ/ phân khúc của mình.
Nhất là dòng Laptop Gaming (nơi mà hiệu suất, nhiệt độ, tốc độ xử lý được đẩy lên rất cao) với những quy chuẩn như: Pin trâu 10 tiếng, nhiệt độ thấp – máy không quá nóng, màn hình 300+nit 144+Hz, chuẩn NVMe PCIe gen 3.0 4x lane SSD,…
#2. Radeon RX 6800M, 6700M và 6600M
Để đánh bại Nvidia RTX 3080 thì Radeon RX 6800M của AMD phải đạt được 120 FPS ở độ phân giải 1440p Max settings và AMD đã làm được điều đó thật.
Trong kết quả điểm benchmark mà AMD công bố thì hiệu năng gaming của card Radeon RX 6800M ngang ngửa và thậm chí là hơn Nvidia RTX 3080 trong các game đem ra thử nghiệm.
- Cores / Compute Units : 2560 / 40
- Game Clock : 2300 MHz
- VRAM : 12GB GDDR6
- Memory Bus : 192-bit
- Infinity Cache : 96 MB
- Power Targets : 145W+
AMD Radeon RX 6700M thì nhắm vào Nvidia RTX 3070 với hiệu năng: 100 FPS ở 1440p max settings.
- Cores / Compute Units : 2304 / 36
- Game Clock : 2300 MHz
- VRAM : 10GB GDDR6
- Memory Bus : 160-bit
- Infinity Cache : 80MB
- Power Targets : 135W
Còn AMD RX 6600M cạnh tranh với NVIDIA RTX 3060 với 100 FPS gaming 1080p Max settings.
- Cores / Compute Units : 1792 / 28
- Game Clock : 2177 MHz
- VRAM : 8GB GDDR6
- Memory Bus : 128-bit
- Infinity Cache : 32MB
- Power Targets : 100W
#3. Tổng kết
Cùng với bộ 3 Radeon RX này thì AMD còn cho ra mắt phần mềm AMD Radeon Chill cho phép bạn dễ dàng tùy biến sâu hơn vào hiệu năng của GPU, nhất là việc bạn có thể giới hạn hiệu năng, giới hạn FPS giúp Laptop có thời lượng Pin lâu nhất.
Nhưng có lẽ chúng ta cần phải đợi cộng đồng công nghệ test bộ đôi AMD/ Nvidia này trên nhiều tựa game hơn thì mới có những con số khách quan nhất được.
Dẫu vậy thì chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng (AMD RX 6000M series nói chung) và AMD RX 6800M nói riêng mạnh hơn NVIDIA RTX 3080 rất nhiều (ở vấn đề giá thành :D)
Ví dụ Laptop ASUS ROG G513 Advantage Edition với bản AMD RX 6800M sẽ rẻ hơn 500$ so với bản dùng card NVIDIA RTX 3080, với số tiền dư ra này bạn có thể mua được một con Laptop căn phòng chứ chả đùa. Gần 12 cụ đấy các bạn ạ 🙂
Kinh khủng hơn là giá thành chung của Laptop có combo CPU AMD + GPU AMD 6800M có khi còn tốt hơn cả Laptop CPU Intel + NVIDIA RTX 3070 nữa, cho nên giờ anh em chả cần lăn tăn gì nhiều, cứ “áo đỏ chứng tỏ yêu anh” thôi ^^
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com