Render Video thì cần CPU hay GPU nhiều hơn?

Để mình trả lời luôn nhé, đó là CPU !

Nói chung, để render một video thì thứ quan trọng nhất chính là CPU. Ngay cả khi render bằng GPU ngày càng phổ biến (nhất là trên các phần mềm 3D) thì việc render video vẫn ngốn CPU là chính.

Bạn có muốn biết tại sao không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé !

#1. Render video là gì?

Render video là quá trình xuất ra một file hoàn chỉnh, trong đó có chứa một khối hình ảnh liên tiếp nhau (bao gồm âm thanh, hình ảnh, clip, hiệu ứng….) sau khi được chỉnh sửa từ máy tính và công cụ hỗ trợ. Những công cụ này là các phần mềm làm video, phần mềm dựng video..

Hiện nay có 2 hình thức Render chính là Render bằng CPU và Render bằng GPU.

CPU Render là quá trình rendering mà khi đó hệ thống sẽ sử dụng CPU là chính, máy tính sẽ tận dụng tối đa các tài nguyên sẵn có (RAM, GPU, CPU, ổ cứng..) để tính toán và xử lý thông tin điểm ảnh dưới định dạng 3D cần kết xuất ra hình ảnh 2D được hiển thị trên màn hình cho người dùng.

GPU Render: Máy tính sẽ dùng khả năng xử lý thông tin đồ họa để xử lý các yếu tố liên quan đến quá trình xuất hình ảnh thiết kế 3D thành dạng 2D. Lúc này CPU được chia sẻ khối lượng công việc khổng lồ khi render file và làm nhiệm vụ điều khiển, phân công tác vụ trong quá trình Render của GPU.

#2. Render Video và Render 3D

tai-sao-render-video-dung-nhieu-den-cpu (4)

Render video có nhiều tiến trình khác so với render 3D thông thường. Để xuất ra một video có thể đọc được và đáp ứng được những thông số về độ phân giải, màu sắc, âm thanh …. thì phải bao gồm nhiều quá trình khác nhau.

Trong đó, đáng chú ý nhất là Encode, đây là quá trình chuyển dữ liệu ở dạng mã hóa với thông số nhất định sang một định dạng khác.

Có thể nói đây là một trong những tác vụ phức tạp nhất, đòi hỏi khả năng tính toán cao nên gần như chỉ có CPU là hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Nếu bạn đã từng xuất file video thì có lẽ đã nghe tới thuật ngữ H.265 hay H.264 rồi đúng không, đây là những tiêu chuẩn nén video (mã hóa video) thông dụng, ngoài ra thì còn nhiều tiêu chuẩn nén video khác nữa.

Khi render video, hầu hết những hiệu ứng 2D là do CPU đảm nhiệm, ví dụ như text, file ảnh…. Vì cơ bản là chúng được các hãng phần mềm viết để tối ưu cho CPU hơn.

Còn với những hiệu ứng 3D thì khi đó chúng ta mới thấy sự can thiệp nhiều từ GPU, nhưng với điều kiện là những hiệu ứng này và bản thân phần mềm phải hỗ trợ để GPU can thiệp vào quá trình render.

Hiện nay, có 2 phần mềm Edit Video phổ biến nhất là Abode Primeire và Davinci Resolve, nhưng lại đi theo 2 hướng khác nhau, Abode Primeire thì tối ưu tốt cho CPU, còn Davinci Resolve thì tối ưu tố cho GPU hơn.

Tuy nhiên, theo mình tìm hiểu thì đôi khi Davinci Resolve vẫn sử dụng nhiều đến CPU để xử lý các hiệu ứng. Và đặc biệt, những cài đặt node tùy chỉnh trong ứng dụng này cũng cần nhiều tới CPU.

#3. Ưu điểm và nhược điểm khi Render video bằng CPU?

tai-sao-render-video-dung-nhieu-den-cpu (3)

Như mình đã nói ở trên, quá trình encode rất phức tạp, nó đòi hỏi khả năng xử lý nhiều tập lệnh cùng lúc nên CPU luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc render video.

Mặc dù GPU rất phát triển trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa thực sự đảm đương được như những gì mà CPU đang làm.

Ít lỗi xảy ra trong quá trình render: CPU từ khi sinh ra vốn đã được giao phó cho trách nhiệm là làm những việc nặng nhọc, khó và nhiều. Vậy nên chúng có những “tố chất” để làm những công việc đó mà ít xảy ra lỗi hay trục trặc kĩ thuật – ít nhất là về phần cứng.

tai-sao-render-video-dung-nhieu-den-cpu (2)

Còn GPU vốn được làm ra để tính toán những tác vụ có sẵn, thông số có sẵn và mang tính liên tục như sử dụng hình, kết xuất hình ảnh. Hơn nữa, xét về độ bền thì GPU chưa bao giờ được đánh giá là cao hơn CPU cả. Thậm chí, trong một chiếc máy tính thì GPU được xem là thiết bị dễ chết bất đắc kì tử nhất.

CPU dễ dàng setup hơn cho những hệ thống render cỡ nhỏ, hệ thống này là những máy dual CPU Xeon. Chúng vốn được thiết kế để hoạt động liên tục 24/24 trong thời gian dài.

Còn GPU thì khác, bạn cần lựa chọn mainboard có nhiều cổng cắm card đồ họa, hơn thế nữa còn là vấn đề băng thông giữa các card với nhau. Nói chung là khá phức tạp, CPU chỉ đơn giản cắm vào bật máy và chạy mà thôi.

Nói tóm lại, ưu điểm của CPU Render là:

  • Số lượng phần mềm hỗ trợ Render nhiều hơn.
  • Render ổn định hơn, và có thể tận dụng tốt tài nguyên vốn có từ hệ thống.
  • Dễ tận dụng được máy tính có sẵn hơn.

Còn nhược điểm?

  • Như các bạn đã biết, việc nâng cấp CPU là rất đắt đỏ và phức tạp.
  • CPU chiếm dụng khối lượng tài nguyên lớn của hệ thống máy tính, và rất dễ bị đơ nếu các tài nguyên bị sử dụng hết công suốt (RAM, CPU…)

tai-sao-render-video-dung-nhieu-den-cpu (1)

#4. Ưu điểm và nhược điểm khi Render video bằng GPU?

Ưu điểm

  • Nếu xác định build một máy tính Render GPU thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn, bởi việc kết hợp nhiều GPU dễ dàng hơn (tất nhiên là khi bạn đã xác định từ trước).
  • Được đánh giá là render nhanh hơn nhiều so với CPU. Theo như nhiều review thì nếu sử dụng phần mềm hỗ trợ tốt cho việc render GPU thì cùng một mức giá bỏ ra, tốc độ Render bằng GPU nhanh gấp nhiều lần so với Render bằng CPU.
  • Tận dung được chip xử lý tích hợp sẵn trong GPU.

Còn nhược điểm là gì?

  • Vẫn còn khá ít phần mềm tối ưu cho Render GPU
  • VRAM trên GPU có dung lượng thấp.
  • GPU được hãng cập nhật driver liên tục, vậy nên sự ổn định của nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào driver.
  • Dễ gặp tình trạng  nghẽn cổ chai giữa CPU với GPU.

#5. Lời Kết

Đó là những thông tin mà bạn nên biết về CPU Render và GPU Render. Nói chung là ở thời điểm hiện tại, cụ thể là ở thị trường Việt Nam chúng ta thì CPU Render vẫn thông dụng và được hỗ trợ tốt hơn.

Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là GPU đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, thế giới đã có sự chuyển dịch lớn từ render 3D bằng CPU sang render 3D bằng GPU.

Và thực tế là gần đây, việc render video nói chúng cũng đã có sự chuyển dịch này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề về sự tối ưu phần mềm, sự hỗ trợ của các bên phát triển và tất nhiên là cả về kinh phí cũng như độ phức tạp phần cứng nữa.

Có thể trong tương lai GPU sẽ được tối ưu để encode tốt hơn. Hi vọng tới lúc đó chúng ta sẽ được chứng kiến sức mạnh thực sự của chúng là như thế nào.

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop