5 nguyên nhân khiến máy tính có FPS thấp, chơi game giật lag

Khi bạn đã tự xây dựng (build) cho mình được một cấu hình máy tính ưng ý, có đầy đủ linh kiện và hoạt động được ok rồi.

Thậm chí, bạn còn cẩn thận test full công suất như CPU hay VGA nhưng khi chơi game thì máy tính lại bị hiện tượng giật lag do FPS thấp, hay bị drop FPS. Vậy nguyên nhân do đâu?

Dành cho bạn nào đang lơ tơ mơ về khái niệm FPS: Vâng, FPS (Frames Per Second) là một thông số cho bạn biết rằng số lượng khung hình sẽ được xuất hiện mỗi giây trong game hoặc video… FPS càng cao thì hình ảnh hiển thị càng mượt.

nguyen-nhan-khien-fps-thap (3)

NOTE: Trước khi nói đến những yếu tố khách quan khác thì bạn nên biết rằng, để FPS cao thì máy tính phải có điều kiện cần sau:

  1. Màn hình hỗ trợ tần số quét cao.
  2. CPU (vi xử lý) phải mạnh để cung cấp các hướng dẫn game quan trọng (bao gồm AI, cơ chế vật lý, logic game, dữ liệu kết xuất)
  3. CPU (card màn hình) cũng phải đủ mạnh để thực hiện các hướng dẫn này một cách nhanh chóng và tạo ra đồ họa và hiển thị trên màn hình.

=> Mình đã nói khá kỹ trong bài viết về tần số quét màn hình rồi. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin liên quan đến FPS thì bạn hãy đọc lại bài viết đó ha.

#1. Jack cắm giữa màn hình và VGA

Thông thường, để kết nối giữa card màn hình và màn hình máy tính thì chúng ta sẽ sử dụng cáp kết nối và tùy thuộc vào chuẩn kết nối nào mà có các loại dây cáp phù hợp, tương thích giữa màn hình và card rời.

Hiện nay, thông dụng nhất vẫn là các chuẩn kết nối như VGA, HDMI, DVI và Displayport. Mỗi chuẩn kết nối có độ phổ biến và khả năng khác nhau.

Tuy nhiên lại có những trường hợp phát sinh như sau: Màn hình có chuẩn VGA nhưng không có HDMI hay DVI (hoặc ngược lại), khi đó, người dùng buộc phải sử dụng một bộ chuyển đổi từ HDMI hay DVI sang chuẩn VGA (HDMI to VGA hay DVI to VGA).

nguyen-nhan-khien-fps-thap (1)

Đây chính là vấn đề, bởi trên thực tế, không phải là chỉ chuyển dây cắm mà ở đây là chuyển cả cách thức giao tiếp dữ liệu sang chuẩn khác.

Vì vậy nó cần một chip xử lý để làm việc này, đối với những bộ chuyển đổi xịn xò, chính hãng (có giá khá đắt) thì sẽ không có quá nhiều vấn đề.

Nhưng với những bộ chuyển “vô danh tiểu tốt” chỉ có giá 100 nghìn đổ xuống thì sẽ không đảm bảo việc card rời phát huy đúng khả năng của nó và vô tình khiến FPS thấp hoặc bị drop liên tục.

Vậy nên, một kinh nghiệm cua máy tính là hãy để ý một chút để mua cho đồng bộ, càng hạn chế các khớp nối, các jack cắm…. thì máy tính càng ít khả năng gặp lỗi hơn.

#2. CPU không giao tiếp tốt với GPU

Với máy tính chơi game thì nhiều người hay nói là chỉ nên tập trung vào card rời, tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng card rời chỉ có khả năng xử lý hình ảnh.

Còn các thao tác lệnh, các lệnh logic trong game, như hiệu ứng khói, bụi….. là do CPU xử lý. Hơn nữa những dữ liệu mà GPU nhận được đều phải qua CPU điều phối trước.

nguyen-nhan-khien-fps-thap (2)

Bỏ qua vấn đề nghẽn cổ chai tức là CPU quá yếu để gánh chiếc card rời và game để cùng xử lý.

Đôi khi vấn đề này đến từ một số CPU hay Mainboard tạm gọi là lỗi nhẹ, khiến bản thân chúng giao tiếp với nhau không được tốt, nên dẫn đến vấn đề chơi game không được mượt.

Thông thường, cập nhật/ nâng cấp BIOS hay Driver chipset là những điều khả dĩ nhất mà chúng ta có thể làm vào lúc này.

Theo kinh nghiệm của cá nhân mình thì đây cũng chính là nguyên nhân mà rất nhiều anh em gặp phải, máy cấu hình mạnh nhưng chơi game vẫn lag.

#3. Không đủ điện, bộ nguồn yếu

Đây là một nguyên nhân mà không nhiều bạn nhận ra, hay thậm chí là xem thường. Lý do là vì khi bạn test full load, trên thực tế rất ít người để ý đến điện năng tiêu thụ, số oát từng linh kiện.

Hoặc có thể đơn giản là vì chúng ta không có được thông số kỹ thuật của từng linh kiện. Hay nói cho dễ hiểu hơn là bạn không biết được ý nghĩa về thông số điện năng khi kiểm tra full load.

Vấn đề này rõ ràng đến từ hệ thống nguồn rồi, còn một lý do nữa đó là dàn VRM cung cấp điện năng cho linh kiện nữa. Tuy nhiên, khả năng dàn VRM lỗi là rất thấp, mà phần lớn là đến từ bộ nguồn của máy tính.

Nhiều bạn nhầm lẫn nguồn bao nhiêu oát là được bấy nhiêu, trên thực tế mỗi bộ nguồn đều có cái gọi là công suất hiệu dụng (công suất thực) và công suất danh định (công suất ghi trên sản phẩm).

Cái chúng ta cần quan tâm nhất chính là công suất thực, thông thường bạn nên lên mạng tìm hiểu về thông tin bộ nguồn của mình hay một số nguồn có ghi công suất thực tế trực tiếp trên bao bì.

Nói chung là cứ phải tìm mua bộ nguồn hãng tốt tốt một chút, và trừ hao đi. Mình sẽ không bàn sâu quá về vấn đề này, bạn có thể tham khảo 3 bài viết sau đây để hiểu hơn về bộ nguồn và cách chọn được bộ nguồn chất lượng nhé:

nguyen-nhan-khien-fps-thap (4)

#4. Lỗi phần mềm

Để một chiếc máy tính hoạt động được thì cần phải có sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm, một bộ máy tính có cấu hình phần cứng rất khủng nhưng có vấn đề về phần mềm thì cũng không vứt, việc chơi game của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Phần mềm rất quan trọng và bạn nên dành sự quan tâm nhất đó, nhất là hệ điều hành Windows. Một bản Win sạch sẽ, không có ứng dụng độc hại không mong muốn sẽ đảm bảo hiệu năng tốt cho máy.

Sau đó, bạn mới dành sự quan tâm cho các phần mềm mà bạn cài trên máy không thuộc hệ thống Windows (hay nói cách khác là phần mềm bên thứ 3 đó). Bởi đôi lúc những phần này không tương thích với nhau, gây ra hiện tượng xung đột phần mềm.

=> Chúng khiến cho máy tính ngốn Ram hơn, CPU chạy xung không ổn định……..

#5. Phần cứng máy tính yếu

Nhiều người than phiền rằng mặc dù máy tính của họ có cấu hình tương đối mạnh nhưng FPS lại rất thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm chơi game, gây ra tình trạng giật lag, giật hình.. hình ảnh hiển thị không được mượt..

Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng FPS thấp khi chơi game đó là:

  • Card màn hình của máy yếu.
  • Driver (Trình điều khiến card màn hình) đã cũ hoặc đã bị lỗi (xem cách nâng cấp driver card màn hình).
  • CPU lỗi thời và tựa game bạn đang chơi không hỗ trợ tốt cho CPU đó.
  • Thiếu RAM, dung lượng RAM thấp, chơi game nặng thì bạn nên trang bị RAM ít nhất 16GB nhé.

Nói chung, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng FPS thấp thường là do phần cứng không đáp ứng được là nhiều, tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp FPS thấp do hệ điều hành đang bị lỗi gì đó.

Vậy nên, bạn hãy dựa vào những yếu tố bên trên để xác định xem máy tính của bạn bị như vậy là do đâu nhé !

Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !

#6. Lời Kết

Vâng, 5 nguyên nhân bên trên là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng máy tính có FPS thấp và chơi game bị giật lag. Hi vọng là bài viết này sẽ giúp bạn sớm tìm ra “thủ phạm” và cũng đừng quên chia sẻ những kinh nghiệm của bạn liên quan đến vấn đề này ha.

Chúc các bạn thành công, comment bên dưới ý kiến của bạn nhé >.<

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop