ASUS với TUF và ROG là một thế lực chiếm lĩnh thị trường gaming, điều này không có gì phải bàn cãi.
Bởi việc làm ra những sản phẩm chất lượng đi kèm với những chương trình marketing được đầu tư bài bản thì thương hiệu ASUS từ lâu đã làm rất tốt, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều khách hàng (đặc biết là nhóm khách hàng gaming).
Hãng công nghệ đến từ Đài Loan với tôn chỉ phát triển là mỗi sản phẩm làm ra, ngoài việc đảm bảo các công năng thiết yếu, còn phải có phong cách, cũng như trải nghiệm riêng cho người dùng nữa.
Do đó ASUS luôn sẵn sàng thử nghiệm và thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Năm 2021 vừa qua là năm vàng của thị trường gaming với các giải đấu E-sport đỉnh cao và những tựa game đình đám như: PUBG, Fortnite, Apex Legends, LMHT, DOTA2, CS:GO,…
Mục Lục Nội Dung
#1. Thành công vang dội của thương hiệu ROG
Republic of Gamers ra đời năm 2006, là con át chủ bài của ASUS để đánh vào thị trường gaming cao cấp với tổng doanh thu thị trường ước tính tỷ đô.
Ở phân khúc này, khách hàng sẵn sàng chi mạnh tay để sở hữu đồ chơi đúng “guu”, nhưng phải nói rằng số lượng khách hàng khá hạn chế so với phân khúc trung cấp, trong khi ngày càng nhiều ông lớn nhảy vào: MSI, Logitech, Razer, Corsair,…
Cũng may là nhờ lịch sử phát triển lâu đời (đã trên 14 năm tồn tại và phát triển) nên ROG giờ đã có cho mình một hệ sinh thái Gaming hoàn chỉnh với: Mainboard, GPU, Laptop Gaming, Monitor, bàn phím, chuột, tai nghe, và vô vàn phụ kiện cho anh em game thủ.
Một khi người chơi đã dùng đồ ROG thì đa phần sẽ gắn bó với nó lâu dài, ROG luôn được xem như là chuẩn mực để so sánh với các sản phẩm khác.
Theo một báo cáo của hãng WitsView thì năm 2018, hơn 5 triệu màn hình Gaming có tần số >100Hz được bán ra, trong đó ASUS luôn dẫn đầu thị phần với XG Series và PG Series.
#2. Màn hình TUF và thị trường phân khúc “tầm trung”
Phải thừa nhận rằng ở phân khúc này thì việc phải cân đối giữa công nghệ và doanh thu luôn khiến các nhà sản xuất đau đầu. Lạ thay là những người có túi tiền hạn chế thường đòi hỏi rất nhiều, nhu cầu rất đa dạng.
Chắc chắn các hãng sẽ nhận được lợi nhuận ít hơn nhiều so với phân khúc cao cấp, nhưng ASUS đã nhìn ra vấn đề, với tôn chỉ hoạt động là luôn phải cho ra sản phẩm chất lượng nhất dù ở mức giá thế nào.
Bởi ở phân khúc nào thì người dùng cũng quan trọng như nhau cả, ai biết được một game thủ dùng thử một sản phẩm tầm trung/ hoặc giá rẻ của hãng, thấy chất lượng tốt thì sẽ chi tiền mua sản phẩm xịn hơn, thậm chí là giới thiệu đến cộng đồng nữa.
Với kinh nghiệm dồi dào đối với dòng ROG trước đó thì ASUS dễ dàng đem những tinh hoa công nghệ, cũng như thiết kế của ROG (nhưng ở một hàm lượng thấp hơn) lên màn hình TUF của họ, khiến giá thành giảm đi đáng kể nhưng chất lượng có thể nói là làm hài lòng người dùng.
#3. Bonus: Những mẫu màn hình TUF tiêu biểu
Mời bạn tham khảo các mẫu thực tế:
- ASUS – 27″ IPS WLED FHD Gaming Monitor | VG279QMY ~399$
- ASUS – TUF Gaming VG259QMY 280Hz 24.5” Fast IPS LCD FHD 1ms G-SYNC | VG259QMY ~329$
- ASUS – TUF VG27AQ1A Widescreen Gaming LCD Monitor ~429$
- ASUS – 31.5″ WLED 2560 x 1440 165Hz Curved (DisplayPort, HDMI) | VG32VQR ~449$
- Asus TUF Gaming VG27BQ 0″ 2560×1440 165 Hz ~369$
Những model này có giá mềm hẳn so với các dòng ROG nhưng lại sở hữu những tính năng cao cấp như:
- Tần số quét cao: VG32VQ ~144Hz; VG27BQ, VG27AQ max là 165Hz; 280Hz “khủng bố” cho VG279QM, VG259QM.
- Độ phản hồi cao: 1ms GTG đối với 2 màn hình IPS: VG279QM và VG259QM; đối với VG27BQ thì đạt 0,5ms.
- Các công nghệ: Tương thích với cả G-Sync, FreeSync; đặc biệt là còn có thêm ELMB SYNC độc quyền của ASUS.
Công nghệ này kết hợp Adaptive-sync và Extreme Low Motion Blur nên cho ra những cảnh chuyển động tốc độ cao mượt mà, sắc nét, không hề xé hình.
- Thiết kế Egronomic: Phần chân đế, trụ đỡ, khớp nối linh hoạt giúp người dùng có thể tuỳ chỉnh góc, độ cao, độ nghiêng màn hình.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc anh em sớm ring được mẫu mà bạn thích về nhé 🙂
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com