2019 có vẻ là năm với nhiều đột phá trong ngành công nghiệp game, khi mà các ông lớn như Google, Apple, Sony và Miccrosoft cùng bước chân vào để phát triển những công nghệ mới của mình.
Và đáng nói nhất năm nay có lẽ là Google Stadia, một công nghệ chơi game mới với hi vọng thay đổi cách chơi game của người dùng.
Google Stadia thì đã được ra mắt, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề để nói. Những vấn đề đó là gì? Mời anh em hãy cùng mình xem lại trong bài viết này nhé !
Đọc thêm:
- Apple liệu có thay đổi được ngành công nghiệp Game không?
- Apple Arcade: Giải pháp của Apple cho bài toán Gaming Phone
#1. Google Stadia là gì?
Mình đã từng nói với các bạn một vài lần về Google Stadia rồi nhỉ.
Về cơ bản, Google sẽ cho bạn một dung lượng lưu trữ đám mây riêng, để bạn lựa chọn game và lưu trên đó, và khi chơi game, máy chủ của Stadia sẽ giúp bạn xử lí dữ liệu trên đám mây và thứ duy nhất gửi về máy bạn là hình ảnh và âm thanh.
Tuy nhiên, bạn sẽ cần mua thêm một Gamepad từ Google để có thể chơi game một cách tốt nhất !
Tức là máy bạn sẽ không cần trực tiếp xử lí đồ họa của tựa game bạn yêu cầu, mà Google Stadia sẽ làm điều đó cho bạn. Máy của bạn chỉ cần đưa thông tin về thao tác game của bạn lên đám mây và Google Stadia sẽ xử lí các thao tác đó, đồng thời tải hình ảnh và âm thanh về để phát lại cho bạn, giống như xem phim trực tuyến vậy.
Nghe thôi chắc các bạn cũng đã biết những điểm tích cực mà công nghệ này có thể mang lại rồi nhỉ? Bạn có thể chơi những tựa game cực khủng mà không cần cấu hình khủng, chơi các tựa game PC hay Cosole với một chiếc điện thoại, trải nghiệm chất lượng đồ họa khủng,… chỉ cần một kết nối mạng ổn định.
#2. Điểm chưa hoàn thiện của Google Stadia
Đầu tiên: Vấn đề về kết nối !
Gooogle Stadia đã nói rằng người dùng có thể truy cập và chơi game trên bất cứ kết nối Internet nào. Tuy nhiên người dùng lại không thể kết nối với Stadia trên nền tảng mạng di động.
Tức là bạn vẫn phải có wifi hay cáp quang ổn định để chơi game. Đây là điểm làm cho Stadia mất đi sự thuận tiện được kì vọng từ trước.
Tốc độ mạng cần để chơi game một cách tốt nhất ở 4K HDR và âm thanh vòm 5.1 là 100Mbps, gấp 3 lần mức khuyến nghị của Google. Tốc độ mạng này ở Việt Nam như ở thời điểm hiện tại là khá khó kiếm.
Thứ 2: Vẫn phải mua game
Google Stadia sẽ cung cấp cho bạn một tựa game có sẵn duy nhất là Destiny 2. Người dùng vẫn phải mua các tựa game khác như Dragon Ball Xenoverse 2, Mortal Kombat 11, Assasin Creed Odyssey,… với mức giá ngang thị trường.
Thứ 3: Trải nghiệm không tốt
Tuy máy của bạn chỉ cần tải và hiển thị âm thanh, hình ảnh, tuy nhiên hiện tượng giật, lag và âm lệch hình xảy ra khá nhiều và thường xuyên.
Độ trễ thao tác game là có, tuy nhiên có thể gọi là tạm được. Sự giật lag hay delay xảy ra ở mọi máy, với mọi cấu hình và kết nối Internet.
Cuối cùng: Ngốn mạng cực mạnh
Điều này đồng nghĩa với việc Google Stadia sẽ khó khả thi trên nền tảng mạng di động. Theo tính toán, kết nối để có thể chơi tốt nhất với độ phân giải 4K, có HDR, 60fps và có âm thanh vòm 5.1 được Stadia khuyến nghị là 35Mbps, có nghĩa là bạn có thể mất tới vài chục GB dung lượng mạng cho 1 giờ chơi game.
Nếu tính theo giá cước 4G hiện nay, bạn có thể mất tới cả trăm nghìn đồng cho 1 giờ chơi game. Đương nhiên là giá cước 5G sẽ rẻ hơn, tuy nhiên nó vẫn sẽ là đắt nếu chỉ để chơi game !
=> Tuy nhiên, nói gì thì nói chúng ta vẫn cần thời gian để Google hoàn thiện hơn cho dịch vụ này. Vì dù sao đây cũng là một dịch vụ mới được ra mắt phải không nào 😀
#3. Kết luận
Đây là một công nghệ sẽ ảnh hưởng đến doanh số Console hay thậm chí là cả phần cứng của máy tính, và tất nhiên đây là điều mà các hãng như Microsoft, Nintendo hay Sony đều không hề muốn.
Tuy nhiên, như hình vừa trình bày với các bạn là Google Stadia vẫn chưa hoàn thiện. Google Stadia sẽ là đối thủ với Apple Arcade, nhưng có vẻ trên kèo hơn vì chất lượng chơi game của Stadia hứa hẹn sẽ vượt xa của Apple.
Các bạn thấy sao về Google Stadia? Hãy để lại comment ý kiến của bạn ở phía bên dưới nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com