Thị trường chip xử lý đang trong giai đoạn cực kì khó khăn, khi mà nhu cầu tăng cao nhưng nguồn cung thì vẫn chưa thể đáp ứng được.
Hiện nay, gần như mọi thiết bị dân dụng đều có chip xử lý bên trong để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn và thông minh hơn. Vậy nên nhu cầu cần đến chíp xử lý tăng mạnh cũng là điều không quá khó hiểu..
Người đời thường có câu “hãy biến thách thức thành cơ hội” – “khó khăn của người này sẽ là cơ hội cho người khác”.., và theo nhiều người thì đây là khoảng thời gian đầy tiềm năng để Việt Nam bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất chip => tiến tới biến nó thành một ngành sản xuất mũi nhọn.
Đọc thêm:
- So sánh chip Exynos và Snapdragon: Chip nào tốt hơn?
- Vì sao nguồn cung Chip trên toàn cầu lại thiếu hụt như vậy?
- Những chiếc smartphone không nên mua vì có Chip nóng !
Nhưng nói không ngoa, chúng ta đã đi sau thế giới cả thế kỷ về ngành công nghệ cao này, vậy thì liệu có cơ hội nào dành cho chúng ta hay không?
Mục Lục Nội Dung
#1. Bạn hiểu Chip là gì?
Điều mà nhiều người lầm tưởng nhất đó là – chip chỉ là CPU, nhưng thực ra chip cũng ám chỉ cho các CỤM XỬ LÝ với nhiệm vụ chuyên biệt nằm trên cùng một cụm.
Điều đó có nghĩa là, khi nói tới sản xuất chip thì ngoài CPU ra, chúng ta còn có chip xử lý tín hiệu, chip xử lý âm thanh, chip cảm biến, chip analog….
Có thể nói, chip xử lý có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử và nó có mặt gần như là tất cả trên các thiết bị từ gia dụng cho tới thiết bị chuyên dụng. Nên túm lại là thị trường này vô cùng rộng lớn.
#2. Thiết kế và sản xuất CHIP
Để cho ra đời một con chip bất kì thì hai công đoạn quan trọng lớn nhất đó là: thiết kế và sản xuất. Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đi vào chi tiết 2 công đoạn này nhé:
2.1. Thiết kế
Có thể hiểu đơn giản, việc thiết kế chip giống như việc bạn vẽ thiết kế ngôi nhà hay phác thảo ý tưởng cho một bức tranh vậy.
Nó là bước đi đầu tiên để cho ra một con chip, bản thiết kế chip sẽ cho ta biết thứ tự sắp xếp linh kiện bên trong chip, cấu tạo bên trong chip, nguyên lý hoạt động của chip….
Cũng giống như việc vẽ thiết kế ngôi nhà, thiết kế chip cũng cần những phần mềm chuyên dụng và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao để sử dụng.
Phần mềm chuyên dụng này cũng sẽ cho ta biết thiết kế này có khả thi hay không nhờ vào khả năng “chạy thử” trên phần mềm, hiện nay những phần mềm này đều do công ty Mỹ nắm chủ chốt.
2.2. Sản xuất
Khi bản thiết kế được hoàn thiện rồi thì đến công đoạn sản xuất, nhìn chung hiện nay việc sản xuất chip là dựa trên việc khắc các bóng bán dẫn lên một miếng silicon.
Cái này thì lại có nhiều công nghệ khác nhau nên trong phạm vi bài viết hôm nay, chúng ta chỉ cần biết đơn giản như vậy thôi nhé.
Các công nghệ khắc bóng bán dẫn này luôn là sự chạy đua của những cường quốc như Mỹ, Hàn hay Trung và nó quan trọng tới mức có thể ảnh hưởng tới cả các vấn đề quốc gia, chính trị….
Hiện nay chúng ta đã quá quen với cụm từ 12nm, 7nm, 5nm… đây là những khái niệm ám chỉ công nghệ mà con chip đang được áp dụng, con số càng nhỏ thì công nghệ khắc càng tân tiến.
Để hiểu thêm rõ ràng hơn thì bạn hãy đọc bài viết này nhé, đảm bảo bạn sẽ hiểu ngay: Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của tiến trình 7nm, 10nm… trên CPU
#3. Việt Nam liệu đã làm được hai thứ quan trọng nêu trên chưa?
Theo cá nhân mình, Việt Nam chúng ta nếu muốn thực sự làm chủ được cả hai công đoạn bên trên (nếu mọi thứ thuận lợi) thì ít nhất chúng ta cũng phải mất 15 cho tới 20 năm nữa mới nắm vững được chúng.
Các quốc gia như Mỹ hay Hàn và Nhật mất gần trăm năm để đi lên từ con số không, từ lý thuyết trên giấy để đến với máy móc thực tế và mới có được thành quả như ngày hôm nay.
Đây quả thực là điều không hề dễ dàng, đơn cử như anh bạn láng giềng Trung Quốc, họ đã phát triển hơn chúng ta biết bao nhiêu nhưng ở ngành này thì họ cũng đang tụt hậu hơn so với các nước khác phát triển rất nhiều.
Và dự đoán là họ cũng mất một khoản thời gian tương tự để làm chủ công nghệ, đó là khi nhà nước chi hàng tỷ đô rồi đấy nhé !
Nhưng cũng đừng quá buồn, nếu chúng ta không làm được hết cả 2 công đoạn trên thì ta chỉ làm một thôi cũng được !
Thực tế, trên thế giới không ít các công ty không trực tiếp sản xuất chip nhưng tên tuổi và sự ảnh hưởng của họ lại tới từ việc thiết kế chip, và cái tên ARM là một ví dụ rõ ràng nhất.
ARM là một công ty thiết kế chip trên nền tảng di động điển hình, họ không cần sản xuất mà chỉ cần thiết kế và tối ưu nâng cấp qua từng năm.
Sau đó, họ bán chúng cho những bên cần để họ tự sản xuất ra chip, con chip di động lừng danh đó là Snapdragon hay Exynoss đều là do ARM thiết kế ra cả.
Thì với năng lực của Việt Nam hiện tại, chúng ta gần như là không thể tự thiết kế ra những con chip như ARM đã làm.
Nhưng như mình đã nói ở trên, chip xử lý không chỉ có CPU, mà còn hàng tá các loại chip khác nữa, chúng ta có thể làm những con chip trên các thiết bị đơn giản hơn, mà không yêu cầu mức độ phức tạp cao..
Và chúng ta cũng đã sớm thực hiện chúng từ những năm 2015, những cái tên như VN8-01
hay SG8V1
là những con chip do các kỹ sư Việt thiết kế và chúng áp dụng trong các hệ thống dân dụng.
Có thể kết luận lại rằng, để làm ra một con chip không phải là chuyện đơn giản, chúng ta đi sau các nước phát triển rất lâu (ngoài vấn đề về trình độ thì còn là vấn đề về chính trị) nên chắc chắn chúng ta sẽ cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều nếu muốn vươn tầm như các quốc gia hàng đầu.
Nhưng không phải là không có cơ hội, không cần quá cao sang, chỉ cần là những con chip dân dụng để phục vụ cho các hệ thống không quá phức tạp… thị trường đó cũng là đủ để chúng ta khởi nghiệp rồi.
Hi vọng rằng, trong 15 cho tới 20 năm tới đây (năm nay là 2021), chúng ta sẽ được đón nhận những con chip 100% Việt Nam từ thiết kế cho tới sản xuất. Lúc đó chúng ta mới tự chủ được công nghệ một cách thực sự !
Okay, khi vọng là những góc nhìn trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Còn bạn thì sao, bạn nghĩ gì về việc Việt Nam sẽ tự chủ trong việc sản xuất chip?
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com