Tại sao các hãng smartphone thường có các công ty con?

Công ty con, hay thương hiệu con là những cụm từ có lẽ không còn xa lạ gì đối với những người quan tâm nhiều tới thị trường điện thoại smartphone nói riêng, hay phần lớn các doanh nghiệp nói chung.

Vậy công ty con là gì? Tại sao các OEM Trung Quốc thường có thêm các công ty con? và tại sao các hãng lớn như Samsung, Apple hay Sony lại không có công ty con như nhiều hãng khác?

Nếu bạn đang muốn biết câu trả lời thì mời các bạn hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn ở trong bài viết này nhé !

#1. Công ty con là gì?

Công ty con, hay còn gọi là công ty lép vốn (tên tiếng Anh: Subsidiary Company) là thuật ngữ chỉ những công ty chịu sự quản lý và chi phối bởi một công ty mẹ hay công ty holding.

Thuật ngữ lép vốn có thể dùng cho một công ty, một tập đoàn, hay là một công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Các công ty con là các pháp nhân riêng biệt, riêng biệt cho các mục đích về thuế, riêng biệt về các quy định và cả về trách nhiệm pháp lý.

Vậy nên, họ khác với các bộ phận, là các doanh nghiệp được tích hợp hoàn toàn trong công ty chính, và không khác biệt về mặt pháp lý hoặc khác biệt với nó.

Nói cách khác, một công ty con có thể khởi kiện và bị kiện riêng, và nó không liên quan gì với công ty mẹ. Cũng có nghĩa là, nghĩa vụ của công ty con thường không phải là nghĩa vụ của công ty mẹ.

…theo Wikipedia, bạn có thể đọc thêm tại đây !

Có thể nói, công ty con có quy mô nhỏ hơn công ty mẹ, nó chịu sự điều khiển của công ty mẹ, hoạt động trong cùng lĩnh vực với công ty mẹ, nhưng có trách nhiệm pháp lí riêng với công ty mẹ.

Công ty con có thể do công ty mẹ thành lập hoặc do công ty mẹ mua và chiếm phần đa cổ phần.

Ví dụ như, OPPO thành lập công ty con Realme, và Lenovo mua lại Motorola… đều là những mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.

Công ty con có thể hoạt động giống y như công ty mẹ, hoặc hoạt động như một phần trong dòng sản phẩm của công ty mẹ, tiêu biểu là Apple iPhone và Beats.

Một số công ty con tiêu biểu trong ngành công nghiệp smartphone đó là:

  • Xiaomi có Redmi, Poco
  • Huawei có Honor
  • Vivo có iQOO
  • Oppo có Realme
  • Lenovo có Motorola

=> Toàn của Trung Quốc, nhỉ?

tai-sao-cac-hang-smartphone-lai-co-cong-ty-con (1)

#2. Tại sao các hãng smartphong thường có công ty con?

Một trong những lí do của việc sở hữu thương hiệu con của các hãng smartphone mà chúng ta có thể nhìn ra ngay được đó là, nó nhắm vào các thị trường khác nhau và nhắm vào nhiều phân khúc khác nhau. Đó là cách mà Xiaomi đang làm !

Pocophone và Realme, thực ra đây là 2 thương hiệu được Xiaomi và Oppo ra mắt với mục đích ban đầu là để tham gia vào thị trường smartphone Ấn Độ, một thị trường “ưa cấu hình” và “giá rẻ” bậc nhất.

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Bất kì hãng nào cũng không muốn bỏ lỡ thị trường đầy tiềm năng như thế này.

Vậy nên, thứ họ cần làm để có thể xâm nhập vào được “thị trường nhà người ta” là phải mềm mỏng, phải chiều lòng người dùng, phải đánh đúng tâm lý… Ấn Độ là một thị trường hiếm hoi mà nhà Táo đã thất thủ !

Lí do thứ 2 đó là: Mở rộng thị phần và đối tượng người dùng.

Xiaomi dù có những chiếc máy rất chất lượng đến từ công ty mẹ, nhưng mức giá flagship killer mà những chiếc Xiaomi Mi đưa ra lại nằm ngoài mức giá mà người dùng sẵn sàng chi ra cho một chiếc máy không phải của thương hiệu Apple hay Samsung.

Vì vậy Redmi ra đời để thế chân vào thương hiệu giá rẻ mà công ty mẹ Xiaomi để lại. Còn Xiaomi sẽ sản xuất những chiếc máy cao cấp hơn, những sản phẩm cao cấp để tăng giá trị của họ trong mắt người dùng.

Redmi Note, từng chiếc một, trở thành mẫu smartphone quốc dân của thị trường nước ta cho tới khi Samsung trở lại phân khúc này, điều này cho thấy đây là một hướng đi sáng suốt và khả năng nắm bắt thị trường rất tốt từ Xiaomi. 

Còn ở thời điểm hiện tại, Xiaomi đang có gắng hoàn thiện các sản phẩm của mình để nâng cao giá trị thương hiệu, trong khi đó, Redmi đã hoạt động độc lập và thế chân vào thị phần công ty mẹ bỏ lại lúc trước.

Thứ 3 nữa là: Tránh rủi ro pháp lí. Có thể là vấn đề thuế, vấn đề về bản quyền, hoặc đứng ngoài để tránh bị ăn đạn lạc giống như Huawei.

Huawei bị cấm sử dụng Google Service (các dịch vụ của Google) do chiến tranh kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Nhưng khá may mắn là công ty con Honor của họ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này. Thế mới thấy tầm quan trọng của công ty con.

Thứ 4 là để tạo một ấn tượng khác về thương hiệu. Dù là các công ty con mang xuất xứ Made in China, nhưng các hãng vẫn đặt cho nó những cái tên nghe rất là “tây lông” như: Redmi, Realme, Oneplus, ROG, Honor,….

Sự thực là không có quá nhiều người biết về việc những chiếc máy mà họ đang dùng là của những thương hiệu công ty con đến từ Trung Quốc, thậm chí nhiều người còn nghĩ nó là hàng châu Âu nữa.

Như vậy chúng ta có thể thấy, trừ những hãng có ít tiềm lực về kinh tế, còn lại hầu như mỗi hãng đều có cho mình một hoặc một vài thương hiệu con.

tai-sao-cac-hang-smartphone-lai-co-cong-ty-con (2)

#3. Còn những hãng lớn khác thì sao? tại sao họ không thành lập công ty con?

Tại sao những ông trùm về giải trí và phần cứng như Apple, Samsung hay Sony lại không có các thương hiệu con?

Với Apple, thiết bị của họ được người dùng định giá ở mức khá cao. Đây là chủ đích của Apple và họ không có nhu cầu nhắm tới phân khúc thấp hơn, vì như vậy sẽ làm phổ thông hóa sản phẩm của họ, cũng như giảm giá trị sản phẩm trong mắt người dùng.

Còn Samsung, chỉ đơn giản là họ không chọn cách đó mà thôi. Có một thời gian Samsung đã bỏ bê phân khúc thấp để tập trung cho flagship.

Khi trở lại các phân khúc thấp hơn, họ đã có thể mở một công ty con để giữ nguyên đường lối hoạt động lấy flagship làm trọng tâm của công ty mẹ, nhưng Samsung đã không làm như thế.

Thay vào đó, họ tái cơ cấu mọi phân khúc của Samsung Galaxy, kể cả flagship, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Samsung tầm trung và sự có mặt sớm của họ ở phân khúc siêu cao cấp.

Sony Xperia thì khác. Bản thân Sony là tập đoàn giải trí lớn, việc Xperia thua lỗ cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng với cả tập đoàn Sony.

Nhưng thay vì thành lập một công ty con để gây ấn tượng mới mẻ thì Sony đã giao Xperia cho các mảng khác lo liệu, đặc biệt là mảng máy ảnh Alpha.

Dù sao thì ngay từ đầu, Sony đã chọn cách không chạy đua như Trung Quốc rồi, nên quyết định này khá là dễ hiểu.

tai-sao-cac-hang-smartphone-lai-co-cong-ty-con (1)

Nói chung là tùy theo chiến lược kinh doanh của mỗi công ty thôi, có những chiến lược bắt buộc phải mở thêm công ty con thì mới có thể phát triển được, nhưng cũng có những công ty mà nếu như họ mở thêm công ty con thì rất dễ bị giảm giá trị thương hiệu đang có.

Okay, đó là một số lí do cơ bản mà một hãng điện thoại có hay không có công ty con. Còn góc nhìn của bạn về vấn đề này thế nào? Hãy comment phía bên dưới bài viết này nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop