Tất cả các hãng sản xuất Smartphone mỗi khi ra máy mới, nhất là các mẫu flagship, thì họ luôn hạ giá những chiếc máy đời cũ trước đó xuống để người mua chú ý và mua cho hết số sản phẩm đó.
Thường thì giá của các flagship năm trước hay năm trước nữa sẽ ngang bằng với giá các máy điện thoại tầm trung hiện tại.
Vậy một câu hỏi đặt ra là với cùng một số tiền bỏ ra, chúng ta nên chọn flagship cũ hay điện thoại tầm trung mới ?
Đọc thêm:
- Lý do iFan rất đông và nguy hiểm ?
- Mua điện thoại Trung Quốc giá rẻ, được gì và mất gì ?
- SAMSUNG định khô máu ở phân khúc điện thoại tầm trung ?
Mục Lục Nội Dung
#1. Flagship cũ có gì ?
Flagship là dòng máy hàng đầu mỗi năm của mỗi hãng. Nó phô diễn công nghệ, thiết kế và có sự độc đáo mà mỗi nhà sản xuất trang bị cho chiếc máy của mình.
Nói một cách khác thì flagship là mẫu điện thoại làm lên thương hiệu, và thể hiện trình độ của mỗi nhà sản xuất. Họ sẽ trang bị những gì tinh túy nhất cho chiếc điện thoại con cưng của mình.
Thế tại sao bạn nên chọn Flagship cũ ?
Thứ nhất, do nó thể hiện trình độ kỹ thuật và công nghệ của hãng đó trong năm đó, nên flagship có độ hoàn thiện cao, sở hữu công nghệ và thiết kế hàng đầu.
Những thiết kế ấy có thể dần xuất hiện trên máy tầm trung và giá rẻ ngay sau đó không lâu, nhưng công nghệ thì khác. Có những công nghệ rất lâu hoặc thậm chí chả bao giờ xuất hiện trên máy tầm trung do chi phí sản xuất và nghiên cứu lớn, ví dụ như chống nước, quét mống mắt, quét vân tay siêu âm,…
Thậm chí, nhìn vào điểm chấm chung về 2 con chip Snapdragon 820 năm 2016 và 660 năm 2018, con chip flagship 820 vẫn có số điểm cao hơn.
Thứ hai là, thấu hiểu người dùng mua flagship muốn sử dụng lâu dài, thậm chí vài năm mới thay máy một lần, nên phần mềm của flagship được hỗ trợ rất lâu.
Các bản vá, update sẽ đến tay người dùng thường xuyên và đều đặn sau một vài tháng. Như chiếc Sony Xperia XZ của mình, ra mắt cuối năm 2016, nhưng bản update cuối cùng nó nhận được là vào tháng 12 năm 2018, tức là 2 năm sau khi ra mắt.
Cuối cùng, nếu muốn thể hiện thương hiệu, hãy đến với flagship. Các thiết kế hàng năm là điểm gây ấn tượng nhất của flagship, và đó sẽ là điểm đặc trưng để người dùng nhận ra dòng máy bạn dùng.
Ví dụ như thiết kế tai thỏ của iPhone X, XS, XS Max, thiết kế nốt ruồi của Samsung Galaxy S10,…. những đặc điểm nhận diện rất đặc trưng của các hãng lớn.
Một số flagship cũ giá mềm bạn bạn có thể nhắm tới đó là:
#2. Còn điện thoại mới tầm trung thì sao ?
Máy tầm trung là những chiếc máy đã lược bỏ đi những công nghệ cao của flagship, nhưng vẫn có cấu hình đủ mạnh để dùng, đem đến trải nghiệm vừa đủ. Vậy máy tầm trung có gì ?
Đầu tiên, đương nhiên là mức giá rất dễ chịu, dù là máy mới. Lược bỏ đi những tính năng chủ chốt của một chiếc flagship như chống nước và thiết kế đặc trưng, mức giá của nó chỉ bằng một nửa so với các flagship ra cùng năm.
Tiếp theo, máy tầm trung là máy mới. Tức là nó sẽ được hỗ trợ bảo hành tận tình, được đảm bảo cập nhật một thời gian ngắn sau khi ra mắt.
Cuối cùng, thường thì các máy tầm trung có viên Pin lớn hơn, và những con chip trong phân khúc này có khả năng tiết kiệm điện năng khá bá đạo. Nếu không thực hiện các tác vụ nặng, máy tầm trung sẽ có thể dùng 2 ngày cho 1 lần sạc, thay vì một ngày sạc 1 đến 2 lần như các flagship.
Một số máy tầm trung đáng chú ý, đó là:
#3. Bạn sẽ chọn Flagship cũ hay là điện thoại tầm trung mới ?
Về bản thân mình, mình sẽ chọn flagship cũ thay vì mua điện thoại tầm trung mới. Còn ý kiến các bạn như thế nào ? Hãy để lại comment bên dưới bài viết này để thể hiện quan điểm cá nhân của bạn nhé.
Hy vọng bài viết có ích cho các bạn !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com