Năm nay là một năm đột phá và thành công của Vsmart khi mà hãng đã ra hàng loạt mẫu máy với mức giá rất tốt, thu hút đông đảo sự chú ý từ người mua của thị trường trong nước.
Và năm 2019 cũng là năm đánh dấu sự trở lại của Asanzo, với sản phẩm smartphone giá rẻ. Tuy nhiên, cả 2 OEM này đều dính phải một nghi vấn đó là: Lấy máy tàu về thay vỏ. Vậy thực hư chuyện này như nào?
Đọc thêm:
- Các hãng smartphone Tàu đã thoát bóng Samsung và Apple, nhưng….
- Bphone vs Vsmart: cùng là hàng Việt, sao giá tiền chênh nhau nhiều vậy?
- Mua Flagship: Chúng ta đang phải trả tiền cho những công nghệ quá thừa thãi?
#1. Vsmart Live vs Meizu 16XS
Meizu là một OEM đến từ Trung Quốc, cũng rất thích phá giá, nhưng không bán chính hãng bất cứ sản phẩm nào tại Việt Nam cả.
Đây là một hãng nổi tiếng với những smartphone với mức giá rẻ hơn nhiều so với đối thủ cùng tầm giá, và chú ý vào hiệu năng trong phân khúc giá.
Cụ thể, Vsmart Live ra mắt hồi cuối tháng 7 vừa rồi và mẫu điện thoại Meizu 16XS giống nhau 100% về phần cứng: Màn hình, cụm camera, dải Antena, dải loa, vị trí phím cứng, cho tới cả con chip và viên pin nữa.
Điều đáng nói ở đây là: Vsmart nhấn mạnh rất nhiều về việc máy của họ Made in Vietnam, do người Việt làm và dành cho người Việt dùng, nhưng lại ra sau và giống hệt Meizu 16XS, thậm chí giá bán còn cao hơn Meizu tới 2 triệu đồng.
Lí do được Vsmart đưa ra: Họ và Meizu cùng trả tiền cho một ODM ( Original Designed Manufacturer – nhà thiết kế gốc) để thiết kế mẫu máy này.
Vậy nên Vsmart và Meizu sẽ là 2 đồng sở hữu thiết kế này, chứ hoàn toàn không nhái lại của nhau. Linh kiện vẫn được nhập về Việt Nam để lắp ráp và đưa ra thị trường, do đó việc Made in Vietnam của Vsmart Live là hoàn toàn chính xác.
Vsmart nói rằng để nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, họ sẽ sử dụng đội ngũ R&D của mình cho việc phát triển hệ điều hành VOS và các thuật toán, công nghệ từ Android gốc, chứ sẽ không đầu tư để sáng tạo thiết kế mới cho sản phẩm của mình.
Cũng có nghĩa là các máy Vsmart từ trước tới giờ chỉ có phần mềm là do người Việt sáng tạo, còn phần cứng, thiết kế,… sẽ chủ yếu là từ bên thứ 3..
#2. Asanzo S6 vs Ulefone Note 7P
Asanzo khác với Vsmart và BPhone. Họ không quan trọng việc sản xuất và phát triển smartphone. Sau những lùm xùm về việc trốn thuế, linh kiện Tàu,… thì Asanzo đã bị tẩy chay. Và giờ đây họ muốn trở lại thị trường Việt Nam với một chiếc smartphone giá tốt.
Asanzo S6 và Ulefone Note 7P cũng có phần cứng y hệt nhau. Về phần mềm, sự khác biệt cũng không quá nhiều khi mà cả 2 máy đều sử dụng Android, và tùy biến không sâu.
Về bộ đôi này, bên phía Asanzo giải thích rằng họ đang thuê cùng 1 OEM Trung Quốc với hãng Ulefone. Tức là từ khâu thiết kế, sản xuất và đóng gói sẽ đều do OEM này hỗ trợ Asanzo.
Việc họ cần làm chỉ là đem về Việt Nam bán thôi. Do công nhân nghỉ việc, nhiều nhà máy đóng cửa, Asanzo sẽ không thể sản xuất máy tại Việt Nam được, nên điều này là bắt buộc.
#3. Kết luận
Việc này hoàn toàn chẳng có gì đặc biệt, chỉ là tâm lí người dùng nước ta quá dễ bị kích động khi nghe tin bị lừa đảo thôi.
Các OEM to đùng từ Trung Quốc đã làm cách này từ rất lâu, và do những sản phẩm đó quá khó để đến tay chúng ta, nên nhiều người tới tận bây giờ mới biết cách hợp tác sản xuất này của các OEM và ODM.
Còn về việc sản xuất tại Việt Nam hay Trung Quốc cũng chẳng quá quan trọng với một chiếc smartphone, do linh kiện được sử dụng như cảm biến camera phải nhập từ Samsung hoặc Sony, tấm nền màn hình từ Samsung hoặc LG, chip đặt từ Qualcomm hoặc MediaTek,….
Tóm lại là dù có sản xuất ở đâu, linh kiện vẫn phải nhập từ mọi nơi trên thế giới.
Các bạn nghĩ sao về cách hợp tác này? Họ có đang lừa người dùng không? Hãy để lại comment phía bên dưới bài viết này nhé. Thanks !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
cám ơn về những thông tin của bạn. Những kiến thức có trên Blog chia sẻ kiến thức của bạn giúp nâng cao nhận thức của người Việt rất nhiều.
Hi vọng bạn tiếp tục phát triển trang web này mạnh hơn nữa nhé. Trân trọng !