Tại sao chip của flagship cũ không được dùng cho máy tầm trung mới?

Nếu là một người đam mê tìm hiểu về công nghệ thì có lẽ các bạn cũng đã biết rằng, chip smartphone sẽ được phân chia theo từng phân khúc giá của nó, cùng với mức hiệu năng và tính năng tương ứng theo từng phân khúc.

Vậy thì tại sao chip của flagship cũ lại không được sử dụng cho smartphone phân khúc tầm trung mới, và chip tầm trung cũ không được đưa xuống phân khúc điện thoại giá rẻ để tận dụng dây truyền sản xuất?

Đọc thêm:

#1. Chip được sử dụng theo phân khúc điện thoại

Trong bài viết này chúng ta sẽ không bàn đến Chip A của Apple, vì Apple A chỉ có dòng chip cao cấp, chúng ta cũng không nói đến HiSilicon Kirin của Huawei , vì họ cũng không có chíp ở mức giá rẻ, và chúng ta cũng không nói về con chip Exynos của Samsung, vì nó phế ở mọi phân khúc.

Mà trong bài viết này chúng ta chỉ nói đến con chip Snapdragon của Qualcomm mà thôi, đây cũng là nhà sản xuất chip phổ biến nhất cho các dòng điện thoại Android hiện nay.

Chip Snapdragon được hầu hết các OEM smartphone sử dụng, ngay cả khi Samsung hay Huawei đã có con chip riêng của họ.

Họ có một số lượng rất lớn các con chip phủ kín mọi phân khúc, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cho người dùng, và từ cách đặt tên đã thấy được sự khác biệt này.

tai-sao-chip-cua-flagship-cu-khong-duoc-dung-cho-may-tam-trung-moi (2)

Snapdragon 2xx và 4xx: Dành cho smartphone phân khúc giá rẻ, với xung nhịp thấp và ít công nghệ cao.

Snapdragon 6xx: Dành cho phân khúc smartphone tầm trung, cũng là dòng chip phổ biến hơn cả vì nó được tích hợp trên những chiếc máy quốc dân như kiểu Redmi Note 4X, Redmi Note 5 và Redmi Note 7….

Các công nghệ nó đem lại không quá nhiều nhưng vừa đủ cho người dùng phổ thông, vì nó là con chip cho phân khúc tầm trung, phân khúc định hướng nhu cầu thị trường.

Snapdragon 7xx: Chip cho smartphone tầm trung và smartphone cận cao cấp, với hiệu năng chú ý là Gaming và những công nghệ kết nối mới.

Snapdragon 8xx: Con chip dành cho các flagship, có đầy đủ các công nghệ mới và mạnh mẽ nhất.

Theo phân khúc giá smartphone, giá chip cũng sẽ phân bố như thế. Vậy thì trên lí thuyết, nếu tận dụng chip cũ của phân khúc cao hơn xuống phân khúc thấp hơn, dây chuyền sản xuất sẽ không cần phải thay thế, giá thành cũng sẽ rẻ hơn, và sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho người dùng.

Ví dụ, họ có thể đưa con chip Snapdragon 835 xuống phân khúc tầm trung chẳng hạn. Nhưng họ lại không làm như thế?

Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao các OEM smartphone lại không làm như vậy?

#2. Lí do chip của flagship cũ không được dùng cho smartphone tầm trung mới?

Có những lí do chính như sau:

Biểu thị phân khúc: Với những người dùng hiểu biết về các thông số sản phẩm, thì con chip chính là cách mà họ đánh giá xem một chiếc máy thuộc về phân khúc nào.

Chip Snapdragon đầu 8 được họ mặc định là chip dành cho flagship giá ngàn đô, và chip đầu 4 thì họ chỉ mua với mức giá vài trăm đô mà thôi. Nếu đem con chip của flagship xuống và phổ biến cho dòng điện thoại có phân khúc thấp hơn thì giá trị của flagship sẽ giảm.

Ảnh hưởng doanh số các phân khúc: Một con chip flagship đắt tiền không chỉ ở hiệu năng nó đem lại, mà còn ở những công nghệ không hề có trên các phân khúc còn lại.

Ví dụ như công nghệ quay 8K trên chip Snapdragon 865 mới, công nghệ sạc nhanh Quick Charge 4+,…. Những công nghệ này tùy theo giá thành và mức độ cần thiết đối với người dùng phổ thông, nhà sản xuất sẽ quyết định xem có nên đưa nó vào máy tầm trung hay không, và khi nào thì nên đem lên.

Vì vậy, có những công nghệ mà chỉ có ở flagship, khẳng định cái đẳng cấp khác biệt giữa 2 phân khúc máy.

Tức là nếu năm nay chip flagship là Snapdragon 865, mà lại có máy tầm trung chạy và sử dụng hết công nghệ của nó, thì những người muốn mua flagship năm trước sẽ đợi đến năm nay để mua máy tầm trung, và về sau cũng như thế.

tai-sao-chip-cua-flagship-cu-khong-duoc-dung-cho-may-tam-trung-moi (1)

Không phổ cập được các công nghệ mới: Một số công nghệ sẽ có trước trên chip flagship, một số sẽ chỉ có trên flagship, nhưng một số lại được phổ cập cho chip mới ở mọi phân khúc, như Quick Charge hay kết nối Bluetooth, 4G, các thứ…

Vì vậy, các chip mới liên tục được ra mắt và sử dụng là để phổ cập các công nghệ như vậy. Dùng lại chip cũ thì đòi hỏi công nghệ mới làm sao được, đúng không ạ?

tai-sao-chip-cua-flagship-cu-khong-duoc-dung-cho-may-tam-trung-moi (3)

Đối với smartphone phân khúc giá rẻ và tầm trung, điều này lại có thể thực hiện được, do trend phá giá của các OEM Trung Quốc và các smartphone của Vsmart đã làm cho sự khác biệt giữa 2 phân khúc này không còn quá rõ ràng nữa.

#3. Kết luận

Như vậy, chip flagship cũ không được đưa lên các máy tầm trung mới chủ yếu là do công nghệ khác biệt, và nó nên như thế để xã hội cân bằng hơn. Các bạn thấy sao về cách làm này của các OEM? nó có hợp lý không? và bạn mong muốn như thế nào?

Hãy cho anh em biết về góc nhìn của bạn nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Tất cả đều ko bằng con chip của Apple 😀


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop