Tại sao công nghệ thực tế ảo (VR) vẫn chưa thông dụng?

Vào thời điểm ra mắt công nghệ thực tế ảo (VR), đây được xem là bước đột phá và sẽ sớm nở rộ trong tương lai. Thế nhưng trải qua gần 5 năm trên thị trường, công nghệ này vẫn chưa đem lại quá nhiều điều mới mẻ cho thị trường công nghệ. Vậy đâu là lý do kìm hãm VR như vậy? hãy cùng mình phân tích trong bài viết này nhé !

#1. Do giới hạn về công nghệ

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (3)

Như các bạn cũng đã biết, thực tế ảo đòi hỏi sự tương tác giữa nhiều thiết bị với nhau (bao gồm bộ xử lý và phần điều khiển).

Hiện nay, cần phải có những chiếc kính thực tế ảo kết nối với máy tính, máy chơi game thì mới có thể sử dụng được. Chưa kể đến là những thiết bị liên kết trên tay hoặc chân, điều này gây ra sự bất tiện và phiền toái nhất định,  bởi công nghệ thực tế ảo sẽ cần tới sự vận động (thực tế) của cơ thể.

Với công nghệ hiện nay, việc tích hợp hệ thống xử lý lên trên kính đeo là khá khó khăn, bởi chúng phải thực sự mạnh mẽ để gánh được đồ họa cao, phải đủ ổn định trong quá trình sử dụng.

Đơn cử như điện thoại, dù phát triển rất nhanh nhưng chúng chưa bao giờ là thực sự ổn định khi sử dụng ở cường độ cao. Trong khi đó, các ứng dụng thực tế ảo thường khá nặng, vậy nên nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng xử lý của hệ thống.

#2. Chi phí không hề rẻ

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (2)

Để sử dụng một bộ thực tế ảo hoàn chỉnh và chất lượng thì bạn cần phải đầu tư vào đó khoảng 9 triệu đồng, tương đương một bộ PC. Hơn nữa, nó còn phải kết nối với PC, máy chơi game chứ ở thời điểm hiện tại có khá ít ứng dụng chạy được trực tiếp.

Như vậy tạm tính, bạn cần ít nhất là 20 triệu đồng cho một hệ thống thực tế ảo hoàn chỉnh, một số tiền không hề nhỏ với phần lớn người dùng Việt Nam chúng ta. Trong khi đó chúng ta chỉ chơi được một số tựa game, hay sử dụng một số ứng dụng nhất định thôi, thua kém khá nhiều so với các hệ thống giải trí khác.

#3. Ứng dụng vẫn còn hạn chế

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (1)

Vâng, một thiết bị mới cần phải có những ứng dụng tương thích, và thực tế ảo cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Hiện nay, các ứng dụng dành cho thực tế ảo còn rất hạn chế,  phải nói là thua kém hoàn toàn so với các nền tảng khác. Điều này đến từ việc các nhà phát triển vốn không mặn mà với nó cho lắm.

Thị trường không đủ lớn, ưu đãi từ các đối tác là quá ít để các nhà phát triển (kể cả cá nhân) quan tâm tới chúng. Hơn nữa, như mình đã nói ở trên, các ứng dụng thực tế ảo vốn khá nặng nề, đòi hỏi cấu hình cao, nếu phát triển ứng dụng đẹp mà hệ thống không kham nổi thì thật sự hoang phí.

Nếu bạn nào đã xem qua game thực tế ảo rồi thì đều có chung nhận định là đồ họa của nó tương đối đơn giản, không quá phức tạp và cầu kỳ.

#4. Người ngoài nhìn vào trông khá ngớ ngẩn

Đây là một lý do mà ít ai thừa nhận – dù nó là sự thật. Nếu bạn chơi game bình thường trên máy tính, hay đang xem phim một mình và vì một tình huống nào đó khiến bạn bật cười thì….

.. nếu có ai đó nhìn vào, điều đầu tiên họ nghĩ là nhìn bạn trông hơi ngớ ngẩn, vì họ đâu biết là bạn đã thấy gì – hay nghe gì. Đâu phải tự nhiên trước kia các streamer luôn được xem là “thiểu năng” khi nói chuyện một mình với camera, hay là hát hát hò, nhảy múa trước ống kính đâu :))

tai-sao-cong-nghe-thuc-te-ao-van-chua-thong-dung (4)

Nhưng bây giờ, với công nghệ thực tế ảo thì có lẽ điều đó còn tệ hơn nữa.

Có lẽ cũng ít nhất một lần bạn đã xem qua những clip hài về những người sử dụng thực tế ảo trên mạng rồi đúng không.

Nào là la hét khi chơi game, giơ tay đánh đám vào không khí, hay khi chơi game đối kháng.. rất nhiều những hành động kỳ cục ^^. Thực sự là khi nhìn vào thì chẳng khác nào một tên ngốc cả, đó là sự thật nếu không xét trên yếu tốc công nghệ.

Vậy nên có lẽ sẽ còn phải khá lâu nữa thì thực tế ảo mới có những bước tiến dài, nhất là khi máy tính, máy chơi game vẫn còn chiếm thế thượng phong và không hề có dấu hiệu suy giảm.

Theo mình, thứ duy nhất hiện tại khả thi với thực tế ảo là diễn hoạt kiến trúc, nội thất. Bởi việc xem nhà và nội thất trước giờ có nhu cầu rất cao.

Với công nghệ thực tế ảo thì người dùng không cần tới tận nơi nữa, không cần đến tận công trường xây dựng mà bạn vẫn có được những hình ảnh có thể nói là gần với thực tế nhất, để bạn có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.

Okay, đó là những nguyên nhân khiến thực tế ảo vẫn chưa có được sự phát triển như mong đợi. Còn bạn thì sao, bạn nghĩ gì về công nghệ thực tế ảo? hãy bình luận phía bên dưới bài viết này và đừng quên ghé thăm Blog Chia Sẻ Kiến Thức để đón đọc những bài viết thú vị tiếp theo nhé !

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

 

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop