Trung Quốc đã tái chế lại Mainboard cũ như thế nào?

Chúng ta đã không còn lạ gì việc Trung Quốc thu mua các linh kiện máy tính cũ về để tái chế lại và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau rồi.

Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi là, họ đã tái chế lại những linh kiện cũ đó như thế nào chưa? Vâng, trong bài viết ngay hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem những gì mà các “pháp sư” Trung hoa đã làm với số linh kiện cũ này nhé.

Ở trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về những linh kiện được tái sử dụng để tạo nên những board mạch chủ (mainboard) mới, hay nói một cách cụ thể hơn là các board mạch mà bạn thường thấy trên thị trường hiện nay như x99, x79, x58…..

trung-quoc-da-tai-che-lai-mainboard-cu-nhu-the-nao (3)

#1. Đầu tiên, kiểm tra tình trạng hư hỏng

Trên thực tế, phần lớn các bo mạch bị hỏng đều liên quan tới hệ thống nguồn trên bo mạch chủ đó và hai nữa là lỗi Chipset (lỗi mềm).

Dành cho bạn nào chưa biết thì trước đây dân build máy tính thường có câu: Nhất CPU – nhì Chipset. Thật vậy, Chipset là một thành phần gắn liền với Bo mạch chủ, nó là một “bộ” những con chip.

Chipset đóng vai trò là trung tâm giao tiếp của Mainboard, là vi điều khiển mọi hoạt động truyền tải dữ liệu giữa các phần cứng và nó cũng là một thành phần để xác định tính tương thích giữa các phần cứng với bo mạch chủ.

Tức là các linh kiện như bộ lọc nguồn hay chipset đều có thể tháo ra và thay thế được, nhưng tính rủi ro của việc làm này là rất cao và cũng đòi hỏi tay nghề “cứng” mới làm được.

Vậy nên, một khi đã bị các lỗi liên quan đến nguồn điện và Chipset thì các bo mạch chủ này được coi như là phế liệu.

Nhưng không, khi sang Trung Quốc, những linh kiện chủ chốt như Phase tụ, Chipset….  đều được tháo ra và mang đi kiểm tra lại toàn bộ. Theo mình được biết thì họ sẽ có những thiết bị chuyên dụng để kiểm tra cả về phần cứng lẫn phần mềm.

trung-quoc-da-tai-che-lai-mainboard-cu-nhu-the-nao (1)

#2. Thiết kế sơ đồ Mainboard

Nếu để ý thì các bạn sẽ thấy, gần như  tất cả các mainboard từ thấp tới cao đều có chung một kết cấu linh kiện giống nhau.

Tức là trên bo mạch chủ, đâu sẽ là vị trí đặt chipset, đâu sẽ là vị trí gắn Phase tụ, đâu sẽ là nơi đặt cổng giao tiếp và các loại IC khác…. Vâng, hầu hết tất cả các Mainboard gần như là giống nhau, nếu có khác thì chỉ là một chút – không đáng kể.

Vậy nên theo mình nghĩ, đây chính là vấn đề cốt lỗi giúp cho “anh bạn” Trung Quốc của chúng ta đã tìm ra được sơ đồ cấu tạo chung, và hiểu được cơ bản sơ đồ mạch mainboard của máy tính.

Từ đó, dù là thế hệ nào (cũ hay mới) thì chỉ cần có đủ linh kiện là họ đã có thể tiến hành lắp ráp chúng lại thành một mainboard hoàn chỉnh rồi.

trung-quoc-da-tai-che-lai-mainboard-cu-nhu-the-nao (4)

#3. Nạp phần mềm điều khiển Chipset

Sau khi tiến hành việc hàn linh kiện và sắp xếp chúng theo đúng vị trí, thì công việc tiếp theo sẽ là nạp trình điều khiển Chipset.

Vâng, các linh kiện quan trọng trên bo mạch chủ như Chipset hay IC sẽ chỉ là một thứ vô dụng nếu như không có một trình điều khiển hợp lý.

Những trình điểu khiển này sẽ đảm đương nhiệm vụ quyết định mainboard đó sẽ chạy được CPU gì, xung nhịp như thế nào, quản lý Ram ra sao….

Có thể nói, nó là thứ vô cùng quan trọng và Trung Quốc bằng cách nào đó họ đã can thiệp được vào những trình điều khiển này.

Dễ thấy nhất là những mainboard thế hệ cũ nhưng vẫn có thể chạy được ổ cứng SSD thế hệ mới, hay cả Ram thế hệ mới cũng đều chạy được. Thế mới hay chứ 🙂

#4. Cuối cùng, kiểm thử và xuất xưởng

trung-quoc-da-tai-che-lai-mainboard-cu-nhu-the-nao (1)

Đồng ý là những mainboard này là nhái 100%, nhưng không có nghĩa là chất lượng quá tệ.

Những mainboard này đều được test và kiểm tra sức chịu tải trước khi xuất xưởng (tất nhiên là theo tiêu chuẩn của Trung  ᵔᴥᵔ) để có thể mang ra thị trường tiêu thụ.

Thực tế cho thấy, những mainboard này có chất lượng ở mức trung bình khá, các bo mạch chủ này hiện đang được không ít người Việt chúng ta sử dụng và phần nhiều là khá là hài lòng với những gì mà họ nhận được so với giá tiền 🙂

#5. Tại sao chỉ có Trung Quốc tái chế lại Mainboard?

Đầu tiên thì như chúng ta đã biết, Trung Quốc là công xưởng của thế giới, gần như tất cả các bo mạch chủ hiện nay đều có nhà máy  đặt ở Trung Quốc.

Và có lẽ, bằng cách nào đó các kỹ sư Trung Quốc đã leak ra ngoài những dữ liệu thiết kế bo mạch và những dữ liệu liên quan khác. Những thông tin dữ liệu này là cơ sở để họ làm ra những bo mạch mới keng trên thị trường hiện nay.

trung-quoc-da-tai-che-lai-mainboard-cu-nhu-the-nao (2)

Thứ hai nữa là, Trung Quốc không có khái niệm bản quyền, hay nói cách khác là “cái tôi” trong sản xuất công nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản là họ sẵn sang bỏ tiền ra để nghiên cứu, ăn cắp công nghệ, sao chép công nghệ… miễn là có thể thương mại hóa được sản phẩm và thu về lợi nhuận cao là được, họ không cần quan tâm người bên ngoài nói gì sất.

Tất nhiên, họ vẫn sẽ có những cách thức riêng để không bị dính bản quyền thương hiệu (hay nói cách khác là lách luật). Cụ thể là bo mạch mới mà họ bán ra, tuy sử dụng chipset của Intel nhưng với tên thương hiệu main khác.

Thứ 3 nữa là, chỉ có Trung Quốc mới đủ nhân lực để làm được việc này, bởi việc thu gom mainboard cũ nói ra thì đơn giản nhưng để thực hiện thì cũng không phải đơn giản.

Bởi các bạn biết đấy, cộng đồng người Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi, không những thế họ còn rất đông và “hung hãn” 🙂 Ngay cả các điện thoại iPhone cũ trên thị trường cũng vậy, tất cả đều do các thương lái Trung Quốc thu gom lại từ khắp nơi trên thế giới, mấy ông Việt Nam nhập về bán lại thôi.

#6. Lời Kết

Vâng, bài viết này là những gì mà mình tìm hiểu được, cộng với những góc nhìn cá nhân của mình về những việc mà Trung Quốc đã làm khi họ thực hiện tái chế thành công các mainboard cũ.

Dù là với phương pháp nào, cách thức ra sao thì theo quan điểm cá nhân của mình, phải công nhận một điều là Trung Quốc thực sự rất giỏi và họ luôn biết mình phải làm gì.

Nếu bạn nghĩ họ chỉ giỏi copy (thì đúng là như vậy thật), nhưng bạn cũng nên biết rằng không phải copy là dễ đâu, và để làm ra được kết quả thì cũng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác – nhất là đồ công nghệ.

Nói đâu xa, hồi còn đi học phổ thông ai cũng từng ít nhất một lần copy bài rồi nhỉ, khổ thấy mồ luôn  ᵔᴥᵔ và không phải ai cũng thành công.

Vì bài viết mang nặng góc nhìn cá nhân nên có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc gì thì các bạn hãy để lại comment bên dưới để anh em cùng thảo luận thêm nhé.

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop