Dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet ở học sinh

Bài này thuộc phần 5 trong 11 phần của series An toàn cho học sinh khi sử dụng Internet

Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận thì Internet cũng mang đến rất nhiều tác hại khôn lường nếu như người dùng không sử dụng đúng cách. Một trong những tác hại nguy hiểm nhất, khó điều trị nhất đó chính là tình trạng nghiện Internet ở lứa tuổi học sinh.

Tất nhiên là người lớn tuổi và trưởng thành như chúng ta chúng ta vẫn có thể nghiện, nhưng trong phạm vi ngắn gọn của series này thì mình chỉ tập trung bàn luận về lứa tuổi học sinh mà thôi, vì các em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

#1. Nghiện Internet là gì?

nguyen-nha-dan-den-nghien-internet (1)

Nghiện Internet được định nghĩa là việc sử dụng Internet quá nhiều, mang tính lạm dụng, dẫn đến suy giảm đáng kể chức năng của một cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (trong một khoảng thời gian dài).

Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/

Chứng nghiện Internet có tên đầy đủ và chính xác là rối loạn nghiện Internet, trong tiếng Anh chuyên ngành thì nó gọi là Internet addiction disorder.

Nghiện Internet cũng giống như nghiện cờ bạc và tình dục vậy, rất khó điều trị và rất dễ tái phát.

#2. Dấu hiệu của việc nghiện Internet?

nguyen-nha-dan-den-nghien-internet (2)

Sau một thời gian dài nghiên cứu thì nhà tâm lý học tài ba Kimberly Young đã giới thiệu 8 tiêu chí để xác định xem một em học sinh có đang nghiện Internet hay không, đó là:

  • Suy nghĩ quá nhiều về các hoạt động trên Internet như Web, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, trò chuyện trực tuyến, … ở quá khứ cũng như ở tương lai.
  • Số giờ sử dụng Internet tăng không ngừng theo thời gian, càng ngày càng nhiều.
  • Các em đã tự nhận thức hoặc nhờ vào sự nhắc nhở của phụ huynh mà nhận thức được mình đã và đang sử dụng Internet rất nhiều, cố gắng giảm nhưng thất bại.
  • Chán nản, mệt mỏi, “nổi điên” khi giảm thời gian sử dụng hoặc ngưng sử dụng Internet.
  • Không quản lí được thời gian sử dụng Internet.
  • Bạn bè rủ đi chơi không đi, rủ đi hợp nhóm không đi, chỉ ở nhà sử dụng Internet => đánh mất các mối quan hệ, đánh mất cơ hội học tập.
  • Nói dối gia đình, thầy (cô), bạn bè về sự hấp dẫn của Internet hoặc nói dối để được “đi chơi NET”

=> Em nào mà có từ 5 dấu hiệu trở lên thì có khả năng cao là mắc chứng nghiện Internet rồi đấy !

Lúc này, để một mình các em thì khó có thể mà cai được, vì để thành công thì ngoài ý chí của bản thân ra còn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, phụ huynh, giáo viên và bạn bè nữa, rất là quan trọng.

#3. Nguyên nhân của việc nghiện Internet

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trình trạng nghiện Internet ở lứa tuổi học sinh, nhưng chung quy lại chúng ta có 2 nguyên nhân chính là: nhu cầu thể hiện bản thânnhu cầu kết nối, thuộc về.

Nhu cầu thể hiện bản thân:

nguyen-nha-dan-den-nghien-internet (3)

Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu thể hiện bản thân, các em học sinh cũng không phải ngoại lệ (đặc biệt là các em học sinh nam). Và nhu cầu thể hiện bản thân rất thì cũng rất đa dạng, muôn hình vạn trạng:

  • Có ngoại hình ưa nhìn (mặt không góc chết, cơ thể sáu múi, …) thì đăng ảnh cá nhân lên Facebook, Instagram..
  • Có thành tích học tốt thì đăng bảng điểm, giấy khen lên Facebook hoặc nhắn tin cho bạn bè, người thân thông qua Messenger, Zalo
  • Có năng khiếu ca hát thì Cover một ca khúc đang “HOT” rồi đăng lên YouTube, Tiktok…

Nhờ vào mạng lưới Internet mà các em học sinh có thể thể hiện bản thân của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn chi phí hơn.

Nhu cầu kết nối và thuộc về

Nhờ vào Internet mà các em có thể nhắn tin, trò chuyện, kết nối với bạn bè, gia đình, hoặc là với bất kì ai trên thế giới một cách dễ dàng với mức phí gần như bằng 0.

Nhu cầu kết nối và thuộc về còn thể hiện qua việc “mời”, “chấp nhận lời mới”, “thích”, “bình luận”, “chia sẻ”, … Đây chính là những tính năng cơ bản mà bất cứ một mạng xã hội nào cũng có.

Ngoài ra, để tăng cường khả năng kết nối người dùng với nhau, các mạng xã hội còn có tính năng “tag” và “hashtag” nhằm lôi kéo, thu hút những em có cùng quan điểm về một chủ đề nào đó lại với nhau.

Ví dụ như ở thời điểm hiện tại thì các nhân vật như: Võ Hoàng Yên, Nguyễn Phương Hằng, Tịnh thất bồng lai – Thiền am bên bờ vũ trụ, … là những chủ đề đang được bàn tán sôi nổi trên Internet.

Những người tìm đến Võ Hoàng Yên thì những nội dung liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng cũng sẽ xuất hiện, và các mạng xã hội này cũng liên tục đề xuất các nhóm có liên quan. Đó chính là cách lôi kéo người dùng của các mạng xã hội phổ biến hiện nay.

Cá nhân mình không khuyến khích các em tham gia vào các “nhóm” kiểu như trên – kiểu hóng hớt drama, vì nó không có ích gì cho lứa tuổi của các em.

Thay vào đó, các em nên tham gia vào những “nhóm” học tập, những nhóm phát triển kỹ năng.. như vậy sẽ tốt hơn cho tương lai của các em rất nhiều.

nguyen-nha-dan-den-nghien-internet (4)

#4. Lời kết

Không biết các bạn cảm thấy như thế nào khi đọc xong bài viết này, chứ cá nhân mình cảm thấy khá là khó viết, và viết thì cũng khá khó hiểu.

Định nghĩa, dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến trình trạng nghiện Internet khá là chung chung, mà chung chung thì thường sẽ khó hiểu.

Trong thực tế, chúng ta cần xác định xem các em nghiện Internet, nhưng cụ thể là nghiện như thế nào để có giải pháp xử lý phù hợp. Chẳng hạn như nghiện game online, nghiện mạng xã hội, … rồi mới đi tìm giải pháp tốt nhất.

Trước khi tạm ngừng bài viết này thì mình cũng xin đề xuất một số giải pháp cơ bản như sau:

  • Xác định rõ mục đích trước khi sử dụng Internet, tránh trình trạng lang thang trên web, mạng xã hội, … mà không biết mình đang làm gì, lãng phí thời gian học tập.
  • Lập thời gian biểu cho một ngày hoặc một tuần, thời gian biểu phải hợp lí, hài hòa giữa học tập và giải trí. Điều quan trọng là phải có gắng thực hiện theo thời gian biểu đã lập ra.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, … vì chúng dễ gây mất tập trung, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập.

Okay. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 4/5 sao - (Có 5 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Nguyên nhân chính dẫn đến nghiện game ở lứa tuổi học sinh3 giải pháp đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng Internet >>
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop