In ấn là một trong những công việc thường ngày không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với dân văn phòng, hoặc là đối với các thầy giáo, cô giáo, hay kể cả là những người buôn bán… thì in ấn lại càng quan trọng hơn.
Vâng, và trong quá trình in tài liệu thì tất nhiên là sẽ có lúc bạn sẽ gặp phải tình trạng in nhầm, in sai tài liệu cần in, in không đúng số lượng tờ cần thiết…. hoặc nhọ hơn là đang in thì máy in gặp lỗi.
Thực ra thì việc in nhầm cũng không quá nghiệm trọng, chỉ là tốn giấy trắng, tốn mực và tốn thời gian in lại mà thôi… 😀 Chính vì thế trong bài viết này thì mình sẽ chia sẻ cho các bạn vài cách hủy lệnh in nhanh chóng trên hệ điều hành Windows nhé !
Mục Lục Nội Dung
I. Cách hủy lệnh in trên máy tính Windows
// Trong bài viết này mình sẽ thực hiện trên hệ điều hành Windows 10, các hệ điều hành khác như Windows XP/ 7/ 8/ 8.1 hay Windows 11 thì bạn cũng áp dụng tương tự vậy thôi ha.
Dưới đây là 5 cách hủy lệnh in mà mình đã tổng hợp được giúp cho bạn có thể hủy in tài liệu một cách nhanh chóng nhất, áp dụng cho Windows 10.
Ngoài những cách mà mình chia sẻ trong bài viết này ra, nếu bạn còn biết thêm cách nào hay ho khác nữa thì đừng quên chia sẻ lại cho anh em cùng biết bằng cách để lại bình luận ở dưới bài viết này nha.
Nhưng….
Đầu tiên, muốn hủy lệnh in thì bạn hãy phải bấm nút Stop (thường có màu đỏ hoặc cam) trên máy in để dừng quá trình in ở máy in trước đã. Sau đó kết hợp 1 trong 5 cách bên dưới đây để dừng hoàn toàn lệnh in trên Windows nhé.
Bạn nên tham khảo mẹo ở Cách #4 trước, mẹo này sẽ giúp bạn xử lý nhanh trong trường hợp bạn quên mất cách hủy lệnh in.
Cách #1 : Hủy lệnh in bằng cách sử dụng Service Management Console
Hầu hết các ứng dụng/ phần mềm trên hệ điều hành Windows đều yêu cầu một dịch vụ (Services) đi kèm của nó phải hoạt động để có thể sử dụng phần mềm đó một cách bình thường, ổn định. Và tính năng in trên Windows 10 cũng không ngoại lệ.
Chỉ cần bạn cho dừng dịch vụ Print Spooler
thì mọi quá trình in trên Windows sẽ dừng lại. Tất nhiên để làm được việc này bạn cần tới sự giúp đỡ của Services Management Console
– Công cụ quản lý các dịch vụ trên Windows 10.
+ Bước 1 : Bạn mở hộp thoại Run (tổ hợp Windows + R
) lên => nhập vào lệnh services.msc
=> rồi bấm OK
để mở công cụ Services Management Console trên Windows 10.
Hoặc bạn có thể sử dụng công cụ Windows Search (Windows + S) để tìm kiếm với từ khóa services.
+ Bước 2 : Bạn kéo xuống dưới phần các dịch vụ để tìm đến Print Spooler
.
Tips: Để tìm kiếm nhanh thì bạn hãy bắt đầu bằng chữ P hoặc bấm luôn phím P trên bàn phím cũng được, tìm trong đây một dịch vụ có tên là Print Spooler.
Mặc định dịch vụ này luôn chạy kể cả khi bạn không in ấn gì cả (nó luôn ở trạng thái Status : Running
), giờ hãy click chuột phải lên đây chọn Stop
để dừng nó. Hoặc nháy đúp chuột vào dịch vụ đó để mở nó lên để thiết lập cũng được.
Ngoài ra, nếu bạn không in ấn trên máy tính này bao giờ thì có thể Disabled
luôn dịch vụ này để tăng tốc máy tính Windows, không ảnh hưởng gì cả.
+ Bước 3 : Tiếp theo bạn mở Windows Explorer
(Windows + E) => và truy cập vào thư mục PRINTERS
theo đường dẫn:
C:\Windows\System32\spool\PRINTERS
=> Chọn tất cả file bằng cách nhấn tổ hợp phím CTRL + A
=> sau đó xóa hết những tập tin trong thư mục này như hình bên dưới.
Muốn máy tính in lại được thì phải làm sao?
+ Bước 4 : Vâng, bạn quay trở lại cửa sổ của Services Management Console
=> và click chuột phải lên dịch vụ Print Spooler
chọn Start
để khởi động lại nó.
Nếu bỏ qua Bước 4
này thì bạn sẽ không thể tìm thấy máy in trong danh sách thiết bị đang kết nối và để có thể in được. Bây giờ thì bạn hãy thực hiện các bước lại từ đầu để in tài liệu mong muốn.
Cách #2 : Dừng lệnh in bằng lệnh trong Command Prompt
Command Prompt hay gọi tắt là CMD là một trong những công cụ rất quyền lực trên hệ điều hành Windows 10 nói riêng và tất cả hệ điều hành Windows nói chung => vậy nên không lí do gì mà chúng ta lại không dùng cmd
để hủy lệnh in trên Windows.
Thực chất cách 2 này không khác gì Cách 1 ở trên cả, nhưng thay vì thực hiện trên giao diện đồ họa như thông thường thì đây chúng ta sẽ sử dụng các dòng lệnh để thay thế, trông ngầu hơn nhiều ấy chứ 😀
// Nếu bạn biết cách sử dụng nhiều lệnh trên Windows thì sẽ rút ngắn thao tác rất nhiều việc, mình đang nói chung nhé, chứ không riêng gì việc hủy lệnh in.
+ Bước 1: Đầu tiên bạn mở Windows Search bằng tổ hợp phím Windows + S
=> rồi nhập vào từ khóa cmd
.
Sau đó, bạn click chuột phải lên Command Prompt
trong kết quả tìm kiếm và chọn Run as Administrator
để chạy CMD với quyền Admin nhé. Xem thêm các cách mở cmd với quyền Admin !
+ Bước 2: Trong giao diện của CMD, bạn nhập vào lệnh bên dưới => rồi bấm phím Enter
để dừng dịch vụ in trên Windows 10. Lệnh này để dừng chạy dịch vụ Print Spooler
.
net stop spooler
+ Bước 3: Tiếp tục, nhập tiếp lệnh sau => nhấn Enter
:
del %systemroot%\System32\spool\printers\* /Q
=> Nhìn chắc các bác cũng đoán được nó làm gì rồi phải không ? – vâng, nó dùng để xóa tất cả các file trong thư mục PRINTERS
lúc nãy đó.
+ Bước 4: Và cuối cùng nhập vào dòng lệnh này => và nhấn Enter
để khởi động lại dịch vụ Print Spooler:
net start spooler
Nếu bên dưới mỗi lệnh sau khi chạy hiển thị nội dung như trong hình thì OK, bạn đã hủy lệnh in tài liệu thành công rồi.
Cách #3 : Sử dụng Device and Printers để hủy lệnh in
Device And Printers là nơi quản lý các thiết bị kết nối với máy tính cùng các loại máy in đang kết nối với hệ điều hành Windows.
+ Bước 1: Mở Device And Printers bằng cách:
Mở hộp thoại Run (Win + R
) => nhập lệnh control printers
=> rồi bấm OK
.
+ Bước 2: Trong đây, bạn kéo xuống phần Printers
=> và click chuột phải lên máy in mà bạn đang dùng để in nhưng giờ muốn hủy => rồi chọn See what’s printing
để xem những tài liệu nào đang được in và chờ in.
+ Bước 3: Cuối cùng, bạn click vào Printer
trên thanh điều hướng => rồi chọn Cancel All Documents
để hủy in tất cả các tài liệu, ở đây do mình làm Demo không in gì nên cái dòng này nó không sáng lên ha.
Sau đó, bạn vào lại đường dẫn dưới => rồi xóa hết tập tin trong này đi là xong:
C:\Windows\System32\spool\PRINTERS
Cách #4: Sử dụng phím xóa lệnh in trên máy in
Vâng, thực thì nếu bạn đọc bài viết này trước khi in thì có thể làm được kịp thời, chứ nếu bạn không nhớ cách làm hoặc là lúc in nhầm rồi mới đi tìm kiếm thì chắc là không kịp hủy lệnh đâu. Tìm được bài này chắc giấy nó nhả ra hết rồi 😀
Chính vì thế, trong tình trạng cấp bách mà bạn đã thực hiện lệnh in quá nhiều mà không biết cách hủy thì hãy lấy những tờ giấy đã in cho lại vào khay giấy để nó in lại vào tờ đó.
Hoặc là bạn hãy rút hết giấy còn trong khay đựng giấy ra, đợi đến khi máy in báo là Load Paper
thì mới tắt nguồn máy in đi.
Bạn không nên cuống cuồng tắt nguồn máy in khi chưa lấy hết giấy và máy chưa báo Load Paper ra nhé. Vì khi bạn tắt máy in đột ngột như vậy có thể gây ra tình trạng kẹt giấy và tình trạng có thể còn xấu hơn.
Mẹo khác:
Một cách khác nữa là bạn hãy sử dụng nút bấm hủy lệnh in trên máy in (áp dụng cho những máy in có nút này). Có thể là nút Cancel
hoặc là nút X
, bạn hãy giữ phím đó trong 5s nhé => máy in sẽ được dừng lại.
Hiện tại mình đã mở cửa Blog Chia Sẻ Kiến Thức Store ! – bán phần mềm trả phí với mức giá siêu rẻ – chỉ từ 180.000đ (bản quyền vĩnh viễn Windows 10/11, Office 365, 2021, 2016… và nhiều phần mềm bản quyền khác). Bảo hành full thời gian sử dụng nhé !
Cách #5. Áp dụng cho Windows 10, Windows 11
+ Bước 1: Ngoài ra, bạn có thể nháy đúp chuột vào icon máy in ở dưới thanh Taskbar.
Hoặc bạn có thể mở thủ công bằng cách sau:
Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + I
để mở Windows Setting => chọn Devices
=> chọn Printers & Scanners
=> tiếp tục click chuột vào máy in bạn đang sử dụng => rồi chọn Open Queue
.
+ Bước 2: Okay, tại cửa sổ tiếp theo, bạn chọn Printer
=> và chọn Cancell All Documents
nhé. Nếu làm một lần mà không tắt được thì làm một vài lần nhé các bạn, thỉnh thoảng nó dở dở ương ương vậy đấy >.<
Xem video:
II. Cách hủy lệnh in trên Macbook nhanh chóng
+ Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào phần System Preferences
(Phần cài đặt hệ thống)
+ Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Printers & Scanners
(Máy in & máy scan).
+ Bước 3: Bạn chọn tiếp cho mình phàn thiết lập Open Print Queue
(Mở lệnh đang in)
+ Bước 4: Okay, tại đây bạn hãy chọn máy in mà bạn đang sử dụng để in (đang chạy lệnh in)
Và nhấn chuột phải vào lệnh in => và chọn Delete
để xóa lệnh in trên Macbook là xong.
III. Lời kết
Như vậy là mình vừa hướng dẫn xong cho các bạn cách hủy lệnh in trên máy tính Windows, cũng như cách hủy lệnh in trên Macbook rồi nhé, mong là bạn sẽ ít gặp sơ suất hơn trong quá trình sử dụng máy in để in ấn tài liệu, văn bản của mình được nhanh chóng và tiết kiệm hơn 🙂
Và nếu biết thêm cách nào khác thì đừng quên để lại bình luận ở bên dưới bài viết nhé. Chúc các bạn thành công !
Đọc thêm:
- Link tải driver máy in đầy đủ nhất (HP, Canon, Epson…)
- Cách cài máy in cho máy tính, và cài qua mạng Lan (đơn giản)
- Sửa lỗi không chia sẻ được máy in thành công 100% (Error 0x000006d9)
CTV: Nguyễn Thanh Tùng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn
cám ơn bạn nhé, mình vừa giải quyết song, chia sẻ có hình ảnh dễ hiểu, tận tình
Cảm ơn bạn nhé, bài viết rất hữu ích ạ. Mình thì thường vào Devices and Printers để hủy cho nhanh 😀
À mà bạn cho mình hỏi xíu, bạn có biết Devices and Printers được lưu ở thư mục nào trong windows k ạ, mình tìm hoài mà k thấy 🙁