Mạng WiFi đã trở thành một phần không thể thiếu trong một xã hội hiện đại ngày ngay. Hầu hết các hộ gia đình ở Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn đều đã được tiếp cận với mạng WiFi rồi.
Mình sẽ không đề cập quá nhiều đến những ưu điểm của mạng WiFi nữa, vì ai ai cũng thấy rất rõ. Mà ở trong bài viết này mình sẽ nói về khả năng xuyên tường của sóng WiFi và các thiết bị phát sóng WiFi xuyên tường.
Như các bạn biết đó, không phải lúc nào sóng WiFi cũng ổn định, nhất là ở trong những khu vực có diện tích rộng, nhiều phòng ốc và vật cản.
Lúc này, nhiều người đã tìm mua cho mình một thiết bị kích sóng wifi, hay thậm chí là thiết bị wifi có khả năng xuyên tường. Vậy có sự nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ?
#1. Sóng WiFi là gì?
Về cơ bản thì sóng Wifi là một loại sóng điện từ, nó chứa các yếu tố vật lý tương tự như các loại sóng điện từ khác như sóng điện thoại, sóng truyền hình, hay sóng viba… Sóng WiFi hiện nay có bước sóng ngắn nên phạm vi truyền dữ liệu của nó khá ngắn.
Tần số hoạt động thông thường của sóng WiFi hiện nay là 2.5GHz và 5.0GHz, 2 tần số này được sử dụng rộng rãi nhất, tùy vào mục đích, nhu cầu của người dùng mà sử dụng tần số phù hợp.
WiFi sử dụng chung một chuẩn kết nối đó là 802.11
đi kèm với nó là 4 chuẩn là a
, b
, g
, n
. Những thông số này sẽ xuất hiện trên các Modem WiFi và tất nhiên đặc tính kĩ thuật của nó cũng khác nhau.
- 11b hoạt động ở mức 2.4GHz với khả năng xử lý 11 megabit/giây.
- 11g cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz khả năng xử lý nhỉnh hơn 54 megabit/giây.
- 11a hoạt động ở tần số là 5GHz và tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây.
- 11n tuy chỉ có tần số 2.4GHz nhưng nó có khả năng xử lý mạnh nhất 300 megabit/giây.
Nếu bạn muốn hiểu hơn các kiến thức về WiFi thì dưới đây là một vài bài viết tuyệt vời dành cho bạn:
- Toàn tập về các phiên bản và các thông số kỹ thuật của WiFi
- Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tốc độ mạng Wi-Fi nhà bạn?
- [Tips] Một số thủ thuật tăng tốc độ kết nối WiFi hiệu quả nhất
- Xem thêm nhiều bài viết khác về Wi-Fi tại đây nha anh em 🙂
#2. Những lầm tưởng về khả năng xuyên tường của thiết bị WiFi
Như mình đã nói ở trên, sóng WiFi có mọi yếu tố, đặc điểm của một sóng điện từ cơ bản như:
- Truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
- Vẫn bị khúc xạ, phản xá hay hấp thụ như ánh sáng thông thường.
Như vậy, qua hai yếu tố bên trên thì chúng ta có thể thấy sóng WiFi vẫn có thể xuyên tường được, đúng là như vậy, nhưng chúng sẽ yếu đi rất nhiều khi truyền qua tường.
Tường càng dày thì cản trở sóng WiFi càng lớn, hơn nữa, có rất ít sóng xuyên qua tường, mà thay vào đó chúng bị phân tán ra các hường khác nhau khi gặp một bức tường (vật cản). Hay nói một cách cụ thể hơn thì trong trường hợp này, sóng Wifi sẽ bị hấp thụ khi đi qua tường.
Hấp thụ là hiện tượng vật lý hay hóa học mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ chất lỏng hoặc rắn.
Khi sóng WiFi bị ngăn cản bởi một một bề mặt thì sẽ có 3 trường hợp xảy ra đó là: Nó đi xuyên qua (khúc xạ), Bị phản xạ lại hoặc Bị hấp thụ. Phần này mình muốn giải thích hơi sâu một chút để các bạn hiểu rõ bản chất vấn đề hơn.
Vậy một câu hỏi đặt ra lúc này là: Khi nào thì nó xuyên qua, khi nào thì phản xạ lại và khi nào thì bị hấp thụ?
Vâng, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của vật thể. Mọi vật chất đều được cấu thành từ những “nguyên tử” rất nhỏ.
Vậy nên kích cỡ của các nguyên tử và khoảng cách liên kết giữa chúng với nhau (chặt chẽ hay lỏng lẻo) là những yếu tố quyết định liệu vật thể sẽ hấp thụ một bước sóng cụ thể của bức xạ điện từ, hay cho phép nó đi xuyên qua.
Vậy thực chất thì những bộ kích sóng WiFi hay những thiết bị modem, router có khả năng xuyên tường thì sao?
Vâng, thực tế là không có thiết bị ở mức dân dụng nào đủ khả năng để làm cho Wifi xuyên tường đúng nghĩa cả.
Mà chính xác hơn, những thiết bị này được thiết kế để ổn định sóng WiFi cho bạn.
Với việc kết hợp các hệ thống điện tử, vi mạch bên trong thiết bị Wifi sẽ được ổn định hơn: Về bước sóng, về tần số tránh khả năng bị nhiễu ….. những điều đó kết hợp lại giúp bạn có một đường truyền ổn định hơn.
Mình nghĩ đó chỉ là hình thức quảng cáo và Marketing của các hãng hoặc cửa hàng bán mà thôi.
Thử nghĩ nếu thực sự nó xuyên tường được như quảng cáo, thì việc gì các hệ thống phát Wifi trong nhà hàng, quan xá phải đặt ở trên cao. Các nhà cung cấp Internet cũng khuyến khích điều đó, vì đơn giản khi ở trên cao sóng wifi sẽ dễ truyền đi hơn, ít gặp vật cản hơn.
Việc xuyên tường được hay không là phụ thuộc vào bức tường đó, nếu tường mỏng và có kết cấu không quá đặc biệt thì sóng WiFi vẫn có thể đi qua được, còn nếu bức tường quá dày thì tín hiệu WiFi sẽ không thể đi xuyên qua.
Tốc độ WiFi ảnh hưởng bởi gói mạng, thiết bị thu và thiết bị phát
Một tín hiệu WiFi mạnh là sự kết hợp của cả thệ thống phát và hệ thống thu chứ không đơn thuần là từ một phía.
Chắc hẳn bạn đã gặp trường hợp, chiếc điện thoại của bạn đôi khi không bắt sóng được một mạng WiFi nào đó, nhưng điện thoại của người khác lại bắt được => đó chính là do khác biệt ở thiết bị thu.
Nhưng nguyên nhân cũng có thể bộ phát đã đạt giới hạn người truy cập.
Thu tín hiệu được rồi thì thiết bị đó cũng phải có khả năng hỗ trợ, tương thích với chuẩn wifi đang sử dụng, cũng như khả năng giải mã tín hiệu thì mới sử dụng được như bình thường.
Nói tóm lại, những thiết bị phát WiFi xuyên tường chỉ mang tính chất quảng cáo là chính, chúng chỉ là những bộ Repeater (tiếp sóng) thông thường.
Đặc biệt là các thiết bị trôi nổi không có danh tiếng gì, còn đối với những thiết bị chất lượng tốt, có thương hiệu thì giá thành khá cao và như mình đã nói ở trên, nó giúp WiFi của bạn ổn định hơn nhờ những thiết kế từ nhà sản xuất, chứ không phải tăng khả năng xuyên tường (nếu như tường đó có kết cấu phức tạp).
Nếu bạn muốn lắp đặt và sử dụng mạng WiFi được ổn định trong một phạm vi phức tạp, ví dụ như là khách sạn, trường học.. thì WiFi Mesh là rất phù hợp.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com