Tai nghe là một thiết bị đã quá quen thuộc và gần gũi với tất cả chúng ta, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi với rất nhiều mẫu mã và thể loại khác nhau, từ không dây cho tới có dây, từ nhét tai cho tới chụp tại..
Có thể nói, các mẫu tai nghe hiện nay đã đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng về cả mẫu mã lẫn chất lượng âm thanh. Phù hợp cho mọi đối tượng từ những người nghe nhạc phổ thông cho đến dân chuyên nghiệp, hay các game thủ và các nhà sản xuất âm thanh, video….
Một số hãng tai nghe nổi tiếng ví dụ như: Sony, AKG, Bose, JBL, Denon, Magico, Dynaudio, FiiO, Apple, Grado, Shure, Pioneer, Klipsch, Koss, Philips, Panasonic, JVC,….
Vậy có bao giờ bạn tự hỏi là chất lượng âm thanh của tai nghe phụ thuộc vào những yếu tố gì hay không? Ở trong bài viết này chúng ta sẽ cùng phân tích, thảo luận để có câu trả lời chính xác nhất nhé !
Mục Lục Nội Dung
#1. Trở kháng tai nghe
Trước hết, chúng ta cần biết TRỞ KHÁNG là gì cái đã !
Trở kháng là đại lượng tính bằng Ohm (ôm), biểu thị mức độ cản trở dòng điện đi qua trên thiết bị nào đó. Ohm càng cao thì dòng điện đi qua sẽ càng khó và càng dễ bị triệt tiêu đi.
Trở kháng trên tai nghe cũng tương tự như vậy, nó biểu thị cho mức độ cản trở điện, hay nói đúng hơn là tín hiệu điện (âm thanh).
Thông thường, dòng điện hay các tín hiệu nói chung đều có sự nhiễu loạn khi hoạt động truyền tải được diễn ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như sóng radio bị nhiễu, sóng điện thoại hay WiFi bị nhiễu.
Đối với tín hiệu âm thanh trong mạch cũng vậy, chúng cũng bị nhiễu, với một tai nghe có trở kháng cao nó sẽ giảm thiểu đi tình trạng bị nhiễu tín hiệu này, để mang lại âm thanh với những tín hiệu chân thực nhất (mạnh nhất).
Ví dụ đơn giản với những tai nghe rẻ tiền, đôi khi không bật nhạc mà chỉ cắm vào máy thôi là chúng ta thi thoảng cũng nghe thấy tiếng rè rè hay thậm chí là rít lên rất khó chịu. Đó là những tín hiệu nhiễu, tín hiệu điện không mong muốn…
#2. Nguồn phát
Nguồn phát ở đây mình sẽ chia ra làm 2 loại là: Âm thanh gốc và bộ truyền tải xử lý.
Âm thanh gốc: Là những file nhạc, file video, nhạc lossless… có chất lượng gốc hoặc tương đương. Tức là muốn nghe nhạc hay, âm thanh sống động, rõ ràng thì file âm thanh phải là loại file chuyên biệt cho audio chất lượng cao. Chúng thường có bitrate cao, dung lượng file cũng lớn vì chứa lượng lớn dữ liệu âm thanh.
Cho dù bạn có sở hữu những tai nghe đắt tiền, hàng hiệu có giá hàng triệu đồng, nhưng file nhạc chỉ là loại 128kps thì cũng chỉ nghe như tai nghe ngoài chợ mà thôi, nếu có khác biệt thì cũng chỉ là rất nhỏ không đáng kể.
Bộ truyền tải, xử lý: Với âm thanh tốt, tai nghe trở kháng cao thì bộ xử lý âm thanh cũng phải đủ mạnh để khuếch đại cũng như xử lý tín hiệu truyền đi.
Nếu bộ xử lý không tốt, khi gặp tai nghe trở kháng cao, tín hiệu âm thanh không đủ mạnh sẽ khiến nó mất đi khi qua tai nghe. Như đã nói ở trên, file âm thanh chất lượng cao thì bộ giải mã phải đủ tiêu chuẩn để xử lý file nén khi phát nhạc.
Đọc thêm:
- Tải nhạc MP3Zing chất lượng 320Kbps, không cần đăng nhập
- Tăng âm lượng và chất lượng âm thanh trên máy tính Windows
- Nhạc Kbps là gì? Nhạc 128Kbps và 320Kbps khác nhau như thế nào?
#3. Chất lượng đường truyền
Với tai nghe có dây thì dây dẫn hay jack cắm đều phải là loại chất lượng cao thì mới ok được. Nó phải có thiết kế chuyên biệt để đảm bảo tín hiệu truyền đi được liên tục, không gặp trục trặc.
Chưa kể đến yếu tố vật lý khi sử dụng như dây tai nghe bị xoắn, bị gập hay thậm chí bị kéo dãn. Chúng phải đủ độ bền tương ứng để trong thời gian sử dụng không bị hư hỏng quá nhanh bởi những yếu tố không mong muốn.
Còn đối với tai nghe không dây thì vấn đề này sẽ rắc rối hơn, vì chúng truyền tín hiệu bằng sóng nên việc bị nhiễu, bị ngắt quãng là điều rất dễ xảy ra. Vậy nên các thiết bị tai nghe không dây luôn có tiêu chuẩn kết nối riêng và nó phải tương thích với đầu phát. Ví dụ như công nghệ không dây Bluetooth 4 hay 5 chẳng hạn.
#4. Mạch xử lý trên tai nghe
Trên các tai nghe hiện đại ngày nay, ngoài hệ thống loa thì ở một số tai nghe cao cấp còn trang bị một hệ thống xử lý âm thanh nhỏ. Mà thông thường chúng là bộ xử lý tiếng ồn bên ngoài, hoặc ổn định cho tín hiệu đầu vào tai nghe được trung thực nhất.
Những tai nghe loại này thường có giá thành cao hơn nhưng đi kèm với chất lượng âm thanh rất tốt và đặc biệt là khả năng khử tiếng ồn giúp bạn thoải mái nghe nhạc nơi có nhiều tạp âm.
Có thể bạn sẽ thích: Đánh giá tai nghe BackBeat FIT 3200 sau 2 tháng sử dụng
#5. Lời kết
Vâng, đó là 4 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trên tai nghe.
Tất nhiên sẽ vẫn còn một số yếu tố nhỏ nhỏ khác như chất lượng màng lòa, chất lượng loa, đệm mút âm thanh… thì theo mình nó chỉ chiếm một phần nhỏ thôi, hơn nữa với những tai nghe phổ thông (không phải loại rẻ tiền) thì chất lượng loa, màn loa là khá ổn rồi.
Hi vọng là bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo đến từ Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé !
CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn