Phần mềm giảm Ping, giảm Lag có thực sự hiệu quả không?

Đối với những bạn thường xuyên chơi game online, hay những bạn có nhu cầu phải sử dụng nhiều đến Internet thì việc mạng chậm, mạng lag sẽ gây ra sự khó chịu x10 so với những người dùng phổ thông.

Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài như hiện nay, khi mà nhu cầu học online và làm việc online đang ngày càng gia tăng. Chính vì thế mà tốc độ mạng, cũng như sự ổn định của mạng lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Vâng, và khi mạng chậm thì không ít bạn đã tìm đến những ứng dụng/ phần mềm/ dịch vụ để giảm Ping, giảm lag cho quá trình học tập và giải trí của mình, mà chủ yếu là mấy ông chơi game online 🙂

Vậy một câu hỏi đặt ra là những phần mềm giảm Ping, giảm lag này chúng có thực sự hiệu quả hay không? Nếu bạn muốn biết câu trả lời thì mời bạn theo dõi bài phân tích dưới đây nhé.

#1. Dịch vụ/ phần mềm giảm lag, giảm Ping là gì?

Vâng, bạn có thể hiểu đơn giản đây là những phần mềm được thiết kế ra để giúp thiết bị của bạn sử dụng Internet một cách tối ưu hơn. Nó sẽ dành ưu tiên hơn cho những phần mềm/ ứng dụng mà bạn đang làm việc ở mức cao hơn.

Các phần mềm này đa số hướng tới nhóm game thủ là chính, những game thủ này vốn hay chơi game ở các sever nước ngoài.

Các phần mềm này đa số đều là dịch vụ trả phí, tức là bạn phải bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ. Mà phổ biến nhất trong số đó là các phần mềm VPN.

phan-mem-giam-lag-co-hieu-qua-khong (2)

Đa số đều là các phần mềm trả phí là do nhà phát triển phải đầu tư cơ sở hạ tầng, hoặc thuê cở sở hạ tầng để phát triển dịch vụ của họ. Vậy nên việc tính phí là điều dễ hiểu và cũng là điều cần phải làm để người dùng có được dịch vụ đúng nghĩa !

#2. Nguyên lý làm việc của các phần mềm giảm Ping, giảm lag này là gì?

NOTE: Giật lag do mạng khác hoàn toàn với việc giật lag do cấu hình phần cứng của máy tính không đáp ứng được nhé các bạn. Bạn nên phân biệt rõ 2 điều này giúp mình nha 🙂

Trong bài viết này mình chỉ đề cập đến vấn đề do mạng Internet mà thôi, không liên quan gì đến phần cứng máy tính cả.

Thông thường, khi bạn sử dụng Internet thì những dữ liệu của bạn sẽ được nhà cung cấp truyền tải trên một đường truyền của một hệ thống máy chủ (server) chỉ định.

Hệ thống này đáp ứng những yếu tố kĩ thuật như tốc độ mạng, băng thông…. Và khi mọi thứ ổn định thì bạn sẽ không gặp phải bất cứ vấn đề gì khi truy cập và sử dụng dịch vụ đó cả.

Tuy nhiên, khi có trục trặc về đường truyền, ví dụ như đứt cáp quang biển chẳng hạn, hay ví dụ như vị trí bạn truy cập Internet cách quá xa với sever hệ thống (server của các trang web hoặc game…) thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải hiện tượng giật, lag, ping cao, delay hoặc thậm chí là không thể tải nổi trang web hoặc game đó.

Có nghĩa là, khi sử dụng Internet một cách thông thường thì kết nối mạng của bạn sẽ đi thẳng đến vị trí đặt server (ví dụ như server game) đó luôn. Còn khi bạn sử dụng các dịch vụ VPN thì nó sẽ đi qua máy chủ VPN mà bạn chỉ định, rồi mới đến server game.

Và chiều ngược lại cũng vậy, dữ liệu từ server game cũng sẽ đi qua máy chủ VPN trước, rồi mới đến thiết bị mạng nhà bạn.

Ví dụ cụ thể cho các bạn dễ hình dung:

Khi không dùng VPN: Máy tính (ví dụ ở Việt Nam) => kết nối với thiết bị mạng => sau đó dữ liệu sẽ được truyền tải trực tiếp đến server game bên Mỹ. Và dữ liệu sẽ phản hồi theo chiều ngược lại như vậy.

Còn khi sử dụng VPN: Máy tính (ở Việt Nam) => kết nối với thiết bị mạng => sau đó dữ liệu sẽ đi qua mạng VPN (ví dụ như ở Singapore) => sau đó mới chuyển đến server game bên Mỹ.

Và dữ liệu chuyển về cũng tương tự như vậy, nên ta có thể thấy, dữ liệu chuyển từ Singapore về Việt Nam sẽ gần hơn nhiều so với dữ liệu từ Mỹ về Việt Nam.

=> Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là như thế !

phan-mem-giam-lag-co-hieu-qua-khong (1)

Nhìn chung, nếu bạn sử dụng một phần mềm giảm Ping (nói cụ thể hơn là một phần mềm VPN) thì nó sẽ hoạt động như sau:

1/ Phần mềm sẽ tự động lựa chọn một máy chủ gần với quốc gia của bạn, một đường truyền có sẵn trong mạng VPN đó, chứ không sử dụng máy chủ hay đường truyền chỉ định hiện tại nữa.

Tất nhiên, với những phần mềm/dịch vụ VPN miễn phí thì chúng ta không có quyền chọn lựa server theo ý của chúng ta được, mà nó sẽ tự động lựa chọn những server miễn phí có sẵn.

Vậy nên chúng ta không biết gì về thông số, cũng như tính kĩ thuật, hay độ an toàn của nó. Nhưng đối với các dịch vụ trả phí thì bạn có thể lựa chọn server theo nhu cầu sử dụng của bạn.

Ví du như chúng ta đang ở Việt Nam thì chúng ta có thể lựa chọn các server VPN gần với chúng ta nhưng Singapore, Nhật Bản…

2/ Sau đó, phần mềm sẽ tiến hành kết nối với máy chủ và đường truyền mà bạn đã chọn, và nó sẽ tự thiết lập những thông số cần thiết. Việc của bạn là sử dụng mà thôi !

=> Nói tới đây chắc nhiều bạn vẫn thấy khó hiểu nếu như trước đó bạn chưa lần nào tiếp xúc với VPN. Có đúng không ạ 🙂

Có lẽ nhiều bạn đang thắc mắc là khi đứt cáp quang biển, hoặc gặp sự cố về cáp quang thì việc kết nối của nhà mạng cũng gặp trục trặc, vậy sao phần mềm lại có thể tìm được đường truyền ổn định hơn đúng không?

Trên thực tế, Việt Nam chúng ta có tới 6 tuyến cáp quang trên biển, với nhiều tốc độ và băng thông khác nhau.

Các nhà mạng hiện nay phần lớn đều sử dụng chung tuyến cáp quang biển ra quốc tế, lớn nhất hiện tại là AAG, còn các tuyến còn lại sẽ được phân bổ tương ứng cho các nhà mạng.

phan-mem-giam-lag-co-hieu-qua-khong (1)

Như vậy, khi một hệ thống cáp quang gặp trục trặc, các nhà mạng sử dụng tuyến cáp quang đó sẽ bị chậm và quá tải, nên không thể truyền tải dữ liệu một cách xuyên suốt được.

Thông thường thì khi bị đứt cáp quang biển, chỉ những kết nối ra ngoài quốc tế mới bị ảnh hưởng, còn những game, những trang web hay những dịch vụ…. có server đặt trong nước thì không bị ảnh hưởng gì nhiều.

Và như mình đã giải thích bên trên, khi cáp quang đứt, nếu chúng ta vẫn kết nối mạng Internet theo cách thông thường ra quốc tế thì quãng đường sẽ rất xa (trong ví dụ trên là từ Việt Nam qua Mỹ).

Vậy nên giải pháp VPN sẽ giúp rút ngắn quãng đường truyền tải dữ liệu => từ đó mạng được ổn định và đỡ giật lag hơn khá nhiều.

Hơn nữa, bản thân các phần mềm/dịch vụ VPN sẽ sử dụng những máy chủ đặt ngoài Việt Nam, ví dụ như Singapore chẳng hạn (vậy là tín hiệu từ server game bên Mỹ đến server VPN ở bên Singapore không bị ảnh hưởng gì).

Như vậy, quãng đường truyền tải dữ liệu được rút ngắn, chỉ còn từ Việt Nam sang Singapore mà thôi. Chứ không phải là từ Việt Nam sang Mỹ nữa.

Hoặc một trường hợp khác nữa, nếu Server của VPN đặt ở Việt Nam thì cũng có thể chúng được kết nối với một tuyến cáp quang khác (tuyến chưa bị đứt).

Nói tóm lại, phần mềm/ dịch vụ VPN như một nhà mạng thứ 2, là điểm trung chuyển, cung cấp cho chúng ta một đường truyền khác, gần hơn, ổn định hơn trong những lúc cần thiết.

#3. Phần mềm giảm Ping, giảm lag có thực sự tốt?

Qua nguyên lý hoạt động như mình đã giải thích bên trên thì có lẽ bạn đã có đáp án rồi đúng không, bản chất của những phần mềm này là tìm kiếm một máy chủ, một đường truyền ổn định hơn trong lúc đứt cáp. Hoặc khi bị chặn.

Nhưng đôi khi, bản thân những đường truyền, hay những server này vẫn bị quá tải do có quá nhiều người truy cập cùng lúc, hoặc cơ sở hạ tầng không đảm bảo nên có những lúc chúng không mang lại được kết quả như mong muốn.

Nói cho ngắn gọn thì phần mềm giảm Ping, giảm lag hoạt động khá hiệu quả, nhưng chỉ với những dịch vụ trả phí thôi nha các bạn, còn những bản miễn phí thì mình không bàn đến.

Vậy thôi ! Ngoài những kiến thức bên trên ra thì bạn có thể đọc thêm bài viết này để hiểu hơn về VPN nhé: Cách sử dụng WARP 1.1.1.1 do Cloudflare phát hành, FREE 100%

phan-mem-giam-lag-co-hieu-qua-khong (2)

Mong muốn một đường truyền ổn định là điều mà mọi người đều quan tâm, nên những phần mềm giảm ping, giảm lag đang ngày càng thịnh hành hơn.

Tuy nhiên, bạn hãy chọn mặt gửi vàng nhé, chỉ nên dùng các dịch vụ VPN có tên tuổi và uy tín. Bởi tất cả dữ liệu mạng của chúng ta sẽ đi qua mạng VPN này, chính vì thế, nếu sử dụng các dịch vụ không rõ nguồn gốc thì dữ liệu của bạn rất dễ bị đánh cắp.

Trên blog đã có nguyên một chuyên mục về các phần mềm VPN, bạn có thể tham khảo và chọn ra dịch vụ phù hợp với bạn nhé: Tổng hợp các phần mềm VPN tốt nhất [Ful hướng dẫn]

Hiện nay thì vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị hack liên quan đến những phần mềm này. Nhưng chúng ta vẫn phải cẩn thận, phải chủ động bảo vệ mình trước những nguy hiểm của Internet bạn nhé.

Hi vọng là bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Đọc thên:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 4.3/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop