Cùng là xử lý hình ảnh nhưng tại sao chơi game lại nhẹ hơn Render?

Như các bạn đã biết, dù chơi game hay là render 3D thì đều sử dụng hình thức chung gọi là kết xuất hình ảnh. Nghĩa là “biến” những dữ liệu về màu sắc, ánh sáng, kích thước… thành một hình ảnh cụ thể.

Nhưng tại sao khi chơi game lại cần một hệ thống máy tính nhẹ hơn rất nhiều so với việc dựng 3D thông thường? Nếu như bạn cũng có chung thắc mắc thì chúng ta hãy cùng phân tích qua bài viết bên dưới đây nhé!

#1. 3D trong môi trường dựng hình

tai-sao-choi-game-lai-nhe-hon-render (3)

Trước hết, chúng ta sẽ xét đến hình ảnh 3D trên các phần mềm 3D thông dụng như 3Dmax, Maya…

Một hình ảnh 3D cơ bản sẽ có hai yếu tố sau đây:

  • 3D thô (không Texture): Đây là hình ảnh 3D đơn giản nhất, được các modeling vẽ, chúng khái quát hình thái bên ngoài của vật thể 3D. Như góc cạnh, chân tay, bề mặt da….. những thứ đó cho chúng ta một cái nhìn khái quát và nhận biết được vật thể 3D này thể hiện cho cái gì (người, vật dụng……).
  • 3D có Texture: Đây là giai đoạn bạn sẽ khoác lên vật thể những thông số bề mặt (da, texture..) như màu sắc, chất liệu, kết cấu… Ví dụ modeling một con cá thì bề mặt da phải là dạng vảy, có độ bóng nhất định và màu sắc cụ thể.

Như vậy, qua hai yếu tố bên trên thì ta có thể thấy, công đoạn nặng nhất chính là khi áp dụng texture lên vật thể 3D.

Khi đó thì mỗi pixel màu, mỗi chỗ lồi, chỗ lõm… hay bất kỳ hình thái nào của vật thể đều chứa một lượng dữ liệu khác nhau về màu sắc, ánh sáng, đổ bóng….. nói nghe đơn giản vậy chứ đây là một con số khổng lồ, nhất là đối với những vật thể phức tạp.

Lúc này, để render được thì những dữ liệu “khổng lồ” đó sẽ được nạp vào Ram ( VRam hoặc Ram hệ thống ), sau đó chúng sẽ lần lượt được đưa đến bộ xử lý (CPU hoặc GPU).

Và rồi bộ xử lý sẽ tính toán và cho ra kết qua như chúng ta thiết lập, hiểu đơn giản là chúng sẽ phải xử lý mọi thứ từ con số 0 cho đến khi ra được kết quả cuối cùng. Vậy nên chúng sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên máy tính, cũng như thời gian để xử lý.

#2. 3D trong môi trường game

Khi những dữ liệu, những thông số và những hình ảnh 3D được render xong thì chúng sẽ được các nhà phát triển đưa nó vào trong môi trường game với những phần mềm khác nhau, cùng với sự tương tác (bằng code) và nhiều thứ chuyên môn khác nữa.

tai-sao-choi-game-lai-nhe-hon-render (1)

Đọc tới đây thì nhiều bạn sẽ thắc mắc là: Vậy khi đưa vào game rồi thì máy tính cũng phải dựng lại hình mà…

Vâng, đúng là như vậy !

Nhưng thực tế là những thứ đó đã có sẵn chứ không phải là phải tính toán lại từ đầu nữa, mà lúc này nó chỉ việc lấy dữ liệu đã có sẵn trong “kho” ra để dùng thôi.

Ví dụ một khối vuông bị đèn pin chiếu vào (theo hướng từ trái sang phải) sẽ có đổ bóng ở phía sau, lúc này sẽ có chỗ sáng và chỗ tối trên bề mặt khối vuông…. tất cả những thứ này đều đã được thiết lập trước đó từ đội phát triển game.

Với game thành phẩm thì những thông số này là có sẵn trong kho dữ liệu của game, máy tính không cần tính toán lại nữa, chúng chỉ cần tái hiện lại mà thôi => nên sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với việc tính toán và dựng lại từ đầu.

#3. Lời kết

Như vậy có thể hiểu được rằng, những nhân vật, những đối tượng mà bạn chơi trong game chỉ là tái hiện lại những gì có sẵn mà thôi, chứ không phải tính toán mọi thứ lại từ đầu nữa.

Tất nhiên, trên thực tế, để ra đời được một trò chơi thì ngoài hình ảnh 3D ra còn là code, còn là tối ưu phần cứng, fix bug …. Nhưng trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ xét riêng về việc dựng hình 3D mà thôi.

tai-sao-choi-game-lai-nhe-hon-render (2)

Vậy nên, nếu xét trên cùng một cấu hình thì bạn hoàn toàn có thể chơi được khá nhiều tựa game (kể cả là game nặng) nhưng chưa chắc là bạn đã làm ra được một tựa game với đồ họa và những chức năng tương đương được.

Ở những studio lớn thì công việc dựng hình, code, render đều được chia ra, bởi đơn giản chúng quá phức tạp để làm chung, họ phải sử dụng những cỗ máy chuyên biệt để render chứ rất ít nơi sử dụng chính máy tính dựng hình để render.

tai-sao-choi-game-lai-nhe-hon-render (4)

Như vậy là qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu được vì sao cùng là kết xuất 3D nhưng khi dựng hình, làm game lại yêu cầu cấu hình máy tính cao hơn hẳn rồi đúng không nào?!

Trong khi đó, bạn chỉ cần một máy tính cấu hình tầm trung là đã có thể chơi được một tựa game với hiệu ứng 3D tương tự rồi.

Hi vọng là câu trả lời trong bài viết này đã thỏa mãn được những thắc mắc của các bạn. Nếu như bạn có bất kỳ câu hỏi nào thì hãy để lại comment phía bên dưới bài viết để chúng ta cùng thảo luận thêm ha!

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop