Lưu ý: Bàn phím K70 RGB TKL của Corsair dành riêng cho dân gaming nên bàn phím chính hãng chỉ có nút/switch chuyên chơi game (kiểu Linear/ Speed silent).
Thêm nữa là nút bấm được “hàn” vào bàn phím thay vì có thể tháo nóng “hot swap”, bạn phải có đồ gỡ lớp hàn đặc biệt này thì mới thay nút được nhé.
Vì đây là bàn phím gaming nên Corsair quảng bá rất mạnh về: độ trễ (delay) cực thấp, nút chuyển đổi chuyên dụng khi chơi game “Tournament Switch”, và hãng hướng đến đối tượng vận động viên eSport chuyên nghiệp.
Là một bàn phím cơ cao cấp nên Corsair K70 RGB TKL có giá 140$ (1$ ~23.000.000 VNĐ) !
Vâng, nếu bạn là dân văn phòng, viết lách, hay game thủ mới vào đời và đặc biệt là có điều kiện thì cũng nên đầu tư hẳn một bàn phím cơ, nhất là thương hiệu Corsair vốn rất nổi tiếng với RAM, tai nghe gaming, case PC, chuột gaming,… chất lượng cao.
Mục Lục Nội Dung
#1. Cái nhìn tổng quan về bàn phím Corsair K70 RGB TKL
Corsair đã nâng tầm bàn phím cơ lên một đẳng cấp mới: Ngoài việc đặc trưng là độ bền, trải nghiệm gõ phím rất đã của bản thân bàn phím cơ, Corsair còn trang bị thêm trên K70 RGB TKL: đèn nền tùy biến cao RGB, phím media chuyên dụng, bánh xe điều chỉnh âm lượng nhanh…
Đèn nền RGB trên bàn phím có thể được điều chỉnh đến từng phím thông qua phần mềm iCube, mình đang dùng một bàn phím giả cơ của DareU, cũng có RGB backlight như ai, nhưng khổ nỗi là mỗi lần bật lại máy thì phải chỉnh lại đèn RGB về chế độ ưa thích bằng tổ hợp phím tắt, khá bất tiện.
Mình rất thích dàn phím Media chuyên dụng và bánh xe chỉnh âm lượng, chứ nếu tích hợp nó dưới dạng tổ hợp phím bấm Fn
như trên Laptop thì rất tù túng thưa các bạn..
#2. Trải nghiệm bàn phím cơ Corsair K70 RGB TKL
Về ngoại hình thì chiếc K70 RGB TKL có thiết kế rất nam tính, góc cạnh, tối giản, phông chữ trên phím vuông vắn, đậm, mạnh mẽ. Logo Corsair nhỏ nằm ở đầu bàn phím, phát sáng theo đèn nền.
Bàn phím đặc biệt cứng cáp, từ tổng thể cho đến từng phím bấm, nhất là phím cách Spacebar, không có hiện tượng chông chênh khi bấm lệch về một phía.
Chất lượng phím thì khỏi phải bàn, được làm từ nhựa PBT double-shot chống phai mòn, bền bỉ mà vẫn đảm bảo độ trong suốt cho đèn nền xuyên qua.
K70 có kích cỡ phím tiêu chuẩn nên bạn không phải lo tìm kiếm phím thay thế khi gặp hư hỏng.
Về layout/ bố trí phím thì nó có 2 tùy chọn chính là US ANSI và UK ISO, bạn cũng có thể chọn các layout European nếu muốn.
TKL trong tên của K70 ngụ ý nó không có dãy phím Numpad (tenkeyless), đó là điều hiển nhiên bởi game thủ đa phần dùng các phím W,A,S,D bên trái, còn tay phải dùng chuột là chính mà.
Nếu bạn cần nhập liệu nhiều bằng Numpad thì vẫn có thể mua loại gắn ngoài, chẳng vấn đề gì cả.
Các bạn lưu ý là K70 chỉ có tùy chọn phím bấm Cherry MX Reds
(dạng linear, hạn chế tiếng ồn), hay Cherry MX Speed Slivers
(dạng linear siêu nhạy, siêu êm).
Vậy cho nên, nếu các bạn yêu thích dòng tactile MX Browns hay clicky MX Blue sẽ phải tập thích nghi với trải nghiệm trên K70 này, hoặc bạn có thể mua 1 bộ switch mới thay vào cũng được (nhớ mua kèm công cụ gỡ mối hàn phím).
#3. Phần mềm iCube
Không phải bàn cãi gì thêm, đèn nền RGB là điều bắt buộc phải có khi mua bàn phím, và Corsair với K70 có thể chiều lòng mọi khách hàng khó tính nhất.
Bởi ngoài việc đèn nền tùy biến đến từng phím (thay vì đèn nền chung với các mẫu phát sáng đơn giản trên bàn phím giả cơ bình dân), thì hãng còn cung cấp phần mềm iCube (tương thích với cả MacOS lẫn Windows) giúp tùy biến bàn phím mạnh mẽ: từ việc thay đổi hoàn toàn layout phím, gán phím/remap cho đến vô vàn hiệu ứng ánh sáng.
Với người dùng bình thường, bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh đèn nền bằng tổ hợp phím bấm là đủ dùng rồi.
#4. Mua bàn phím cơ K70 RGB TK chính hãng ở đâu?
#5. Tổng kết
Túm lại, bàn phím K70 RGB TKL rất đáng đồng tiền bát gạo đối với game thủ chuyên nghiệp: Kiểu phím linear nhanh nhạy, đèn nền đầy cảm hứng, phím media tiện lợi, nút chuyển tournament switch chuyên nghiệp, công nghệ xử lý AXON cho tốc độ quét khủng 8,000Hz (so với 1,000Hz trên bàn phím bình thường).
Nói thật ra thì người dùng phổ thông/ văn phòng dùng bàn phím này là hơi phí, bởi kiểu phím Cherry MX Red/ Sliver gõ chữ không sướng bằng dòng Brown/ Blue.
Với túi tiền eo hẹp và nhu cầu bình dân thì với tầm này tiền bạn có thể mua được cả combo bàn phím giả cơ, chuột + tai nghe chứ chẳng đùa ᵔᴥᵔ
Xem thêm:
- [REVIEW] Đánh giá chuột Gaming không dây Logitech G304
- Đánh giá chuột MX Master 3 của Logitech: Tuyệt vời lắm!
- “Chuột ngoài hành tinh” Viper 8K Gaming Mouse của nhà Razer
- Review Newmen GL800: Bàn phím gaming giá rẻ cho game thủ
CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com