Dạo gần đây, Ấn Độ và Trung Quốc đang có một vài sự cốcăng thẳng về chính trị ở biên giới giữa 2 nước.
Ngay sau đó, Ấn Độ đã có những động thái tẩy chay các mặt hàng tới từ Trung Quốc, kể cả phần cứng lẫn phần mềm.. Vậy thì 2 bên, ai sẽ là người gánh hậu quả nặng nề hơn? Mời các bạn cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Đọc thêm:
- Huawei trở thành OEM top 1 thế giới: “Bí quyết” là gì?
- iOS 14 phát hiện Zalo, TikTok ăn cắp dữ liệu: cụ thể thế nào?
#1. Đôi nét về Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia nằm ở Nam Á, diện tích lớn thứ 7 thế giới, và số dân đông thứ 2 thế giới với 1,33 tỉ người.
Ấn Độ có biên giới tiếp giáp với Ấn Độ dương, biển Ả Rập, vịnh Bengal, Trung Quốc, Pakistan, Nepan, Bhutan, Myanmar và Banglades.
Ấn Độ là một quốc gia có GDP bình quân đầu người ở mức thấp trên thế giới, ngang với Việt Nam. Công nghệ kĩ thuật của họ cũng không có gì đột phá lắm.
Xiaomi với 2 thương hiệu con là Redmi va Poco đang chiếm top 1 thị phần ở đây. Samsung đứng top 2 thị phần, và Oppo chiếm top 3.
Giống như người Việt mình, Ấn Độ cũng rất chuộng cấu hình, tới cái mức mà Xiaomi và Oppo phải sinh ra thêm Realme và Poco để phục vụ nhu cầu của thị trường siêu to này. Apple không có cửa ở đây !
Nếu không tính cả Douyin (phiên bản TikTok nội địa Trung Quốc) thì Ấn Độ là quốc gia có người sử dụng TikTok đông nhất thế giới.
Bạn có biết Joker Ấn Độ không?
Các ứng dụng như QQ, WeChat, Weibo được Trung Quốc cung cấp và được sử dụng rộng rãi trên toàn bộ đất nước Ấn Độ…
Và còn nhiều thứ khác nữa..
Tóm gọn lại, Ấn Độ là thị trường cực kì tiềm năng cho nền công nghệ Trung Quốc. Vậy với những động thái tẩy chay các sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sẽ khiến bên nào chịu thiệt thòi nhiều hơn?
#2. Ai sẽ thiệt hơn: Trung Quốc hay Ấn Độ?
Đương nhiên là Trung Quốc !
Trừ Samsung ra, chỉ toàn các OEM smartphone Trung Quốc chiếm đóng thị trường Ấn Độ như Xiaomi, Oppo, Huawei, Vivo,…
Hãy tưởng tượng sự thay đổi thị phần trên toàn thế giới của các OEM smartphone khi mà Ấn Độ dùng đồ Hàn và Mỹ xem: Sự tăng trưởng và thế tiến lên của Oppo, Xiaomi hay Huawei đều sẽ mất. Cơ hội sẽ trở lại với Samsung, Apple, Google, LG hay cả Sony.
59 apps tới từ Trung Quốc đang được Ấn Độ đề nghị xóa khỏi Google Play và AppStore. Trong đó, công ty mẹ của TikTok sẽ chịu cú vả cực mạnh khi đang làm ăn phát đạt, đùng phát mất tới 200 triệu người dùng.
Ngoài ra, các app ứng dụng, app game, mạng xã hội, trình quản lí file,… của Trung Quốc đều có trong danh sách này, và sẽ gây ảnh hưởng nhẹ hơn tới Tencent, Alibaba, Xiaomi,….
Smartphone Trung Quốc sẽ không vào được Ấn Độ nữa. Trước đây chưa từng có lệnh cấm nào như thế này cả, nhưng Xiaomi đã đi trước một bước: danh sách update MIUI 12 của Redmi không có Ấn Độ. Việc cấm cửa các sản phẩm smartphone Trung Quốc chỉ còn là vấn đề về thời gian.
Các công ty viễn thông như Huawei và ZTE sẽ mất đi một khách hàng tiềm năng trong công cuộc phủ sóng 5G của mình.
Đó là phía Trung Quốc. Còn Ấn Độ cũng không hề bình an vô sự !
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của công nghệ từ Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ. TikTok không chỉ là sân chơi của giới trẻ, mà còn là nơi mà những hiện tượng, thần tượng mạng ra đời.
Việc mất TikTok sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân của nước này. Nhiều tựa game phổ biến cũng sẽ bị mất đi, như Mobile Legend Bang Bang, Arena Of Valor, PUBG Mobile hay Call Of Duty Mobile nữa.
Cấm cửa toàn bộ OEM Trung Quốc cũng có nghĩa Ấn Độ sẽ phải tìm nguồn cung khác để thay thế, nhiều khả năng sẽ là Samsung.
Điều này sẽ thay đổi sự định giá của họ về smartphone, từ đó mở đường cho Apple, Sony, LG và Google, những hãng vốn không được ưa chuộng tại đây do các hãng này không thích chạy đua cấu hình như các hãng smartphone Trung Quốc.
#3. Kết luận
Các bạn nghĩ sao về vấn đề này? Trung Quốc và Ấn Độ liệu có thể “chơi lại” được với nhau không? và theo bạn bên nào sẽ là người chịu thiệt thòi hơn? Hãy để lại comment ý kiến của bạn bên dưới để anh em cùng thảo luận thêm nhé.
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com