Các OEM smartphone (hãng sản xuất điện thoại) – tiêu biểu nhất là Samsung, thường có một động thái rất mạnh miệng mỗi dịp đầu năm: Họ tuyên bố là sẽ thâu tóm toàn bộ lô hàng đầu của con chip (Snapdragon 8xx) mới nhất trong năm đó để dành riêng cho sản phẩm của họ.
Và vẫn với chiến thuật cũ, năm nay, khi mà Snapdragon 865 còn chưa ra thì nhiều OEM đã tuyên bố mình sẽ là kẻ ra smartphone chạy chip 865 đầu tiên trên thế giới. Vậy mục đích của việc này là gì?
Đọc thêm:
- Tại sao các OEM muốn tự sản xuất Chip cho riêng mình?
- Điện thoại Tàu đã thay đổi cách suy nghĩ của người Việt như thế nào?
Mục Lục Nội Dung
#1. Thâu tóm lô chíp đầu nghĩa là gì?
Điều này chỉ xảy ra với con chip Snapdragon của Qualcomm, và là dòng chip mới thế hệ 8xx cho các dòng điện thoại flagship.
Thâu tóm lô chíp đầu có nghĩa là các OEM sẽ cố gắng mua lại toàn bộ lô hàng đầu tiên của con chip này, họ sẵn sàng trả với mức giá cao hơn các OEM đến trước để tranh bằng được số chip mới này.
Mục đích của việc này thì đương nhiên là để tạo ra các flagship của hãng được sớm hơn. Cụ thể:
- Samsung đã chặn lô chíp đầu của Snapdragon 835 cho chiếc Samsung Galaxy S8, và con chíp Snapdragon 845 cho Galaxy S9.
- Xiaomi thì lại chặn đầu lô Snapdragon 855 đầu tiên cho chiếc Mi Mix 3 5G của họ.
Và năm nay, cả Sony, Xiaomi và nhiều hãng OEM Trung Quốc khác đã mạnh miệng tuyên bố: Họ sẽ ra smartphone chạy chip Snapdragon 865 đầu tiên trên thế giới.
#2. Lí do các hãng điện thoại luôn muốn mua toàn bộ lô chíp đầu?
Đầu tiên là việc gáy sớm: Tuyên bố ra mắt smartphone có con chip flagship mới, sớm nhất thế giới sẽ giúp họ giành được sự quan tâm của các tín đồ công nghệ. Điều này là có lợi cho Xiaomi hay Samsung, nhưng không hiểu Sony làm cái này để làm gì !
Thứ 2 là để thâu tóm thị trường: Qualcomm có thể mất một thời gian dài để đưa được lô hàng thứ 2 tới tay các OEM khác. Điều này có nghĩa là kẻ ra mắt sớm smartphone chạy chip mới sẽ có rất nhiều thời gian để chiếm lấy thị trường. Samsung Galaxy S8, S8+ và Samsung S9, S9+ đã làm rất tốt điều này !
Thứ 3 là để gây khó khăn cho các OEM khác: Không chỉ là vấn đề thị trường, sự thâu tóm phần cứng này sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất của các OEM khác.
Mình lấy ví dụ: Samsung và LG đều là 2 OEM đến từ Hàn Quốc. Samsung có Galaxy S còn LG có dòng G serie. Tương tự, Samsung có Galaxy Note thì LG có dòng V serie.
Và thời điểm ra mắt của Galaxy S đã từng rất gần với LG G cùng năm. Cho tới năm 2017, khi Samsung Galaxy S8 và S8+ ra mắt, LG vẫn chưa có chip Snapdragom 835 để sản xuất cho chiếc LG G6. Điều này là quá thiệt thòi cho LG.
Vì thế, họ quyết định sử dụng Snapdragon 821 để ra mắt đúng lịch. Snapdragon 821 chỉ là bản chip tinh chỉnh từ Snapdragon 820 trên LG G5 để khắc phục vấn đề nhiệt độ và hiệu năng, tuy nhiên lại không hiệu quả. Như vậy, LG G6 là một bước cải lùi của LG, dù cho LG V30 cùng năm vẫn có chip 835.
Cuối cùng, nó là một bản test cho dòng máy tiếp theo: Samsung có thể xem xét cách Snapdragon hoạt động trên Galaxy S để có thể tinh chỉnh lại một cách tốt nhất và tối ưu nhất trước khi đưa lên Galaxy Note ra mắt vào Quý 3 hàng năm.
#3. Kết luận
Như vậy thì việc chặn đầu chip cũng chỉ là một trong những chiến lược kinh doanh và là sự cạnh tranh của các OEM lớn, nhưng mình thấy cách này không được hoan nghênh cho lắm, hay còn gọi là chơi xấu đó.
Vậy các bạn thấy sao về chiến lược này của các hãng điện thoại hiện nay? Hãy để lại comment phía dưới bài viết này về góc nhìn của bạn nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com