Nhiều bạn thắc mắc là tại sao các công ty lớn vẫn đi vay tiền, phải chăng là công ty này họ đang làm ăn thua lỗ?
Vâng, trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn những lý do chính khiến công ty nào cũng đi vay tiền để kinh doanh, kể cả là công ty đó là lượng tiền mặt nhiều và dư giả để xoay vòng vốn.
Ví dụ điển hình nhất đó là:
- Năm ngoái (năm 2022), công ty Thế giới di động có khoảng 20.000 tỷ tiền mặt nhưng họ vẫn đi vay 42.000 tỷ.
- Tập đoàn Hòa Phát có 43.000 tỷ nhưng họ vẫn đi vay 61.000 tỷ.
Đây là ví dụ điển hình cho những công ty có lượng tiền mặt lớn nhưng họ vẫn đi vay.
Tại sao công ty nào cũng cần vay vốn?
Thứ nhất là vấn đề về thuế – (Lá chắn thuế): Lá chắn thuế giúp cho doanh nghiệp giảm được tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bởi bất kỳ 1 doanh nghiệp nào làm ăn có lãi thì sẽ phải đóng thuế thu nhập là 20% mỗi năm, thì khi một doanh nghiệp vay tiền, họ sẽ giảm tiền đóng thuế 20% trên thu nhập doanh nghiệp này đi, điều này giúp cho công ty có lợi hơn về thuế.
Thứ 2 là để đầu tư tài chính: Các tập đoàn lớn họ thường được vay với lãi suất rất thấp, trong khi đó lãi suất tiền gửi ngân hàng của họ thì lại rất cao.
Đặc biệt là với các công ty có nghiệp vụ xuất nhập khẩu, họ sẽ vay được lãi suất tiền đô (USD) từ 2-2.5%.
Sau đó họ đổi ra tiền mặt và gửi bằng tiền Việt có lãi suất từ 6-7%/năm. Đấy, riêng việc chênh lệch này thôi họ đã có 5% tiền lời rồi.
Trên mục Báo cáo tài chính (gọi là Đầu tư tài chính) mà có số dương tiền – đây là tiền đầu tư chứng khoán hoặc là tiền gửi ngân hàng.
Thứ 3 là kế hoạch sử dụng vốn của mỗi công ty là khác nhau vậy nên mục đích của họ cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ họ vay vốn dài hạn để phục vụ cho lượng vốn ngắn hạn, chủ doanh nghiệp sẽ biết cách cân đối dòng tiền mặt trong công ty.
Thứ 4 là để tăng độ uy tín cho công ty. Có nghĩa là khi các công ty này được ngân hàng nhà nước cấp vốn thì có nghĩa là độ uy tín của công ty này đối với các ngân hàng trong nước sẽ cao => dễ tiếp cận hơn với các tổ chức tín dụng quốc tế.
Mà nguồn vốn của các tổ chức tín dụng quốc tế thì khỏi phải nói rồi, quá nhiều tiền (gần như là vô tận) và lãi suất thường thấp hơn so với lượng vốn ở trong nước.
Vậy nên, để tiếp cận được nguồn vốn ở các ngân hàng quốc tế thì trước tiên các công ty phải có điểm tín dụng ở ngân hàng trong nước cao.
Thứ 5 là lãi suất vay ngân hàng nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận họ bán sản phẩm làm ra.
Lãi suất họ vay ngân hàng chỉ từ 4-5%, trong khi đó, lợi nhuận bán sản phẩm từ 20 – 25%. Rõ ràng là vẫn lời rất nhiều.
Thứ 6 nữa là, với những công ty/doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thì thường xuyên được ngân hàng kiểm soát, thường xuyên phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng => giúp cho doanh nghiệp hoạt động bài bản và cẩn thận hơn, minh bạch hơn.
Chỉ có chủ doanh nghiệp mới biết rằng nhu cầu vốn của công ty là như thế nào và dùng đòn bẩy như thế nào là hợp lý nhất. Để giúp cho công ty của mình lớn mạnh một cách nhanh chóng và bền vững.
Tất cả các tập đoàn lớn ở Việt Nam đa số đều phải dùng đến đòn bản tài chính, trừ trường hợp cá biệt của ông chủ Tân Hiệp Phát (công ty gia đình) là cho vạy ngược lại ngân hàng >.<
Nếu biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính một các hợp lý thì một công ty nhỏ có thể trở thành một tập đoàn lớn trong một thời gian rất ngắn.
Vâng, đó là những yếu tố chính lý giải cho lý do tại sao các tập đoàn lớn, sở hữu lượng tiền mặt khủng vẫn đi vay vốn ở bên ngoài.
Tác giả: @Doctor Housing
cảm ơn anh đã giải thích ạ