CỔ PHIẾU và TRÁI PHIẾU khác nhau như thế nào?

Bài viết này dưới góc độ cá nhân và kinh nghiệm đầu tư của một F0 sau năm tháng tham gia thị trường chứng khoán. Bạn có thể dùng tài liệu này để tham khảo và nói lên quan điểm của mình để chúng ta cùng nhau phát triển nhé !

#1. Cổ phiếu là gì? Hiểu hơn về cổ phiếu

co-phieu-va-trai-phieu-khau (5)

Bạn hình dung như sau. Một công ty A là công ty cổ phần. Công ty cổ phần là công ty được nhiều người nắm giữ nhiều phần của công ty, mà các phần ấy ở đây chính là số lượng cổ phiếu được phát hành ra.

Khi bạn mua một lượng cổ phiếu của công ty A thì bạn được gọi là cổ đông – là một trong những người cùng sở hữu công ty này. Dưới hình thức mua cổ phần, bạn đang là nhà đầu tư, dùng tiền của mình góp vốn vào công ty thông qua cổ phần mà bạn đã mua.

Ví dụ dễ hiểu:

Bạn sở hữu công ty A, nhưng vì không đủ vốn hoặc bạn muốn mở rộng quy mô của công ty hơn nữa => lúc này để có tiền thì bạn sẽ phải gọi vốn, hay nói cách khác là bạn sẽ bán một phần công ty cho người khác/ hoặc nhiều người khác.

Với một số lượng cổ đông nhỏ thì bạn có thể chia công ty ra làm 100 phần, bạn có thể bán 49 phần cho các cổ đông khác (vì để có quyền điều hành và quyết định thì bạn phải sở hữu lớn hơn 50% cổ phần công ty).

Nhưng nếu bạn muốn tiếp tục gọi vốn, bạn muốn có thêm nhiều cổ đông hơn nữa thì việc chia công ty ra làm 100 phần sẽ không ổn chút nào, mà lúc này bạn sẽ phải chia ra nhỏ hơn nữa và chúng ta có khái niệm cổ phiếu.

Ví dụ công ty bạn được định giá là 100 tỷ, bạn muốn chia ra là 10 triệu cổ phiếu thì mỗi cổ phiếu sẽ có giá là 10.000đ. Sau khi đã thống nhất chia như vậy thì bạn sẽ đến sàn chứng khoán để đăng bán.

Nếu tình hình công ty hoạt động ổn định và không ngừng phát triển thì giá cổ phiếu sẽ ngày càng tăng.

Bạn có thể chọn mua thêm, nắm giữ cổ phiếu để sau này có quyền biểu quyết đại hội cổ đông (nếu bạn sở hữu nhiều %) hoặc lựa chọn bán đi số cổ phiếu mình đang nắm giữ để lấy tiền (cả gốc lẫn lãi). Bạn hoàn toàn có thể chủ động vấn đề này.

Nếu xui rủi, công ty làm ăn thua lỗ thì đồng nghĩa tiền của bạn – đo đếm bằng giá trị của cổ phiếu sẽ bị giảm hoặc “bốc hơi” dần.

Trong chứng khoán người ta gọi là “cháy tài khoản” nếu bạn không bán được cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu công ty A lúc này về 0.

Thông thường, nếu bạn không vay để chơi thì tài khoản bạn chỉ về âm thôi. Lúc này bạn có thể chọn việc tiếp tục giữ cổ phiếu để chờ ngày công ty hoạt động tốt trở lại, giá lên hoặc tiến hành bán cổ phiếu luôn để vét lại những đồng vốn cuối cùng nhé.

Hàng năm công ty cũng sẽ có chia cổ tức nếu như làm ăn tốt, có lợi nhuận cao. Bạn nắm giữ nhiều cổ phiếu công ty thì sẽ được chia cổ tức theo tỷ lệ phần trăm tùy vào năm mà công ty công bố.

Nhưng không phải cứ có lãi là công ty sẽ tiến hành chia cổ tức, mà đại hội đồng cổ đông sẽ họp và thống nhất xem lấy tiền lãi đó để kinh doanh tiếp hay chia đều cho các cổ đông.

Đây cũng là một cái lợi khi mua cổ phiếu, có điều mình thấy cổ tức đa số không nhiều và năm có năm không. Nên bạn cũng đừng hi vọng quá nhiều vào đây ha.

co-phieu-va-trai-phieu-khau (4)

Nói chung là khi đã quyết định mua cổ phiếu của một công ty là bạn đã chấp nhận “cùng hội cùng thuyền” với công ty đó. Nếu công ty làm ăn thắng lợi thì bạn sẽ thắng lợi theo, mà nếu công ty đó phá sản thì cũng đồng nghĩa với việc số tiền bạn đầu tư vào cũng mất.

Đó là mình đang nói đến những nhà đầu tư theo kiểu tích lũy (mua đều hàng tháng và nắm giữ lâu dài), chứ không nói những nhà đầu tư chơi theo kiểu lướt sóng nhé 😀

#2. Trái phiếu là gì? Hiểu hơn về trái phiếu

Như mình đã nói ở trên, mua cổ phiếu là bạn sẽ trở thành nhà đầu tư, đồng sở hữu công ty A. Lời ăn lỗ chịu.

Thì ở đây, trái phiếu chính là hình thức khá an toàn hơn: bạn là “chủ nợ” của công ty. Khi bạn mua trái phiếu của công ty A thì có nghĩa là bạn đang cho công ty A này vay tiền để kinh doanh.

Hay nói cách khác, trái phiếu chính là tờ giấy đi vay nợ. Người phát hành ra tờ trái phiếu này có thể là doanh nghiệp, chính phủ hay một tổ chức tài chính nào đó.

1/ Nếu tờ trái phiếu đó do Chính phủ phát hành thì gọi là Trái phiếu chính phủ.

Có nghĩa là Chính phủ đang đi vay tiền, điều này liên quan mật thiết đến khái niệm nợ công. Để hiểu rõ hơn về nợ công thì bạn Google nhé, nói ở đây sẽ bị loãng bài viết 🙂

2/ Nếu tờ trái phiếu đó do Doanh nghiệp phát hành thì gọi đó là Trái phiếu doanh nghiệp.

Ví dụ bạn đang phát triển một công ty A nhưng bạn lại thiếu vốn và bạn muốn gọi vốn, nhưng điểm khác biệt ở đây là bạn không muốn người khác cùng sở hữu công ty với mình => lúc này tờ trái phiếu do công ty bạn phát hành ra sẽ là tờ giấy đi vay tiền 🙂

Nhưng người mua trái phiếu của công ty bạn là những người cho bạn vay tiền. Mà đã vay thì sẽ có lãi cam kết.

Công ty sẽ phải cam kết trả lãi theo thời hạn quy định có ghi rõ trong trái phiếu và tất nhiên, lãi từ trái phiếu phải cao hơn lãi ngân hàng. Đơn giản bởi vì đầu tư vào trái phiếu sẽ rủi ro hơn nhiều so với việc gửi tiết kiệm ngân hàng.

Vậy nên, nếu lãi suất bằng, hoặc cao hơn không đáng kể thì nhà đầu tư người ta dại gì mà mua. Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp thường ở mức 10% và sẽ được trả trong 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Tương tự như vậy, phải đến đúng thời hạn thì người mua trái phiếu mới được bán và được nhận lãi. Nếu không người mua sẽ phải chịu một mức phí phạt khá cao (tùy vào công ty quy định).

Tất nhiên, trước khi mua trái phiếu thì cũng cần phải đánh giá xem tiềm năng của công ty đó ra sao, chọn mặt gửi vàng cẩn thận không là trắng tay đó 🙂

#3. So sánh Cổ phiếu và Trái phiếu

Trái PhiếuCổ Phiếu
Bạn cho công ty vay tiền, hay nói cách khác bạn là chủ nợ của công tyĐược sở hữu cổ phần của công ty
Được doanh nghiệp trả lãi và trả gốc khi đến hạn Bạn có thể bán cho người khác hoặc nắm giữ cả đời nếu muốn
Được ưu tiên trả tiền khi công ty làm ăn thua lỗ hoặc phá sản
Bạn sẽ chỉ nhận được tiền lời theo cam kết trong tờ trái phiếu (dù công công ty có lãi thế nào hoặc thua lỗ ra sao)Lợi nhuận và thua lỗ của bạn sẽ gắn liền với mức giá cổ phiếu của công ty. Nói chung là ăn thì ăn dày, mà mất thì cũng... khá là bất ổn
Được chia cổ tức nếu công ty làm ăn tốt, lãi cao
Chỉ là người cho vay tiền, bạn không có quyền gì với công ty đó cảBạn là một phần của công ty, có tiếng nói trong công ty nếu sở hữu % cổ phiếu đủ lớn

#4. Nên chọn Cổ phiếu hay Trái phiếu để đầu tư?

co-phieu-va-trai-phieu-khau (2)

Câu trả lời là TÙY !

– Nếu bạn có đủ kiến thức và đủ bản lĩnh khi nhìn số tiền trong tài khoản hôm nay lên ngày mai xuống, khống chế tốt tâm lý giao dịch thì bạn có thể tham gia mua cổ phiếu. Tỉ lệ lãi khá cao, rất nhiều người đã giàu lên nhờ chứng khoán. Nhưng rủi ro cũng khá lớn !

– Nếu bạn thích an toàn hơn một chút và không có thời gian nghiên cứu thị trường nhiều thì có thể chọn mua trái phiếu. Cứ đúng bao nhiêu tháng đó thì bạn nhận về cả gốc lẫn lãi bao nhiêu đây. Nhưng tất nhiên là vẫn có nhiều rủi ro nếu như bạn không nghiên cứu kỹ công ty mà bạn đầu tư vào.

co-phieu-va-trai-phieu-khau (3)

Tóm lại, đã bước chân vào đầu tư thì bạn cần phải nghiên cứu tìm hiểu. Tìm hiểu càng kĩ thì càng đỡ rủi ro cho bạn về sau.

Tham gia cái nào, vào đâu là quyền ở bản thân bạn, hãy tự chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình bạn nha. Còn chơi theo kiểu hô hào, fomo, ai kêu mua gì bán gì cũng nghe và chạy theo thì tiền không cánh mà bay cũng là điều dễ hiểu.

Trên đây là kinh nghiệm của mình, còn bạn thì sao? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn ở bên dưới phần bình luận nhé.

Đọc thêm:

CTV: Cao Trần Mỹ Dung – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop