So sánh Credit Card và Debit Card (ngắn gọn, dễ hiểu)

Credit Card và Debit Card là 2 loại thẻ ngân hàng rất phổ biến hiện nay.

Trước đây có thể bạn không quan tâm nhiều đến các loại thẻ này, thế nhưng Việt Nam chúng ta đang ngày càng số hóa hơn, mọi thứ đều trực tuyến, tiêu dùng bằng thẻ, bằng ứng dụng cũng ngày càng nhiều hơn.

Vậy nên mình nghĩ kiến thức này ai cũng nên biết, những kiến thức rất căn bản nhưng lại cực kỳ quan trọng.

#1. Credit Card là gì?

Credit Card hay còn gọi là thẻ tín dụng, đây là loại thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau. Có nghĩa là bạn không cần có tiền trong tài khoản mà vẫn có thể mua sắm được hoặc rút tiền được.

Loại thẻ này không phải ai cũng làm được, bạn cần phải chứng minh thu nhập bằng bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc những thứ có giá trị mà bạn sở hữu.

THẺ TÍN DỤNG ở đây có nghĩa là ngân hàng sẽ dựa trên SỰ UY TÍN của bạn để cấp hạn mức sử dụng cho bạn (hạn mức có thể là 30 triệu, 50 triệu, hay bất kỳ con số nào… thường là gấp 3 lần lương tháng của bạn).

SỰ UY TÍN ở đây là gì?

Vâng, bạn cứ có tiền gửi tiết kiệm đi, tài khoản ngân hàng của bạn lúc nào cũng duy trì vài chục triệu đi,… ngân hàng sẽ chủ động mời bạn mở thẻ tín dụng ngay 😀

Thông thường, bạn sẽ được sử dụng miễn phí số tiền mà ngân hàng cấp cho bạn trong vòng 45 ngày, tức là 45 ngày không phát sinh lãi gì cả.

Nhiều lúc đang cần tiền gấp cũng tiện phết anh em ạ, nhưng tất nhiên bạn phải hoàn trả trước 45 ngày, không thì lãi suất sẽ khiến bạn thực sự “khó thở” đấy >.<

Có 2 loại Credit Card phổ biển hiện nay là thẻ Credit nội địa và Credit quốc tế.

so-sanh-credit-card-va-debit-card

#2. Debit Card là gì?

Debit Card hay còn gọi là thẻ ghi nợ, đây là loại thẻ thông thường mà bạn vẫn hay sử dụng để rút tiền ở cây ATM.

Loại thẻ này thì rất dễ mở, bạn chỉ cần trên 18 tuổi, và là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống ở Việt Nam là được.

Với thẻ Debit Card thì bạn cần nạp tiền vào thẻ trước khi sử dụng, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu.

Có 2 loại thẻ Debit Card phổ biến hiện nay là Debit Card nội địa (Napas) và Debit Card quốc tế (MasterCard, Visa, JCB).

Nghe cái tên thôi là bạn đã biết được phạm vi hoạt động của 2 loại thẻ này rồi đúng không?

Thẻ nội địa thì bạn chỉ sử dụng được trong nước, còn thẻ quốc tế thì bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu trên thế giới.

#3. Điểm giống nhau giữa Credit Card và Debit Card

  • Đều là thẻ ATM
  • Thanh toán không cần tiền mặt.
  • Đều có thể rút tiền tại các cây ATM. Tuy nhiên, trong khi phí rút tiền của thẻ Debit Card gọi là cho có thì phí rút tiền của thẻ Credit Card phải nói là “c. ắ. t cổ”

#4. Sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card 

Thẻ tín dụng (Credit Card)Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Nguồn tiềnTừ ngân hàng (đơn vị cung cấp tín dụng cho bạn)Là số dư hiện tại trong tài khoản ngân hàng của bạn
Kiểu tiêu dùngChi tiêu trước, trả tiền sauCần nạp tiền vào tài khoản trước khi sử dụng
Hạn mức tiêu dùng Hạn mức tiêu dùng được xác định bởi ngân hàng, tùy thuộc vào SỰ UY TÍN của bạn.Giới hạn chi tiêu được xác định bởi số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn.
Chi phí và lãi suất Phí hằng năm khá cao và lãi suất phạt cũng rất cao nếu không trả đúng hạn Phí hằng năm thấp, thậm chí là miễn phí.
Tính linh hoạt Có thể tăng hoặc giảm hạn mức tùy theo yêu cầu của bạn. Giới hạn chi tiêu phụ thuộc vào số dư trong tài khoản của bạn.
Bảo mật và rủi ro Cần phải bảo mật thông tin in trên thẻ thật cẩn thận, rất dễ bị mất tiền nếu lộ thông tinÍt rủi ro hơn so với thẻ tín dụng.
Xếp hạng tín dụng Sử dụng thẻ tín dụng sẽ tác động tích cực đến xếp hạng/điểm tín dụng của bạn Sử dụng thẻ ghi nợ không tác động nhiều đến xếp hạng tín dụng của bạn
Phạm vi sử dụng Đa số là hỗ trợ cả trong nước và quốc tếChủ yếu được sử dụng trong nước. Tất nhiên là thanh toán được Quốc tế nếu bạn đăng ký

Về cơ bản là sử dụng thẻ Debit Card sẽ an toàn hơn !

Nếu bạn không tự tin về khả năng quản lý chi tiêu của bản thân thì chưa nên dùng thẻ tín dụng, vì rất dễ rơi vào bẫy nợ ngân hàng.

Còn ngược lại, nếu bạn biết cách tận dụng số tiền mà ngân hàng cấp miễn phí cho bạn 45 ngày thì quá tuyệt vời luôn, đòn bẩy tài chính ở đây chứ đâu >.<

Lý do mình nói sử dụng thẻ ghi nợ (Debit Card) an toàn hơn là vì:

  • Chi tiêu dựa trên số dư hiện có: Khi sử dụng thẻ ghi nợ, bạn chỉ có thể chi tiêu trong phạm vi số dư hiện có trong tài khoản ngân hàng của bạn.
  • Không có nợ tích lũy: Vì không vay tiền từ ngân hàng, có bao nhiêu xài bấy nhiêu nên việc sử dụng thẻ ghi nợ sẽ không tích lũy nợ và không có lãi suất phát sinh.
  • Tiện lợi cho quản lý tài chính: Với thẻ ghi nợ, bạn có thể dễ dàng quản lý số tiền bạn chi tiêu vì nó phụ thuộc vào số dư hiện có trong tài khoản của bạn.

#5. Lời Kết

Tóm lại, thẻ tín dụng cho phép bạn mượn tiền từ ngân hàng để chi tiêu trước – rồi hoàn trả họ sau, điều này cung cấp sự linh hoạt và tiện lợi trong giao dịch.

Còn thẻ ghi nợ thì sử dụng số dư hiện có trong tài khoản ngân hàng của bạn và không tích lũy nợ xấu.

Lựa chọn loại thẻ nào là phụ thuộc vào nhu cầu và tình hình tài chính cá nhân của bạn. Chỉ có bạn mới biết chính xác mình cần loại thẻ nào.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn quản lý tốt tài chính cá nhân của mình nhé.

Đọc thêm:

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop