Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đã từng thắc mắc rằng, ngân hàng họ làm thế nào lại kiếm được nhiều tiền như vậy đúng không !
Hàng năm họ có thể kiếm về cả nghìn tỷ đồng, trong khi đó, tiền chi trả lãi cho hàng triệu khách hàng thì vẫn đầy đủ và không thiếu một xu.
Vậy ngân hàng đã kiếm tiền bằng cách nào? làm thế nào họ có thể kiếm được số tiền lớn như vậy? chẳng lẽ họ in tiền ra để phát cho mọi người?
Vâng, nếu như bạn đang có cùng thắc mắc như trên thì hãy để mình giải đáp giúp các bạn nhé. Okay, cùng bắt đầu ngay thôi nào !
Mục Lục Nội Dung
I. Ăn chênh lệch lãi giữa người gửi và người vay
Điều này thì vô cùng đơn giản và dễ thấy, có lẽ ai cũng nhìn ra rồi. Ngân hàng sẽ “vay của người dân” và cho họ vay ngược lại với lãi suất cao hơn.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì, người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thấp (thường thì những người có tiền nhàn rỗi không biết làm gì sẽ mang đi gửi tiết kiệm) => và ngân hàng sẽ lấy số tiền đó cho người khác vay với lãi suất cao hơn. Và đương nhiên, ngân hàng sẽ nhận được tiền lời từ sự chênh lệch đó.
Theo như mình tìm hiểu thì lãi suất mà người gửi nhận được thường rơi vào khoảng 5-8%/ năm. Trong khi con số lãi suất cho vay lên đến 13-15%/ năm, hoặc thậm chí mức lãi suất còn có thể lên đến 30-40% – đối với những khách hàng mua trả góp.
Và với cách làm này, ngân hàng đã thu về một khoản tiền rất lớn rồi. Một ví dụ cụ thể để cho các bạn dễ hình dung như sau:
Ông X
gửi tiết kiệm ngân hàng 10 tỷ đồng, và lãi suất mỗi năm là 9%
. Thế nên mỗi năm, ông X
sẽ được nhận về 900 triệu đồng tiền lãi.
Trong một năm đó, ngân hàng sẽ lấy 5 tỷ của ông X
để cho bà Y
vay mua xe trả góp với lãi suất 19% một năm. Và sau một năm trừ đi tiền lãi của ông X
thì ngân hàng đã lời ra được 500 triệu rồi.
Thực tế hơn nữa, trong năm 2019 thì ngân hàng BIDV đã thu về 100 nghìn tỷ, trong đó thì có đến 85 nghìn tỷ là nhờ ăn chênh lệch lãi giữa gửi và cho vay.
II. Hoạt động thu phí dịch vụ của Ngân Hàng
Như các bạn cũng đã biết, cứ mỗi lần chúng ta chuyển tiền từ thẻ này qua thẻ khác thì sẽ mất một khoản phí, không những thế, rút tiền ở cây ATM cũng mất phí, mở thẻ cũng mất phí, và còn phí thông báo số dư tài khoản, phí duy trì tài khoản… vân vân và mây mây.
Số tiền mà chúng ta phải chi trả cho các dịch vụ này là tương đối thấp, tuy nhiên trong một ngày có biết bao nhiêu là giao dịch, thế nên số tiền cộng vào là rất lớn, có thể lên đến cả trăm tỷ là chuyện bình thường.
Vâng, với chiến thuật “thả con tép để bắt con tôm” nhiều ngân hàng hiện nay đang chấp nhận bù lỗ để miễn phí tất cả các hoạt động dịch vụ.
Từ đó sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó. Cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có khả năng cho vay được nhiều hơn và số tiền lãi thu về còn lớn hơn rất nhiều lần.
III. Các hoạt động đầu tư khác từ Ngân Hàng
Chỉ với nhiêu đó thôi chắc chắn là chưa đủ, ngân hàng còn có vô số các hoạt động khác để kiếm ra tiền nữa, ví dụ như là:
#1. Kinh doanh vàng và ngoại tệ
Đây được xem như là một phương thức đầu tư khá phổ biến và bền vững của những người có tiền, hay nói cách khác là đại gia đấy các bạn.
Thế nên, với tiềm lực to lớn về mặt tài chính của Ngân hàng thì chắc chắn đây sẽ là một hình thức đầu tư không thể bỏ qua.
#2. Đầu tư chứng khoán
Đây là phương án kiếm lời cần phải có đầu óc, có tầm nhìn xa trông rộng và biết phân tích thị trường. Và tất nhiên, Ngân hàng thì dư lực để làm điều này.
Chính vì vậy, đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài các phương án kiếm lời của các ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2019, ngân hàng Techcombank đã thu về hơn 6.600 tỷ đồng từ chứng khoán, chiếm hơn 25% tổng số tiền lãi mà ngân hàng thu được trong năm đó.
#4. Góp vốn cho các doanh nghiệp
Giống như việc bạn mua trái phiếu hoặc cổ phiếu từ các doanh nghiệp vậy. Nếu Ngân hàng nhận thấy tiềm năng của một doanh nghiệp thì họ sẵn sàng đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp đó để ăn chia lợi nhuận (cổ tức) sau này.
#5. Gửi tiền tại các ngân hàng khác
Có vô số các ngân hàng cạnh tranh với nhau, thế nên việc kiếm lời từ chính đối thủ vẫn luôn là phương án hữu hiệu.
=> Đây mới chỉ là những cách thức cơ bản và dễ nhìn thấy nhất về những hoạt động kiếm lời của ngân hàng mà thôi, ngoài ra còn nhiều cách khác nữa.
Nói chung, với số tiền khổng lồ trong tay và với nguồn nhân lực dồi dào thì ngân hàng sẽ làm mọi cách hợp pháp để kiếm được ra nhiều tiền nhất có thể.
IV. Ngân hàng đang tạo ra nhiều tiền hơn Xã hội
Có lẽ bạn sẽ thật bất ngờ khi nói rằng, ngân hàng lại giúp tạo ra nhiều tiền hơn cho xã hội đúng không nào. Chúng ta cùng làm rõ chút nhé:
Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng => ngân hàng sẽ mang số tiền của bạn đi đầu tư với đủ mọi cách khác nhau để kiếm lời. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn rút tiền về thì ngân hàng vẫn đủ tiền cho bạn rút, tại sao lại như vậy? Họ đã mang tiền đi đầu tư rồi cơ mà.
Vâng ! Số tiền mà bạn rút nằm trong số Tiền dự trữ bắt buộc
. Vậy tiền dự trữ bắt buộc là gì?
Nói một cách đơn giản thì đó là số tiền mà ngân hàng phải trích ra để người dùng có thể rút bất cứ khi nào họ cần. Số tiền đó có trị giá là khoảng 10% (hoặc có thể thấp hơn) số tiền gửi.
Ví dụ….
Khi bạn gửi 1 tỷ đồng vào ngân hàng thì số tiền mà ngân hàng trích ra để cho vào tiền Dự trữ bắt buộc là 100 triệu, 900 triệu còn lại ngân hàng sẽ được quyền mang đi đầu tư để kiếm lời.
Vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao ngân hàng lại tạo ra nhiều tiền hơn cho xã hội?
Giải thích một cách dễ hiểu hơn thì: Với 900 triệu đó, ngân hàng lại cho ông X
vay để đi đầu tư mua đất của ông Y
.
Sau khi ông Y
nhận được tiền từ ông X
thì ông Y
lại gửi tiếp vào ngân hàng 900 triệu đó (vì ông chưa biết làm gì với số tiền nhàn rỗi này) => và lúc này, ngân hàng lại có khoảng 90% số tiền của ông Y (khoảng 810 triệu) để tiếp tục cho vay…
Vòng tuần hoàn cứ tiếp diễn như vậy, từ 1 tỷ ban đầu, số tiền danh nghĩa mà ngân hàng tạo ra sẽ lên đến 10 tỷ.
Nói tóm lại: Từ 1 tỷ bạn gửi lúc đầu, chỉ sau một vòng tuần hoàn thì ngân hàng đã tạo ra số tiền lớn gấp 10 lần số tiền ban đầu.
Như vậy chẳng phải là Ngân hàng đã tạo ra nhiều tiền hơn cho xã hội hay sao. Đương nhiên là không phải tự in tiền đâu nhé 🙂 Mọi hành động đều diễn ra một cách hợp pháp cả đấy.
Tuy nhiên, một câu hỏi nữa lại được đặt ra ở đây là: Nếu như tất cả khách hàng đều rủ nhau đi rút tiền cùng một lúc thì sẽ như thế nào?
Thì câu trả lời rất đơn giản thôi, ngân hàng đó sẽ bị rơi vào khủng hoảng và rất dễ bị phá sản :))
Mặc dù việc này rất hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có, mà thực tế là điều này đã từng có ở nước ngoài rồi và đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một nền kinh tế.
Chính vì thế nên trong mùa dịch như thế này, nhà nước đang cân nhắc việc tăng tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
V. Lời kết
Đọc thêm:
- Cùng tìm hiểu về hình thức trả góp 0%: Rất dễ hiểu !
- “50 sắc thái” tín dụng ở Việt Nam: FE Credit, HomeCredit..
- Cách tính phần trăm (%) giảm giá nhanh, công thức tính % tăng
Okay, như vậy là mình đã giải đáp thắc mắc của các bạn về việc ngân hàng kiếm tiền như thế nào và họ lấy tiền đâu ra để trả lãi cho người gửi rồi nha.
Hi vọng là bạn sẽ thích bài viết này. Nếu bạn thấy hay đừng quên share cho bạn bè và mọi người để cùng đọc nhé. Chúc các bạn thành công !
CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com