Từ lâu, trong tư tưởng của một lượng lớn người sử dụng Smartphone luôn cho rằng các thiết bị chạy hệ điều hành Android sau một thời gian sử dụng sẽ bị xuống cấp trầm trọng, khựng, giật lag, các thứ … các thứ….
Còn iPhone kể cả mua cũ, máy vẫn cứ mượt mà theo thời gian. Điều này có thật sự đúng không? và nguyên nhân của suy nghĩ này là từ đâu? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Đọc thêm:
- Lý do iFan rất đông và nguy hiểm ?
- iOS & Android: Nhiều điều lầm tưởng của người dùng !
- Tại sao Apple ngó lơ khi nhiều hãng copy thiết kế của iPhone?
#1. Người dùng đang so sánh không cân sức?
Theo thống kê thị trường thì có tới hơn 90% người dùng thiết bị chạy hệ điều hành Android sử dụng các máy phân khúc giá rẻ và tầm trung.
Mức giá của những thiết bị đó vào khoảng 2 triệu đến hơn 10 triệu đồng, cùng với độ hoàn thiện không cao, phần cứng kém và hỗ trợ ngắn hạn.
Việc xuống cấp theo thời gian là việc TẤT YẾU, vì nếu một thiết bị giá rẻ mà lại bền bỉ thì chẳng ai mua máy xịn làm gì nữa.
Còn Apple thì sao?
Vâng! iPhone khi ra mắt luôn luôn là một Flagship, cả những thiết bị Apple cho là rẻ, nhưng mức giá vẫn còn quá cao so với các hãng điện thoại khác.
Có thể kể tới đó là iPhone 5C, iPhone SE, iPhone XR hay gần đây nhất là iPhone 11. Những chiếc máy đó vẫn có độ hoàn thiện tốt, cấu hình ngang ngửa Flagship của nhiều hãng sản xuất thiết bị chạy Android, và iPhone giá rẻ thì vẫn được hỗ trợ update lâu dài.
Đương nhiên, chuyện một chiếc máy giá rẻ xuống cấp nhiều hơn một chiếc Flagship theo thời gian là hoàn toàn đúng.
Nhưng đây chỉ là so sánh từ một phía. Có thể bạn đang nghĩ tại sao mình lại nói vậy?
Bởi dựa trên trải nghiệm thực tế, có thể thấy rất rõ: Sự xuống cấp của Flagship Android và iOS hàng năm là như nhau.
Không có quá nhiều sự khác biệt về sự xuống cấp của 2 dòng này. Bạn có thể so sánh một số sản phẩm như sau:
Ví dụ như iPhone 6s và Sony Xperia XZ, iPhone 7 và Galaxy S8, iPhone 8 và Google Pixel 3. Đó là những sản phẩm ra mắt cùng năm, và tới giờ chúng đã đều là các Flagship cũ rồi….
#2. So sánh chung toàn bộ nền công nghiệp Smartphone Android với chỉ iPhone!
Như các bạn đã biết: Có rất rất nhiều các nhà sản xuất điện thoại chạy Android trên thế giới. Mỗi hãng có một lựa chọn phần cứng và phần mềm riêng cho chiếc máy của mình.
Ví dụ, về phần cứng, các con chip sử dụng trên Android cũng khác nhau: Qualcomm Snapdragon, Samsung Exynos, MediaTek Helio, Huawei Hisilicon Kirin,… và rõ ràng hiệu năng ban đầu và sự xuống cấp của những con chip này là khác nhau.
Về phần mềm: Các hãng có 2 sự lựa chọn, một là sử dụng Android gốc do Google cung cấp, hay thuộc dự án Android One hay Android Go. Hai là tùy biến Android đó để tạo chất riêng cho sản phẩm của mình.
Các hãng tùy biến Android rất nhiều như One UI của Samsung, MIUI của Xiaomi, EMUI của Huawei, hay thậm chí BOS của Bphone và VOS của Vsmart.
Việc tùy biến sẽ làm bản Rom của máy trở nên nặng hơn, và nếu không được tối ưu một cách tốt nhất thì các bản Rom đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu năng máy.
Mình lấy ví dụ cụ thể như này: Combo hệ điều hành và chip xuống cấp nhất theo ý kiến của phần đa số người dùng là: ColorOS + chip MediaTek của OPPO, hay là Samsung Experience và chip Exynos trên các máy tầm trung của Samsung.
Và do thị phần rất lớn của 2 hãng trên thị trường này, nhất là khu vực Đông Nam Á chúng ta, không có gì là bất ngờ khi toàn bộ nền tảng smartphone Android bị gắn cái mác Sida, nhanh tã..
Cá nhân mình là người dùng cả 2 hệ điều hành và sử dụng chủ yếu là Flagship cũ (nghèo mà), thì mình không thấy sự khác biệt nhiều trong sử dụng hàng ngày.
Còn các bạn thì sao? Các bạn đang sử dụng hệ điều hành nào? và nó đã bắt đầu tã chưa? Để lại comment bên dưới để anh em thảo luận cho vui nhé 😀
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com