Ý mình nói là nhiều hãng sản xuất smartphone Android, chứ mình không có ý nói toàn bộ các hãng nhé !
Sau khi LG đem khái niệm camera kép lên Smartphone, cho tới bây giờ, chúng ta đang tiến tới với 1 kỉ nguyên được gọi là kỉ nguyên Quad – Cam, một kỉ nguyên mà mỗi chiếc Smartphone ra mắt sẽ có cho mình 4 camera sau.
Chiếc máy mở đầu kỉ nguyên này là OPPO Realme 5, một thương hiệu con của OPPO. Đây cũng là chiếc máy đầu tiên trên thế giới có camera 64MP….
Nhưng chất lượng ảnh chụp ra hoàn toàn không như mong đợi. Vậy có phải cuộc đua camera trên Smartphone có phải đang đi sai hướng và chủ yếu làm màu là chính ?
Đọc thêm:
- Có phải Android không mượt mà lâu dài như iOS không?
- armony OS: Có đủ để cứu lấy mảng Smartphone của Huawei?
- Mua Flagship: Chúng ta đang phải trả tiền cho những công nghệ quá thừa thãi?
#1. Những kẻ đang làm màu
Từ lâu, Sony đã trang bị lên những chiếc Xperia những cảm biến máy ảnh có độ phân giải rất cao, có khi còn lên tới 25MP, tuy nhiên chất lượng ảnh chụp gây thất vọng khá nhiều, và yêu cầu người dùng có kĩ năng nhiếp ảnh và hậu kì cao thì mới có thể sử dụng hết khả năng của cảm biến này.
Trong khi đó, ông lớn Apple lại chỉ trang bị cho iPhone camera trước và sau độ phân giải 8MP, hay thấp hơn trên các dòng máy như iPhone 4, iPhone 5 và iPhone 6. Tuy nhiên, camera này lại có khả năng cầm lên chụp là được ảnh đẹp, nịnh mắt.
Vậy nên, chẳng mấy ai mua Sony để chụp ảnh và quay phim cả, trừ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay fan của hãng.
Tiếp theo, Xiaomi Redmi Note 7 của Xiaomi đã gây bão một thời gian dài, có tới 3 camera sau và một trong số đó có độ phân giải lên tới 48MP.
Camera này cho ra hình ảnh có chất lượng KHÔNG HƠN GÌ camera 12MP. Tuy nhiên với độ phân giải cao, những bức ảnh này vẫn nặng hơn rất đáng kể so với ảnh chụp từ camera 12MP.
Nhìn sâu hơn một chút nữa: Các máy cần camera kép để xóa phông, nhưng Google Pixel của Google thì chưa từng. Chỉ với 1 camera, khả năng xóa phông của máy vẫn là rất tốt với thuật toán và sự hỗ trợ của AI.
Nokia 9 PureView thậm chí còn có đến 5 camera sau, nhưng chất lượng ảnh chụp vẫn gây thất vọng, và thiết kế gây ám ảnh với người sợ lỗ.
Huawei và Oppo ra mắt những chiếc điện thoại có khả năng Zoom 10×, 30×, gây lên những lo ngại về an ninh.
Huawei Mate 20 sử dụng một cảm biến máy ảnh khác biệt, cho khả năng chụp đêm cực đáng nể, tuy nhiên ảnh chụp điều kiện ánh sáng đủ thì lại rất tệ. Màu sắc rất nhợt nhạt, và các chi tiết thường xuyên bị cháy sáng.
Camera của Google Pixel vẫn chỉ có một, tuy nhiên chụp đêm lại cực đẹp và chi tiết.
Rõ ràng cảm biến hay số camera chả giải quyết được gì, mà nó còn làm tăng giá sản phẩm, làm thiết kế smartphone ngày càng dị.
#2. Tương lai nhiếp ảnh Smartphone dựa vào đâu?
Dựa vào thuật toán và con chip, những gì Google và Apple đã, đang nghiên cứu & phát triển.
iPhone 11 năm nay vẫn chỉ có 2 camera, và iPhone 11 Pro cũng chỉ là 3 camera. Rõ ràng Apple không chạy theo kỉ nguyên Quad – Cam của thế giới Android.
Tuy nhiên, những thuật toán mới của Apple lại rất ấn tượng, cho khả năng chụp thiếu sáng tốt ngang ngửa, thậm chí còn hơn cả Google Pixel 3 XL, và những bức ảnh chụp ở điều kiện thường thu được rất nhiều chi tiết, với Camera chỉ là 12MP.
Từ trước tới nay, Google Pixel chỉ có một camera, nhưng nhờ sử dụng thêm con chip AI của hãng, nhưng bức ảnh cho ra không thua kém một máy nào cả.
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận độ cần thiết của những camera phụ được. Google Pixel 4, với những thông tin rò rỉ, máy đã có cụm 3 camera sau.
Dù muốn hay không, để chụp những bức ảnh Tele hay để chụp những bức ảnh góc rộng thì phần cứng vẫn là yếu tố quyết định, nếu cho là camera đo chiều sâu sẽ có thể thay bằng những thuật toán xử lí bởi AI và những con chip.
Vậy các bạn thấy sao về cuộc đua này? Liệu các bạn có cần một chiếc máy quá nhiều camera, hay chỉ cần một chiếc máy smartphone ít camera nhưng ảnh chụp ra vẫn chất lượng?
Hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần comment nhé!
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
con này gặp Lauriel là tắt điện nếu solo