Liệu Intel có “hổ báo” như tên gọi: Tiger Lake và Xe Grahics?

AMD vừa ra con chip Ryzen 4000 trên tiến trình 7nm thì Intel đã đáp trả bằng con chip Tiger Lake dựa trên tiến trình “10nm nâng cao”.

Đọc thêm:

Vậy nên đây là thời điểm thích hợp để đánh giá con chip “Hổ Báo” này của Intel qua các bài test với gà chiến nhà AMD Ryzen 4000.

Về tương quan lực lượng thì dòng chip Tiger Lake gồm 9 mẫu vi xử lý, từ các dòng PC cho đến Laptop, và các thiết bị cầm tay.

Chip này hỗ trợ Thunderbolt 4, Wi-Fi 6 cùng đồ họa tích hợp Xe Graphics mới nhất, mặc dù vẫn sử dụng tiến trình 10nm như người tiền nhiệm thế hệ thứ 10 (Ice Lake), nhưng lần này họ sử dụng kiến trúc nâng cao “SuperFin Design”.

Dòng chip này chắc chắn sẽ có mặt trên các flagship Ultrabook như: Galaxy Book Flex 5G của Samsung, Swift 5 của Acer, XPS 13 2-in-1 của Dell, Lenovo Yoga 9i hay Zenbook S của Asus.

danh-gia-chip-intel-tiger-lake (1)

Bài đánh giá này sử dụng một mẫu Laptop Prototye, kiểu như OEM mà Intel cho các Reviewer mượn trước (do MSI sản xuất nhưng mang logo Intel).

Thông số của máy này như sau: Chip i7-1185G7 28W, với 4 nhân 8 luồng, xung nhịp 3.0Ghz, Turbo Boost lên 4.8Ghz đơn nhân (Turbo boost đa nhân là 4.3Ghz), và đồ họa tích hợp Xe Graphics, máy lắp sẵn 32GB RAM.

Con chip i7-1185G7 này đánh bại người tiền nhiệm trước là i7-1065G7 Ice Lake 25W (lưu ý con chip i7 thế hệ 11 này công suất 28W, trong khi với dòng Ice Lake thì chỉ có một con chip 28W mà thôi, đó là i7-1068G7, và chỉ có trên Macbook Pro).

Bên cạnh đó, con chip i7 thế hệ 11 này cũng đánh bại Ryzen 7 4800U 8 nhân của nhà AMD với kết quả suýt sao.

#1. Hiệu năng Gaming của i7-1068G

Canh bạc lớn nhất của Intel chính là đồ họa tích hợp Xe Graphics mà Intel cho rằng nó có hiệu năng gấp đôi so với thế hệ trước.

Nói có sách mách có chứng: Xe Graphics trên con máy này có thể cày OverWatch ở mức 1080p chất lượng Ultra, với trung bình 89FPS (cứ cho là 60FPS nếu đi với chip i5 chẳng hạn, để tiện so với AMD Ryzen), game Epic với khung hình trung bình ở con số 59FPS.

Trong khi những máy chạy chip AMD Ryzen 4800U trung bình chỉ đạt 46FPS Ultra (Overwatch), 1-0 cho Intel.

Còn so với người tiền nhiệm thế hệ thứ 10 thì khỏi nói, i7-1065G7 kể cả để Low settings thì cũng không qua nổi 65FPS!

Như vậy mới thấy Nvidia phải khiếp sợ card đồ họa tích hợp như thế nào, hiệu suất thế này thì ai lại đi bỏ tiền mua card rời tầm trung, với tầm thấp như MX350 của hãng bây giờ?

Về khía cạnh đồ họa video Editing thì không cần phải nói nhiều: con máy chạy i7-1185G7 này xuất một video 4K thời lượng 5:33s trong vòng 8 phút.

Trong khi các con máy đời 10 (i7-1065G7) ví dụ như Surface Laptop 3 hay DELL XPS 13 2-in-1 mất 15 phút mới Export xong.

Trong bài kiểm tra này không Benchmark được con chip AMD 4800U bởi lỗi tương thích với Premiere Pro, nhưng bạn cũng có thể đoán được kết quả, trong khi AMD không hỗ trợ Quick Sync của Intel.

#2. Bài test về những con số Benchmark

3DMark Time Spy cho i7-1185G7 lên tới 1.805 điểm (bài test về hiệu năng đồ họa hiện đại), rõ ràng điểm số này đã đánh bại i7-1065G7 đời trước (các bạn có thể xem điểm cụ thể trên 3dmark.com nhé), và AMD Ryzen 7 4800U lép vế với 1.450 điểm.

Đây chỉ mới là màn dạo đầu của những con số, nên nhớ Ryzen 7 4800U có gấp đôi số nhân, số luồng so với nhà Intel.

danh-gia-chip-intel-tiger-lake (2)

PCMark 10 (bài test về hiệu năng làm việc thực tế): Con chíp AMD Ryzen 7 4800U ngang ngửa với con i7-1185G7 này, điểm số tương ứng 5.404/5.462 (còn chip i7 1065G7 là 4.644 theo Notebookcheck)

Cinebench R20 (bài test về khả năng xử lí đồ họa toàn hệ thống): nhà Intel đạt 595 điểm trong Benchmark đơn nhân, còn nhà AMD đạt 474 điểm.

Trong bài test đa nhân thì AMD bỏ xa nhờ số nhân số luồng vượt trội hơn so với Intel (xem thêm trên Notebookcheck).

danh-gia-chip-intel-tiger-lake (3)

#3. Tổng kết

Kết lại thì dòng Tiger Lake của Intel đánh bại hoàn toàn người tiền nhiệm Ice Lake trong xử lý đa nhiệm và tác vụ hàng ngày, điều đó chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc của nhà Intel.

Chưa kể Intel còn thể hiện rõ tham vọng của mình về Trí tuệ nhân tạo khi trang bị tính năng AI Engine DL Boost: DP4a nhằm kết hợp với card đồ họa tích hợp, để tăng tốc xử lý Neral Network Inferencing (điều mà không phải con chip laptop 28W nào cũng mơ có được).

Tuy rằng trong khuôn khổ bài viết này, Intel đánh bại AMD trong hiệu năng xử lý đơn nhân, nhưng thất bại hoàn toàn trong xử lý đa nhân. Và AMD vẫn giữ ngôi vương trong làng xử lý tác vụ đa nhân đa luồng như biên dịch code, tính toán Hash, mã hoá,…

Nhưng card đồ họa mới của Intel lần này được tích hợp Xe Graphics nên đã cứu lại tất cả, với khả năng cân được các game AAA mới nhất, thật tuyệt vời cho một card đồ họa tích hợp !

Hi vọng khi những mẫu chip Tiger Lake chính thức được đưa vào sản xuất, ta sẽ thấy hiệu năng của nó được tối ưu tốt hơn nữa, đặc biệt là đi kèm với thời lượng Pin tốt hơn, bởi suy cho cùng những con chip này hướng tới các thiết bị di động như Laptop, hay Ultrabook.. mà.

Okay, cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công !

CTV: Dương Minh Thắng – Blogchiasekienthuc.com
Theo trang TheVerge

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop