Điện thoại bị “đột tử”: Phải làm gì để hạn chế điều này?

Hiện tượng “đột tử” trên các thiết bị điện tử không phải là hiếm gặp, nhưng đối với smartphone, nó đã đi vào truyền thuyết cho tới dạo gần đây.

Vâng, có vẻ như đây sẽ là vấn đề cho một số lượng lớn người dùng trong khoảng thời gian sắp tới. Tại sao lại như vậy? Và làm thế nào để tránh việc smartphone bị đột tử?

#1. Smartphone “đột tử”?

Từ thời LG G2 cho đến LG G5, đột tử là một cái gì đấy rất “bình thường” khi bạn sở hữu dòng máy này.

Đương nhiên là LG đã đền bù cho người dùng thời điểm đó một cách thỏa đáng, nhưng đền bù như thế nào đi chăng nữa thì hậu quả vẫn là kinh doanh đi xuống và cuối cùng là xuống mồ luôn rồi.

dien-thoai-dot-tu-benh-moi-cho-smartphone (1)

Để cho bạn dễ hình dung thì:

Bạn đang chơi game, đang sạc, hay đang không làm gì cả thì bỗng nhiên điện thoại tối sầm, làm kiểu gì cũng không lên, gọi không đổ chuông, vào Recovery không được, EDL không được, ODIN, 3Utools cũng đếck nhận.

Ờ, bực ghê – hóa ra là nó đã đột tử.

Lý do trực tiếp gây ra đột tử thường là sự hỏng hóc của các linh kiện nhỏ như cáp màn hình, bộ nhớ… nhưng phần đa các trường hợp sẽ có liên quan đến nguồn điện, Pin và Chip (CPU).

Còn lý do gián tiếp là từ các tác vụ của người dùng. Kiểu như sạc quá công suất, không ổn định, chơi game nặng trong điều kiện/ môi trường khắc nghiệt, ép xung, máy bị vào nước, ….

Tóm lại là những lý do khiến smartphone bị quá nhiệt hoặc vào nước. Máy bạn có một thiết kế bo mạch rất tệ, hoặc sự quá nhiệt xảy ra quá thường xuyên, làm cho cơ chế tự ngắt/ giảm xung nhịp để giảm nhiệt của máy không kịp hoặc không thể hoạt động.

LG G3 và LG G4 ra đi vì lý do này. Pocophone M3 và X3 cũng tương tự như vậy !

ROG Phone 2, 3 và 5 có tỉ lệ đột tử cao ngất với chip Snapdragon Plus kèm theo khả năng ép xung CPU/ GPU, cũng không có phần cứng tản nhiệt đủ tốt giống như Legion Phone hay Redmagic.

Redmi K50 Gaming và Black Shark 4 tuy ít hơn nhưng cũng đã ghi nhận máy bị đột tử !

Không phải như lỗi phát nổ, lỗi bootloop hay mấy lỗi phổ thông thường gặp, đột tử cũng không phải do máy build tệ hay những bên trung gian gây ra, mà “đột tử” nó là một “tính năng” :))

Hãy vui lên nếu bạn mua một chiếc ROG Phone và dùng nó một cách cực đoan để rồi đột tử, vì nếu bạn dùng cực đoan mà mãi nó không đột tử thì khả năng cao là máy bạn đã qua sửa chữa rồi đấy. Đã mất zin rồi đấy 😀

Thực ra là không biết nên vui hay buồn nữa :))

#2. Làm gì để hạn chế việc smartphone bị đột tử?

Smartphone của bạn không có tên trong những con máy mình kể trên không có nghĩa là máy bạn không thể đột tử, nhưng sẽ hiếm gặp hơn. Snapdragon 810 nóng như thế mà Sony với 2 chiếc flagship vẫn không bị tèo em nào cả.

dien-thoai-dot-tu-benh-moi-cho-smartphone (2)

Mà kệ đi ! Nếu bạn dùng gaming phone, hoặc vài chiếc Pocophone chạy chip Snapdragon 888, Snapdragon 8 Gen 1 và bản Snapdragon Plus của mấy con chip đó, hãy chú ý những điều sau:

  • Sạc đúng củ, kiểm soát độ ổn định của nguồn điện..
  • Không nên vừa sạc vừa chơi vì khi đó máy bạn sẽ nóng nhất.
  • Hạn chế up rom, sử dụng kernel can thiệp thermal engine, ép xung. Phần mềm gốc của máy bao giờ cũng an toàn nhất.
  • Máy gaming nào cũng có khả năng tự theo dõi nhiệt độ của máy, và 44oC là mức nhiệt mà bạn không nên vượt quá mỗi khi chơi game.

Chú ý là nhiệt độ của máy mình đang nói tới ở đây là máy tự đo ra, chứ không phải nhiệt độ đo được từ thiết bị ngoài, cũng không phải mức nhiệt đo trên CPU và GPU nhé.

  • Tra keo tản nhiệt: Nghe rất PC nhưng thực ra lại là mobile. Những gaming phone đã fix đột tử thường được bôi thêm một lớp keo tản nhiệt lên SoC. Nó hiệu quả thật chứ không phải làm màu đâu các bạn.
  • Dùng sò lạnh: Một món bảo bối khó thiếu để chơi game nặng 😀

Nếu bạn muốn một sự đảm bảo thì nên mua 1 chiếc máy phổ thông, đặc biệt là flagship hay flagship cũ từ Samsung, Apple, Sony hay Xiaomi, bỏ qua các sản phẩm có chất lượng gia công kém như Poco, Redmi hay những chiếc máy có con chip quá nóng, đi kèm khả năng ép xung như gaming phone.

Giá chữa bệnh “đột tử” cho smartphone cũng tùy mức độ mà cao hay thấp, nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh chứ nhỉ. Chúc các bạn chơi game vui vẻ mà không sợ thiết bị bị đột tử giữa chừng, chứ đang combat dở mà đột tử thì cũng uất lắm 😀

Đọc thêm:

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop