Tại sao nhiều điện thoại Pocophone phát nổ. Nguyên nhân là gì?

Pocophone mới đây đang dính phải một số rắc rồi khi ghi nhận các trường hợp máy của họ phát nổ ở thị trường Ấn Độ. Và kể từ đầu năm cho đến giờ cũng đã có khá nhiều thiết bị ghi nhận rơi vào tình trạng này.

Vấn đề ở đây là các model được ghi nhận phát nổ lại là các model rất được ưa chuộng tại Ấn nói riêng và toàn thế giới nói chung. Vậy nguyên nhân gây ra nổ là gì? Và người dùng có nên quá lo lắng về sự an toàn hay không?

#1. Pocophone tại thị trường Ấn Độ

dien-thoai-pocophone-phat-no-o-an-do (1)

Poco là một thương hiệu con thuộc Xiaomi, ra đời sau Redmi. Poco có các thiết bị hướng tới các “thông số top trên” trong phân khúc tầm trung, nhưng mức giá vẫn là trung bình.

Redmi đã đảm nhiệm vai trò sản xuất và phân phối những chiếc máy như thế này trong một thời gian khá dài trước đó, nhưng ở thị trường Ấn, họ đánh nặng thuế các sản phẩm smartphone và họ cũng là thị trường rất chuộng cấu hình nên các máy bán ở đây cần phải rẻ hơn nữa.

Thế là Poco ra đời với mục tiêu ban đầu là chỉ hướng vào thị trường Ấn Độ.

Nhưng sau một vài năm Redmi K Serie rất thành công, họ quyết định tối ưu dây chuyền sản xuất của Redmi và Poco và phân phối Poco tới các thị trường bên ngoài nữa.

Chiếc Poco đầu tiên được ra mắt tại thị trường Ấn Độ, và được xách tay ra rất nhiều nước khác do sự khao khát “cực mạnh” từ người dùng, đó là chiếc Pocophone F1.

Chiếc máy này có thiết kế thông thường, chất liệu thông thường, thông số thông thường, điểm sáng duy nhất của nó có lẽ là cấu hình (máy sử dụng con chip Snapdragon 845, đi kèm với đó là 6GB Ram), máy nằm trong phân khúc giá chỉ khoảng 4 triệu đồng.

Để dễ hình dung thì ở thời điểm nó ra mắt, bạn chỉ có thể sở hữu cấu hình này trên các flagship Android với mức giá từ 9 triệu của Xiaomi Mi 8, cho tới 1000$ của Galaxy và Xperia.

Cũng có nghĩa là Pocophone đang làm theo cách mà trước đây Redmi đã làm để chiếm thị phần, và mạnh tay hơn trông thấy.

Sau chiếc F1, Pocophone đã tái cơ cấu hệ thống sản phẩm của mình để cùng tối ưu dây chuyền với các sản phẩm của các công ty con khác (cùng mẹ Xiaomi).

Tới thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa thật sự thống nhất được các phân khúc sản phẩm và tính chất của từng dòng, nhưng về cơ bản, Poco và Redmi sẽ dùng chung một kho linh kiện và thiết kế sản phẩm, thậm chí sẽ có một số máy thay Rom và đổi đi một chút thông số thị trường, rồi nhét vào một hộp khác để bán.

Đỉnh điểm của việc tối ưu hóa dây chuyền là đây.

Tới đây chắc các bạn cũng đã hình dung ra được cái thông số và phân khúc của chiếc máy này nó kiểu như nào rồi đúng không.

#2. Tại sao nhiều điện thoại Pocophone ở thị trường Ấn độ bị nổ?

dien-thoai-pocophone-phat-no-o-an-do (2)

Pocophone năm đầu tiên rất uy tín và cực kì được săn đón. Tuy nhiên, năm nay máy họ nổ hơi nhiều, theo đúng nghĩa đen.

Trừ đi một số các vụ nổ không đem lại nhiều hậu quả hoặc nhiều sự chú ý, chúng ta có một vài vụ nổ rất official như:

Pocophone M3 vào tháng 4 và tháng 12, và thêm 1 chiếc Pocophone X3 Pro vào tháng 9 năm 21 vừa rồi. Tất cả đều xảy tại thị trường Ấn Độ, nơi đón những chiếc máy đầu tiên của 2 mẫu máy trên nói riêng và hầu hết tất cả các sản phẩm khác của nhà Poco nói chung.

Tất cả vụ nổ này đều được chia sẻ và lan truyền trên mạng xã hội Twitter và được truyền thông chú ý khá nhiều, thậm chí là cả Xiaomi cũng lên tiếng về những vụ việc này.

Dù cho họ từ chối trách nhiệm và đổ ngược lại cho người dùng, nhưng việc họ lên tiếng về các vụ nổ trên cũng đủ để khiến nó được xếp vào loại nổ official.

#3. Thế thì lý do nổ tới từ đâu? Thị trường Việt Nam có cần quan ngại điều này?

Đầu tiên, các bạn hãy quan sát kỹ các bức ảnh về các vụ nổ official trong bài viết này. Có thể thấy nguyên nhân gây ra nổ ở đây vẫn cứ là PIN.

Tương tự như các vụ nổ smartphone khác, cái này đến từ việc chập pin hoặc điện cấp cho pin.

Có vẻ như không có một lỗi thiết kế kĩ thuật nào làm cho Pocophone nổ nhiều và tỉ lệ cao ngất ngưởng như hồi Galaxy Note 7, nhưng với số lượng các thiết bị nổ đã được ghi nhận gần đây, tỉ lệ này vẫn gấp rất nhiều lần so với các mẫu máy khác cũng tới từ nhà Xiaomi hay từ bất kì một thương hiệu nào khác trên thị trường.

Lý do cụ thể về kĩ thuật chưa từng được công bố, nhưng dưới đây là các ý do tiêu biểu nhất:

Nổ pin do pin lỗi: Pin là linh kiện dễ phát nổ nhất và nổ to nhất đối với smartphone hay các sản phẩm tương tự. Hầu hết các vụ cháy nổ smartphone luôn xuất phát trực tiếp từ pin.

Kể cả nếu nguyên nhân có là từ nguồn nhiệt hay nguồn điện bên ngoài, thì để vụ nổ đủ to tới mức gây nguy hiểm và bị lên báo, pin vẫn sẽ là thứ cháy nổ tiếp theo.

Có vẻ như không có lỗi nào từ thiết kế để pin của Pocophone nổ hàng loạt như chiếc Note 7 của Samsung, nhưng không có nghĩa là không có Pin lỗi.

Trước khi tiến hành lắp ráp linh kiện thành một chiếc máy hoàn chỉnh, những linh kiện lớn như màn hình, camera hay pin đều cần phải kiểm được duyệt rất kỹ lưỡng.

Nhưng vẫn có thể sẽ có lỗi trong quá trình kiểm duyệt, và với cùng 1 tỉ lệ kiểm duyệt, số linh kiện lỗi qua được khâu này sẽ tăng lên nếu số lượng máy được sản xuất tăng lên.

Hai mẫu máy Pocophone trên rất hot đối với nhiều thị trường, và Ấn Độ là thị trường đông dân, cũng như tiêu thụ nhiều smartphone Trung quốc, nên số lượng máy nổ ở Ấn Độ cao là có thể hiểu được.

dien-thoai-pocophone-phat-no-o-an-do (1)

Nổ pin do sạc: Cũng là vấn đề muôn thuở rồi. Nhất là iPhone tại Việt Nam, một cái dock sạc 10k hay 20k, cũng như 1 sợi cáp săn sale shopee 1k có thể trở thành ngòi nổ cho quả bom gắn mác táo.

Với việc các hãng chạy đua về công nghệ sạc cũng như công suất sạc, hay đơn giản là chỉ do thương hiệu “quả táo”… đây đều là những điều kiện tuyệt vời để các linh kiện fake hay kém chất lượng xuất hiện.

Bạn muốn mua củ sạc chính hãng cho iPhone? Cũng cần tới vài lít cho một cái đốc sạc bé tí 5W.

Bạn muốn mua sạc 18W hay thậm chí 60W để sạc tối đa công suất cho chiếc Poco được quảng cáo là có sạc siêu nhanh nhưng không tặng kèm?

Cái giá cũng khó mà dưới 300k được.

Và từ đó phân khúc giá thấp hơn như vậy là nơi được chiếm đóng bởi các bộ sạc fake.

Quên những vụ Pin iPhone tự nổ đi. Nếu điều đó xảy ra thì Apple sẽ chẳng bao giờ được người ta ham muốn như vậy.

Chính vì nhu cầu sở hữu máy và linh kiện xịn quá cao nên đồ fake và đồ dựng ra đời, với mức giá mà bạn thấy rẻ đến vô lý nhưng vẫn muốn bỏ tiền ra để sở hữu. Điều này xảy ra với Pocophone và các hãng khác nữa chứ không chỉ riêng Apple.

Cái điểm chung chỉ là chúng đều sẽ nổ nếu như sai lệch về kĩ thuật và sự cố điện năng xảy ra trong quá trình sử dụng. Với một thị trường ruột của Xiaomi như Ấn Độ, điều này chắc chắn sẽ xảy ra.

Những lý do khác thì sao?

Xiaomi từ chối trách nhiệm cho các vụ nổ. Họ cũng không dính phải vụ kiện nào và cũng không có động thái bồi thường hay bảo hành đổi trả nào cho các thiết bị “đã nổ” trên.

Có vẻ như họ tự tin rằng không có bất kì sai phạm đáng kể nào trong quá trình sản xuất, lắp ráp hay đóng gói khiến các thiết bị gặp sự cố cháy nổ như vậy. Ít ra thì họ cũng đã lên tiếng rồi, và cũng chưa có thêm vụ nổ official nào nữa.

Chủ nhân của các thiết bị phát nổ chia sẻ trên Twitter rằng: họ không sử dụng chúng trong tình trạng hỏng hóc hay điều kiện nào đó khắc nghiệt, nên vấn đề về tác động bên ngoài có lẽ không phải vấn đề đáng đề cập như là một nguyên nhân cho số nhiều các vụ nổ smartphone.

Họ cũng đồng thời nói rằng máy không chạy các tác vụ nặng tới mức quá nhiệt. Vậy thì có lẽ 2 lý do mình kể ở trên đã đủ rồi nhỉ?

Cũng tức là người Việt không nên quan ngại quá nhiều về điều này. Poco M3 và X3 Pro có được bán tại Việt Nam, nhưng không ghi nhận vụ nổ nào.

M3 lăn ra chết nguồn hàng loạt, nhưng dịch vụ bảo hành đổi trả đã lo được việc này rồi. Vậy nên theo cá nhân mình, nếu thích thì bạn cứ mua chính hãng mà dùng, chả có gì phải sợ cả đâu.

Tóm lại: Dùng đồ chuẩn có thể hơi có hại cho ví tiền của bạn, nhưng còn hơn là có hại cho sức khỏe và tính mạng phải không nhỉ 🙂

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop