Tại sao các dòng điện thoại nội địa hay bị lỗi vặt?

  • Lỗi sóng điện thoại thi thoảng bị mất hoặc nhận tín hiệu kém..
  • Lỗi sóng WiFi cũng tương tự như vậy.
  • Hay là lỗi nhắn tin quá 120 kí tự là tự động chuyển thành MMS
  • Hoặc là những lỗi về update ứng dụng nhà mạng, ứng dụng “rác” (ứng dụng theo kèm máy) ….

Vâng, đây là những lỗi mà bạn có thể sẽ bắt gặp phải trên các dòng điện thoại nội địa. Vậy những lỗi này vì sao lại có và nó ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm người dùng?

#1. Điện thoại nội địa là gì?

tai-sao-cac-dong-dien-thoai-noi-dia-hay-bi-loi-vat (1)

Trên blog đã có một bài viết nói về khái niệm của điện thoại nội địa rồi (link bên trên). Vậy nên ở đây mình chỉ nói sơ qua thôi các bạn nhé !

Đại khái thì đây là dòng điện thoại được các hãng sản xuất thiết kế cho một thị trường nhất định (thường là thị trường nước nhà), nó có những tiêu chuẩn riêng, thiết lập riêng, thậm chí là cấu hình riêng cho quốc gia mà nó ra mắt.

Ở thị trường Việt Nam thì chúng ta đã rất quen với các smartphone nội địa đến từ Nhật và Hàn, đôi khi là Mỹ. Và thời gian gần đây có thêm smartphone nội địa Trung Quốc nữa, khi mà các máy điện thoại Xiaomi với mức giá thành cực kỳ hấp dẫn, khiến giới trẻ quan tâm nhiều hơn.

Thông thường những quốc gia mạnh về phát triển/ sản suất smartphone sẽ có một phiên bản nội địa riêng. Hoặc là những nước với dân số đông, có thị trường mạnh…

#2. Vì sao lại có những phiên bản smartphone nội địa đó?

tai-sao-cac-dong-dien-thoai-noi-dia-hay-bi-loi-vat (3)

Nếu bạn nghĩ rằng, một hãng điện thoại của một quốc gia nào đó muốn bán điện thoại ở một quốc gia khác thì chỉ đơn giản là đăng ký và bán thôi thì không phải vậy.

Điện thoại không phải là một thiết bị điện tử thông thường, nó là tổng hợp của những tinh hoa công nghệ, từ viễn thông cho tới điện tử…. và những công nghệ này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tới an toàn của người dùng hay thậm chí là an ninh quốc gia.

Ở Hàn Quốc và Nhật Bản, đa số các dòng điện thoại được bán ở đây mặc định sẽ không cho người dùng tắt tiếng khi chụp ảnh, mục đích là để đảm bảo quyền riêng tư người dùng (tránh việc bị chụp ảnh trộm/ chụp lén).

Những hãng điện thoại  khi được bán tại Việt Nam cũng phải tuân thủ những quy định về băng tần, dải sóng … để đảm bảo nhà mạng/chính phủ có thể kiếm soát được những thiết bị này khi cần. Tránh trường hợp thiết bị đó sử dụng sóng khác để gây ảnh hưởng đến an ninh.

Hay với các ứng dụng tạm gọi là nội địa cũng vậy. Hiểu đơn giản thì đây cũng giống như Zalo, Labankey hay các ứng dụng mà người Việt hay xài, nó phục vụ cho mục đích của người dùng nội địa và cả nhà sản xuất nữa, nên các nhà sản xuất sẽ cài đặt sẵn vào máy.

Tóm lại, ngoài mục đích kinh doanh ra thì nhà sản xuất smartphone còn phải thiết kế sao cho phù hợp với người dùng tại nước đó. Đảm bảo tuân thủ luật pháp, cũng như quy định của nước sở tại. Đó là một trong những lý do mà các smartphone nội địa ra đời.

#3. Những khó chịu của điện thoại nội địa mà người dùng có thể gặp phải?

tai-sao-cac-dong-dien-thoai-noi-dia-hay-bi-loi-vat (2)

Khi chúng ta sử dụng điện thoại nội địa ở một thị trường khác thì sẽ gặp những lỗi như bắt sóng kém hay wifi chập chờn và những lỗi mà mình đã liệt kê ở đầu bài viết. Vì như đã nói ở trên, WiFi hay sóng điện thoại ở thị trường Việt được sử dụng với các thông số khác so với ở nước họ.

Đối với các ứng dụng “rác” (ứng dụng mặc định theo máy) thì khi chuyển qua thị trường Việt Nam có thể chúng sẽ bị gặp lỗi cập nhật vì khác sever.

Hay chỉ vì nó là ứng dụng nội địa nên không có ngôn ngữ quốc tế. Chính vì vậy mà chúng ta cũng không biết cách để tắt hoặc xóa, hay thiết lập sử dụng như thế nào.

Bạn cũng có thể gặp trục trặc trong việc tùy biến, với những quốc gia khắt khe như Nhật Bản thì việc can thiệp vào hệ thống điện thoại (root) là rất khó, gần như là không có cách nào ! Trước kia, các dòng điện thoại xách tay Hàn cũng vậy, nhưng giờ thì đỡ hơn nhiều rồi.

Việc này sẽ là bất lợi cho những anh em thích vọc vạch cài ROM, root máy… chứ không thực sự ảnh hưởng tới người dùng phổ thông.

NHƯNG điện thoại nội địa thường có mức giá rẻ hơn khá nhiều so với các phiên bản quốc tế vì có nhiều lý do khác nhau. Các thương nhân sẽ thu mua lại những chiếc điện thoại nội địa khi thị trường bên đó có những đợt khuyến mại, hoặc thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.

Cụ thể hơn thì bạn có thể xem trong bài viết này: Nguồn gốc của “điện thoại xách tay nội địa cũ” đến từ đâu?

Mặc dù có thể tồn tại một số lỗi vặt và đôi khi là khó khăn trong việc nâng cấp phần mềm/ hệ điều hành nhưng nhờ mức giá thành rẻ, đi cùng với chất lượng gần như là ngang nhau (như hàng quốc tế) nên rất nhiều người tìm mua những máy loại này.

Bạn đánh giá thế nào về các dòng điện thoại nội địa khi sử dụng ở một thị trường nước khác?

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop