Toàn bộ các hệ điều hành Android trên Smartphone, dù tùy biến hay không tùy biến thì vẫn bị giới hạn bởi rất nhiều thứ.
Điều đó làm cho người dùng không thật sự thỏa mãn, và nhiều khi còn là phiền phức cho người dùng ở các bản Rom tùy biến.
Và cách để vượt qua các rào cản đó (với hệ điều hành Android) là Root hệ thống. Vậy cụ thể là thế nào đây? Root là gì? Lợi và hại khi Root Android là gì?
Mời các bạn theo dõi bài chia sẻ bên dưới của mình nhé…..
Mục Lục Nội Dung
#1. Root điện thoại Android là gì?
Theo Wikipedia thì Root là quá trình cho phép người dùng các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại Smartphone, Tablet, TV hay thậm chí là ô tô có quyền truy cập ưu tiên.
Và bởi vì Android xây dựng trên nền tảng Linux, nên quyền truy cập này giống với quyền truy cập quản trị trên Linux vậy.
Root cho chúng ta quyền tự do chỉnh sửa và thiết lập cách thức điều hành của Android, vượt qua hạn chế mà nhà sản xuất đã đặt ra.
Ví dụ sau khi root máy xong thì bạn có thể ép xung chip, xóa ứng dụng nhà mạng như Samsung Store hay Playstation, vân vân và mây mây….
Sâu hơn nữa, nếu bạn biết Unlock Bootloader thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bản Rom hiện tại bằng một bản rom khác cao hơn hoặc thấp hơn, hoặc thậm chí bạn có thể cài được cả Windows lên hệ điều hành Android của mình nữa.
#2. Root Android như thế nào?
Root Android tức là khai thác một lỗ hổng bảo mật, hay Backdoor của một hệ điều hành nào đó, để lấy quyền truy cập cao nhất ( quyền root).
Mỗi phiên bản Android, với mỗi nhà sản xuất khác nhau, sẽ có các lỗ hổng khác nhau, nên cách Root cũng khác nhau luôn.
Nhưng có một ứng dụng tên Kingroot có thể cho phép các bạn Root Oneclick do được cung cấp cách truy cập lỗ hổng của rất nhiều dòng máy để thực hiện Root.
Các bạn có thể tải ở link này https://kingroot.net/wap
Vì đây bản chất là một ứng dụng có thể khai thác lỗ hổng của Android nên trang web trên bị Google chặn khi truy cập. Các bạn cứ yên tâm mà bỏ qua để tải nhé !
Có một số máy mà Kingroot không thể root được thì các máy đó phải root thủ công.
Cách root các bạn có thể tìm trên mạng nhé, bài viết này mình sẽ không đào sâu hướng dẫn root cho một máy nào cả.
Không phải máy nào cũng root được, và không phải cứ dễ bị Root là máy bảo mật kém.
Bản Rom nào cũng có lỗ hổng thôi, nhưng không phải lỗ hổng nào cũng có thể khai thác được. Chính vì thế các bạn không nên quá lo lắng khi máy bạn thuộc diện dễ bị root nha ^^.
#3. Lợi và hại khi Root máy Android
Như đã nói ở trên, root có rất nhiều lợi ích. Và nếu biết khai thác, bạn sẽ có một chiếc máy như ý:
Chạy mượt, mát, Rom dễ dùng, quản lí Ram tốt, không có App rác của nhà mạng,…..
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó !
Root khai thác lỗ hổng bảo mật, giống như bạn phạm tội vậy.
Sau khi root, máy bạn rất dễ bị xâm nhập và bị lợi dụng do App độc từ bên thứ 3 (nếu bạn không biết cách chắt lọc các App để cài).
Bạn sẽ sống ngoài vòng pháp luật của nhà sản xuất đó, tức là tự làm, tự chịu.
Và một khi đã root, bạn sẽ mất hiệu lực bảo hành của hãng. Mình nói vậy nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng đâu, cài lại Rom là hết thôi 😛
Có thể bạn đang tìm: Cần lưu ý những gì khi ROOT điện thoại Android?
#4. Lời kết
Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho các bạn về khái niệm về Root điện thoại Android là gì rồi đấy.
Về phía cá nhân mình, mình thấy không phải ai cũng nên Root máy.
Vì nó quá rủi ro, và cần phải có một lượng kiến thức đủ lớn để có thể khai thác tốt chiếc máy của mình.
Và cấu hình hay phần mềm smartphone hiện tại có lẽ cũng đã đáp ứng được người dùng.
Vì vậy, chỉ root khi bạn dám chấp nhận rủi ro thôi nhé. Hi vọng bài viết có ích với các bạn !
Đọc thêm:
- Nên mua điện thoại tầm trung MỚI hay Flagship CŨ ?
- Mua điện thoại Trung Quốc giá rẻ, được gì và mất gì ?
- Cập nhật iOS/Android hay sống chung với jailbreak/ root?
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com
Edit by Kiên Nguyễn
Chưa bao giờ Root điện thoại Android nhưng Lumia thì thử rồi, và nó giờ thành cục gạch
Tốt rồi, có cái chặn giấy 🙂
bác thật là…
Nhưng bây giờ hệ điều hành Lumia chả đc hỗ trợ nữa, dùng cũng như cục gạch à