Nguồn gốc của “điện thoại xách tay nội địa cũ” đến từ đâu?

Chúng ta đã quá quen thuộc với những chiếc điện thoại nội địa Hàn Quốc hay Nhật Bản với mức giá rất rẻ (so với hàng bán chính hãng) và được nhập về số lượng rất lớn.

Đặc biệt là các Flagship cũ hay các dòng máy chỉ bán ở thị trường nước họ chứ không có bản quốc tế. Vậy theo các bạn, từ đâu mà lại có số máy này, không những được bán với số lượng rất lớn mà gần như năm nào cũng có?

NOTE: Nhưng trước tiên, nếu bạn chưa biết hàng nội địa là gì thì bạn hãy đọc lại bài viết này trước đã nhé: Smartphone nội địa là gì? nó có những điều gì thú vị?

#1. Máy hợp đồng nhà mạng

nguon-goc-cua-dien-thoai-xach-tay-noi-dia (1)

Chắc hẳn khi mua samrtphone nội địa Hàn Quốc hay Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp những cụm từ như “nhà mạng KT”, “nhà mạng Docomo”…. đúng không ạ. Vậy nó có ý nghĩa là gì?

Không giống với thị trường Việt Nam, việc các nhà mạng lớn thường bán máy và kèm với hợp đồng sử dụng mạng là rất ít gặp (nếu không muốn nói là không có) thì ở các nước Nhật hay Hàn thì lại rất thịnh hành. Đơn giản bởi vì nước họ có nhiều hãng sản xuất điện thoại.

Về cơ bản, nhà mạng đóng vai trò như một cửa hàng di động thông thường, họ sẽ nhập máy và bán máy. Nhưng những chiếc máy này được thiết kế đặc biệt và dành riêng cho nhà mạng đó.

Hiểu nôm na là những chiếc điện thoại này phải sử dụng SIM của nhà mạng đó thì mới có sóng.

Người mua thì sẽ có được rất khuyến mãi với nhiều chính sách ưu đãi khác nhau: như mua trả góp và đặc biệt là mức giá rẻ hơn rất nhiều so với phiên bản Quốc tế, với điều kiện là người mua phải đăng kí sử dụng nhà mạng đó lâu dài (khoảng 2 năm trở lên).

Nếu như ở Việt Nam, việc trả góp phải thông qua bên thứ 3 (ngân hàng hoặc công ty tài chính) và chỉ liên quan đến vấn đề tài chính thì ở Nhật hay Hàn….

… bản thân những chiếc điện thoại trả góp này sẽ được nhà mạng tùy chỉnh bên trong máy để chỉ sử dụng được nhà mạng này, nếu hết hợp đồng vẫn chưa trả xong thì sẽ bị khóa nghe gọi, không sủ dụng sim và máy được nữa.

Có thể bạn sẽ thích: Tìm hiểu về hình thức mua hàng trả góp 0%: Rất dễ hiểu !

Thông thường ở Việt Nam hay gọi những máy này là máy lock và tất nhiên, giá của em nó rẻ là vì vậy.

Có thể thấy rõ, khi hết hạn hợp đồng, người dùng không hoàn thành được khoản nợ nên máy sẽ bị khóa sim, các thương gia sẽ thu gom lại với giá rẻ.

Tất nhiên, cũng có những trường hợp máy vẫn còn hợp đồng nhưng vì lý do gì đó mà chủ nhân chiếc máy không muốn sử dụng nữa, thì tất nhiên vẫn có thể bán rẻ (vì đang dính hợp đồng).

Hơn nữa, điện thoại nhà mạng sẽ không thể bán được với mức giá tốt như các máy bán ra ở cửa hàng thông thường (bản Quốc tế) nên rất có khả năng các nhà mạng đã thanh lý với mức giá rẻ (tất nhiên là vẫn dính cài đặt hợp đồng nhà mạng).

#2. Những chiếc máy xài lướt

nguon-goc-cua-dien-thoai-xach-tay-noi-dia (2)

Nếu như ở Việt Nam, những anh chị em yêu thích công nghệ và có điều kiện kinh tế thì việc mỗi năm (hay ít nhất là 2 năm) thay điện thoại một lần là chuyện không hiếm gặp.

Thì ở các nước khác cũng như vậy thôi…

Không những thế, việc này càng dễ thấy hơn ở những nước có thu nhập cao, số lượng người sử dụng điện thoại theo cách trải nghiệm hay xài lướt là không nhỏ. Vậy nên sau 2 năm, thậm chí là một năm họ sẽ bán rẻ máy ra và được các thương gia mua lại.

Và cũng là vì xài lướt nên các những chiếc điện thoại này còn rất mới và nhìn gần như là không có hư hao gì. Đó chính là những máy đẹp ở các cửa hàng bán điện thoại xách tay nội địa.

#3. Máy trưng bày

nguon-goc-cua-dien-thoai-xach-tay-noi-dia (4)

Đây là những chiếc máy được bán, được thanh lý ở những cửa hàng điện thoại tại Nhật hay Hàn… Máy trưng bày là những máy được trưng bày tại các cửa hàng, để người dùng trải nghiệm thử, hay có thể gọi nó là máy demo…

Khi có những dòng máy mới/ phiên bản mới ra mắt, những chiếc máy này sẽ được các cửa hàng thanh lý lại, vì tỉ lệ mua rất ít, họ sẽ thanh lý để chừa chỗ cho những chiếc máy đời mới hơn. Các thương gia thu gom lại và đưa về thị trường Việt Nam chúng ta.

#4. Hàng hư hỏng, rơi vỡ

nguon-goc-cua-dien-thoai-xach-tay-noi-dia (3)

Đây chắc chắn là một trong những nguồn hàng không thể không nhắc đến được.

Những chiếc điện thoại bị hư hỏng do rơi vỡ hay bị trục trặc một vấn đề gì đó, người sở hữu thay vì sửa lại và chịu chi phí cao, thêm vào đó lại không đảm bảo chất lượng lâu dài nên họ sẽ chọn phương pháp là bán lại với mức giá rẻ.

Những chiếc máy này cũng được thu gom lại và sửa chữa để xuất sang Việt Nam hay các nước có thu nhập không được cao.

Nếu hên thì bạn mua được một chiếc máy tạm gọi là zin (họ dùng chính linh kiện của chiếc điện thoại này để thay vào chiếc máy khác).

Còn xui xui, không có phụ kiện chính hãng thì họ dùng các linh kiện của bên thứ 3 gắn vào. Những chiếc máy này là hàng dựng, nếu bạn mua phải thì thôi, tập xác định… 😀

Nói chung, điện thoại cũ nội địa xách tay về bản chất là những chiếc máy cũ, chúng không được bảo hành và cũng rất khó để xử lý khi có hư hỏng gì.

Nói trắng ra, đây được liệt vào danh sách “rác công nghệ” và chúng thường xuất hiện ở những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhờ những chiếc điện thoại này mà những người có kinh tế eo hẹp mới có cơ hội được trải nghiệm những sản phẩm đỉnh cao của công nghệ.

Hi vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Đọc thêm:

CTV: Lê Đinh Hoàng Vũ – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop