Quỹ ETF và Quỹ Mở khác nhau như thế nào? nên đầu tư vào đâu?

Trong bài viết trước mình đã giúp các bạn hiểu hơn về quỹ ETF cũng như Quỹ mở rồi. Bạn có thể đọc lại 2 bài viết đó trước khi đến với bài viết này nhé:

Ở bài viết này mình sẽ giúp các bạn so sánh về 2 lại chứng chỉ quỹ này, để xem chúng có gì giống và khác nhau, từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn đầu tư cho riêng mình nhé.

Giờ mình sẽ nhắc lại một chút về khái niệm của Quỹ ETF và Quỹ mở để các bạn dễ hình dung hơn.

Quỹ ETF hay còn gọi là Quỹ hoán đổi danh mục là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu nào đó, ví dụ như chỉ số chứng khoán, hàng hóa hoặc là loại tài sản nào đó. Quỹ ETF là quỹ BỊ ĐỘNG !

Có thể nói quỹ ETF là đứa con lai giữa Cổ phiếu Chứng chỉ quỹ, vì nó vừa có sự đầu tư đa dạng như chứng chỉ quỹ, vừa có sự thanh khoản cao, dễ dàng mua bán trong ngày như với cổ phiếu.

Còn Quỹ mở, hay còn gọi là quỹ tương hỗ. Quỹ này sẽ không giới hạn về số lượng chứng chỉ quỹ phát hành ra. Các nhà đầu tư có thể giao dịch, mua bán, rút vốn dễ dàng. Quỹ Mở là QUỸ CHỦ ĐỘNG !

quy-eft-va-quy-mo-khac-nhau-nhu-the-nao

#1. Điểm giống nhau giữa quỹ ETF và Quỹ mở là gì?

Thứ nhất: Ít rủi ro hơn so với việc bạn tự mua Cổ phiếu (dưới góc độ của một nhà đầu tư không chuyên).

Ví dụ như Quỹ ETF chẳng hạn, họ không chỉ đầu tư vào một mã cổ phiếu nào đó, mà họ đầu tư vào rất nhiều mã cổ phiếu khác nhau, của các ngàng hàng khác nhau. Không chỉ đầu tư vào cổ phiếu, mà có thể họ còn đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi hoặc tiền mặt…

=> Như vậy thì mức độ rủi ro sẽ được giảm thiểu đáng kể vì không bị phụ thuộc vào một công ty hay ngành hàng nhất định.

Quỹ mở thì cũng như vậy, các chuyên gia của công ty quỹ sẽ phân tích để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Chỉ cần nền kinh tế đi lên là giá của chứng chỉ quỹ cũng sẽ tăng lên.

Thứ 2: Mức đầu tư vào các danh mục ở mức dàn trải, với mức vốn vừa phải. Tức là họ sẽ không đầu tư quá nhiều vào một mã cổ phiếu nào đó, hoặc tài sản nào đó, mà họ sẽ đầu tư dàn trải trên nhiều lĩnh vực ngành nghề.

Thứ 3: Quỹ ETF và Quỹ mở đều được quản lý bởi các chuyên gia. Họ là những người trong nghề, có nhiều kinh nghiệm đầu tư.

#2. So sánh sự khác nhau giữa quỹ ETF và Quỹ mở

Okay, điểm chung thì là vậy, còn sự khác nhau giữa chúng là gì? Các bạn có thể xem qua bảng bên dưới đây:

QUỸ ETFQUỸ MỞ
Kiểu QuỹBị động (thụ động), mô phỏng chỉ số trên thị trường (ví dụ VN30, VN Diamond, VNFIN LEAD....). Là quỹ chủ động, có chiến lược đầu tư rõ ràng. Nhóm các chuyên gia của họ sẽ phân tích sâu hơn (phân tích doanh nghiệp, tình hình kinh vế vi mô, vĩ mô, nghiên cứu thị trường chứng khoán, các nhận định trong ngắn hạn, dài hạn....) để đưa ra lựa chọn đầu tư tối ưu nhất.
Mua chứng chỉ quỹ ở đâu?Giống như Cổ phiếu, bạn có thể mua ở các công ty chứng khoán, mua ở ứng dụng chứng khoán bạn đang sử dụng. Nói tóm lại là bạn giao dịch như một mã cổ phiếu thông thường.Không thể mua bán trên sàn chứng khoán, bạn chỉ có thể mua bán tại nơi phát hành chứng chỉ Quỹ, hoặc các đại lý ủy quyền.
Thời gian giao dịchCó thể mua bán trong ngày như cổ phiếu, bạn cũng có thể thực hiện mua/ bán lướt sóng như cổ phiếu 😀Mua bán theo thời gian nhất định, cái này sẽ do quỹ quy định trước đó. Mỗi Quỹ sẽ có những quy định riêng nên bạn hãy tìm hiểu kỹ trước.
Vốn đầu tư tối thiểuGiống như cổ phiếu, theo quy định thì bạn sẽ phải mua tối thiểu là 100 chứng chỉ quỹKhoản tiền tham gia tối thiểu sẽ do quỹ yêu cầu. Theo mình tìm hiểu thì số tiền tối thiểu của một số quỹ mở là 500.000 VNĐ, nhưng đa phần là từ 1.500.000đ đến 2.000.000đ hoặc cao hơn.
Mục tiêu lợi nhuậnMục đích của quỹ ETF là đạt được tỉ suất sinh lời trung bình của thị trườngMục tiêu lợi nhuận đề ra là cao hơn mức sinh lời trung bình của thị trường

#3. Nên đầu tư vào quỹ ETF hay Quỹ mở?

quy-eft-va-quy-mo-khac-nhau-nhu-the-nao-1

Chắc bạn cũng nghe qua câu chuyện về cuộc cá cược giữa ông Warren Buffett (thiên tài về đầu tư chứng khoán) với hãng Protege Partners.

Lúc đó là Warren Buffett cược vào quỹ S&P 500 (Quỹ bị động), còn Protege Partners chọn đầu tư vào 5 quỹ chủ động (giấu tên).

=> Và kết quả là sau 10 năm, quỹ mà Warren Buffett đầu tư vào đã tăng hơn 125%, trong khi đó quỹ chủ động mà hãng Protege Partners đầu tư vào chỉ đạt được tỉ suất sinh lời là hơn 36%.

Tất nhiên, câu chuyện này không đại diện cho việc Quỹ bị động luôn thắng Quỹ chủ động. Vì dù sao, trên lý thuyết thì Quỹ chủ động sẽ được đầu tư bài bản hơn, được các chuyên gia phân tích danh mục đầu tư kỹ hơn.

Cá nhân mình thì nghĩ, nếu bạn ít kinh nghiệm đầu tư thì nên chọn đầu tư vào quỹ ETF, vì phí quản lý quỹ sẽ ít hơn so với phí của quỹ chủ động (Quỹ mở) khá nhiều.

Hơn nữa thì theo cá nhân mình, việc đầu tư vào Quỹ bị động là bạn đặt niềm tin vào nền kinh tế thị trường, còn đầu tư theo Quỹ chủ động là bạn đặt niềm tin vào công ty quản lý Quỹ mở đó.

Hi vọng là qua bài viết này thì bạn đã hiểu hơn về Quỹ ETF và Quỹ mở, cũng như Quỹ mở và quỹ ETF khác nhau như thế nào. Chúc các bạn đầu tư thành công nhé !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

2 comments

  1. E cung đang tìm hiểu đầu tư chứng khoán mà nhiều cái khó hiểu quá.
    Nhất là Quỹ mở, quỹ đóng, quỹ chủ động, quỹ bị động, ETF này. Rất cám ơn anh về bài viết, rất dễ hiểu cho người mới như e 😀

  2. Bài viết rất dễ hiểu. Rất cảm ơn tác giả


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop