Vâng, ngay tiêu đề thì đã có một câu hỏi trông có vẻ hơi ngớ ngẩn rồi nhỉ (•‿•)?
Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, và hiện tại, nó đang được hầu hết các OEM smartphone lựa chọn sử dụng.
Và hầu hết các OEM sản xuất smartphone Android cũng đều đưa lên máy của mình những phiên bản Android đã được họ tùy biến qua, hay chúng ta vẫn thường gọi là Android tùy biến.
Vậy Android tùy biến của hãng thì có cần phải update Android gốc mà Google cung cấp không? Nếu bạn đang có cùng câu hỏi bên trên thì hãy cùng mình tìm hiểu kỹ hơn ở trong bài viết này nhé !
Đọc thêm:
- iOS & Android: Nhiều điều lầm tưởng của người dùng !
- Android gốc là gì? So sánh Android gốc với Android tùy biến
Mục Lục Nội Dung
#1. Android tùy biến là gì?
Mình đã giải thích về định nghĩa này một lần rồi. Ở đây mình sẽ tóm tắt lại một chút cho các bạn dễ hiểu hơn !
Android tùy biến là Android gốc được chỉnh sửa tính năng, giao diện,… sao cho tương thích với phần cứng và tạo ra được chất riêng cho OEM đó.
Ví dụ như giao diện tùy biến Xperia UI của Sony, MIUI của Xiaomi và các công ty con, EMUI của Huawei và các công ty con, OxygenOS của OnePlus, ZenUI của ASUS, OneUI và Samsung Experience của Samsung, FlymeOS của Meizu,….
Huawei hiện tại vẫn đang sử dụng Android, nhưng HarmonyOS không xuất phát từ Google, nên không tính nhé các bạn.
Google sẽ đưa hệ điều hành Android mà họ phát triển tới tay các hãng OEM, hỗ trợ OEM tùy biến nếu cần, và mỗi bản Android tùy biến của một OEM, có thể có sự tham gia của nhiều công ty khác.
Không chỉ tùy biến và nhồi nhét chức năng vào Rom gốc là xong. Một bản Rom tùy biến cần phải tương thích với thiết bị, có những tính năng thiết thực và hợp lí, tương thích tốt với phần cứng của máy, và đảm bảo độ ổn định trong quá trình sử dụng.
Và đặc biệt, đã tùy biến thì phải làm thế nào cho người ta biết đây là Rom tùy biến, chứ nếu giống y hệt Rom gốc thì bỏ đi.
Nó giống như Android gốc và được bạn tô vẽ thêm vào cho nó vậy. Hầu hết các chức năng của Android gốc sẽ được giữ lại, và thêm cái gì, bổ sung những gì.. thì đó là việc của các OEM.
Không giống như trên iOS, bạn có thể lên từng phiên bản một, kiểu như iOS 13.3 lên iOS 13.3.1, rồi lên 13.4.1, rồi lên 13.5,… Android hầu như không làm thế, nhất là với những phiên bản cao.
Google thường đưa ra một bản Android gốc hoàn chỉnh như Android 7.0, 7.1, 8.0, 8.1, 9.0,… để mỗi máy sử dụng một lõi trong một thời gian dài, cho tới khi được update Android.
Trong 2 năm, một chiếc máy có thể được lên tới 2 bản Android, ví dụ như Samsung Galaxy S8, Sony Xperia XZ1, Xiaomi Mi 6,… xuất xưởng với Android 7 và được lên Android 9.
Rom tùy biến có phiên bản Android cao hơn sẽ chỉ được tung ra khi Android gốc đó ra mắt, và OEM đã hoàn thành việc tùy biến bản Rom đó.
Tức là việc update Android với phiên bản lõi cao hơn sẽ diễn ra không thường xuyên, và thường cũng chỉ được tới 2 lần thôi. Các máy của Google và các máy thuộc Android One Project sẽ có thể được nhiều lần hơn một chút.
Về Rom Custom thì khác. Các OEM có thể tung update liên tục cho các thiết bị của họ, thường thì là 1-2 tháng 1 bản, để vá lỗi bảo mật và bổ sung chức năng. Điều này sẽ thể hiện được mức độ quan tâm người dùng của các OEM đó.
- MIUI của Xiaomi và Redmi là một trong những bản Android tùy biến tốt nhất, với rất nhiều tính năng hay ho, như bảo mật với MiCloud, tùy biến sâu giao diện, cải tiến thao tác, một số chức năng thú vị như chia màn hình để chạy đa nhiệm, nhân bản ứng dụng,…
- Và đặc biệt là MIUI được hỗ trợ cập nhật rất lâu dài, dù lõi Android vẫn chỉ được cập nhật tối đa 2 năm cho mỗi thiết bị.
- XperiaUI của Sony tùy biến vừa đủ, đẹp và gần với Android gốc. Tuy không tối ưu phần cứng một cách hoàn hảo, nhưng Rom tùy biến của Sony vẫn cho trải nghiệm rất mượt mà và ổn định.
- ColorOS và Rom của Bphone lại đi theo hướng iOS: Blur background, bo góc icon, giao diện Padcode,…
- Vsmart lại tùy biến khá ít, các bản rom trên máy họ vẫn chưa cho thấy được sự khác biệt quá nhiều so với Android gốc.
- OxygenOS của OnePlus luôn đi đầu về độ mượt và hiệu năng tối ưu, và FlymeOS cũng tương tự như thế..
Vậy thì đã làm Rom Custom, liệu người dùng có cần phải Update Android lõi hay không?
#2. Việc update hệ điều hành Android có cần thiết hay không?
Theo 1 hãng B chia sẻ, Rom của họ muốn phát triển độc lập và không dựa quá nhiều vào Android từ Google, nên máy của họ ra mắt với Android cũ hơn, và update Android cũng chậm hơn rất nhiều so với các hãng khác, khoảng …. hơn 1 năm.
Điều này có lợi hay có hại cho người dùng?
Vâng, cái này thì tùy người dùng thôi. Tuy nhiên, một số thứ chúng ta phải công nhận với nhau như thế này:
Việc tùy biến Rom và duy trì update phần mềm sẽ thể hiện sự quan tâm của OEM đó đối với khách hàng của mình.
MIUI có rất nhiều tính năng tiện dụng, tùy biến sâu, hơi màu mè nhưng cũng rất thú vị, và được update từ Android 6 lên Android 7, theo vòng đời update Android của chiếc máy sản xuất đầu 2017.
Tuy nhiên, MIUI trên máy vẫn được update lên phiên bản 11, va bản update lớn gần đây nhất là vào tháng 3 năm nay.
Họ hỗ trợ khá là tận tình cho chiếc máy được coi là quốc dân ở thời điểm đó. Điều này làm cho người dùng rất hài lòng, đúng như cái mục tiêu mà Rom Custom được tạo ra.
Không giống với iOS, Android có độ tùy biến rất cao, và có thể thêm bớt, chỉnh sửa hệ thống ở một mức độ nào đó, thông qua các app thứ 3.
Điều này làm Android thú vị hơn iOS rất nhiều. Rom Custom chủ yếu sẽ mô phỏng lại những tính năng mà Rom gốc Android không có, để làm hài lòng người dùng hơn.
Có những tính năng mô phỏng từ các nền tảng khác như theme kiểu iOS, thao tác vuốt iOS, chụp màn hình cuộn, hoặc mô phỏng từ Android cao hơn như Dark mode, AI chụp ảnh,… Nhìn chung, Rom custom sẽ được coi là toàn diện hơn so với Android gốc.
Có những tính năng của Android gốc mà các hãng sẽ quyết định giữ lại hay lược bỏ đi trong quá trình nghiên cứu và tùy biến Rom.
Nhưng đương nhiên là hầu hết các hãng sẽ giữ lại tối đa những gì mà Android gốc có, vì đó là những tính năng hoạt động hoàn hảo cho bản phần mềm đó, chứ không mang rủi ro về độ ổn định như các tính năng được tùy biến về sau.
Và hầu hết những tính năng đó của Rom gốc sẽ rất hữu dụng và thực tế, không như tính năng thích thì thêm trên các Rom tùy biến.
Hàng năm, từng phân khúc đều có những con chip mới, đi kèm công nghệ mới và phần cứng mới. Có những tính năng chỉ có ở Android mới sẽ tương thích với phần cứng mới đó, và đó là thứ không thể mô phỏng.
Ví dụ: ở Android 10 và cao hơn nữa chắc chắn sẽ có các tùy chọn cho 5G, như chế độ băng tần, giới hạn tốc độ,… vì cuộc đua 5G mới chỉ bắt đầu từ thời của Android 10 mà thôi.
Android 10 cũng tối ưu hoạt động cho các Foldable Phone, tức là các máy có thể gập, kéo, uốn, gấp máy bay,…
Nhìn vào sự tối ưu tệ hại trên Rom Android 9 của chiếc Royole FlexPai chắc các bạn cũng đã hiểu điều này. Đó là có Rom tùy biến rồi đấy nhé.
Và nếu tùy biến mà như *** thì cũng cố mà lên Android cao nhất, để đỡ khổ người dùng nhé.
Ít nhất thì hãy cho người dùng trải nghiệm những tính năng thuần túy nhất của phiên bản Android mới nhất (cho đúng với số tiền mà họ bỏ ra). À, mình nói thế thôi chứ không ám chỉ hãng nào đâu nhé !
#3. Kết luận
Còn theo các bạn thì như thế nào? Các hãng có Rom custom liệu có cần up – to – date Android gốc không? hãy chia sẻ quan điểm của bạn cho mọi người cùng tham khảo nhé !
CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com