Vâng, nếu bạn thuộc thế hệ 8x, 9x thì chắc có lẽ không ai là không biết tới Nokia đâu nhỉ? Đây là một thương hiệu từng đánh chiếm tuyệt đối thị trường điện thoại di động, là biểu tượng của ngành điện thoại di động thời đó.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi quá chóng vánh trong vòng 20 năm qua, và chỗ đứng của Nokia đã không còn như trước nữa. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng xem họ đã trải qua những gì cho đến tận ngày hôm nay nhé.
- Sự kiện IFA 2019: Đánh giá chiếc Nokia 7.2 và Nokia 6.2
- Lý do khiến hệ điều hành Windows Phone không có đất sống?
Mục Lục Nội Dung
#1. Quá khứ huy hoàng
Nokia Corporation, một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Phần Lan. Ngay từ đầu, tập đoàn này đã hướng tới các thiết bị viễn thông và điện thoại để bàn, cũng như là điện thoại di động.
Đầu tiên, họ có những chiếc máy để bàn, sau đó là những chiếc máy di động siêu to khổng lồ, chúng nhỏ dần đi theo năm tháng, và bắt đầu có hệ điều hành Java, truy cập mạng 2G, 3G, chụp được ảnh, có cả camera trước, thiết kế và tính năng đột phá hơn theo thời gian,…
Họ đã từng có tới 40% thị phần vào những năm 2007 – 2008, ngang với Samsung bây giờ, doanh thu kỉ lục lên tới 41 tỉ Euro năm 2009. Sản phẩm của họ được bán ở 150 quốc gia trên toàn thế giới. Những con số rất đáng nể phải không nhỉ?
#2. Sóng gió bắt đầu
Đời không giống như là mơ ! Năm 2007, iPhone 3G ra mắt với màn hình cảm ứng điện dung, và kỉ nguyên smartphone bắt đầu từ đây. Lúc đó, kẻ ảnh hưởng nhất chắc chắn là Nokia.
Họ vội vàng ra những chiếc điện thoại cảm ứng Nokia chạy hệ điều hành Symbian, nhưng do sự thiếu hụt về số lượng App (ứng dụng) nên nó nhanh chóng bị lụi tàn. Và Nokia bắt đầu bị chìm vào quên lãng.
Năm 2013, Microsoft mua lại Nokia, bắt đầu sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Windows Phone. Điểm chung của các máy này là giá rẻ so với thị trường, công nghệ camera vượt trội, hiệu năng đáng kinh ngạc…
Nhưng do xuất hiện quá muộn trên thị trường smartphone, khi mà Android và iOS đã tương đối hoàn thiện rồi, họ lại thiếu đi kho App và những chức năng cơ bản để cạnh tranh với 2 hệ điều hành này.
Tháng 12 năm 2019, Windows Phone 10 bị tuyên bố ngừng hỗ trợ…
Năm 2016, HMD Global mua lại Nokia, bắt đầu hồi sinh thương hiệu này bằng smartphone chạy hệ điều hành Android và các Feature Phone mang những công nghệ mới.
Smartphone của họ nhắm vào phân khúc giá dưới 10 triệu đồng, chạy hệ điều hành Android One và Android Go, mức giá tương đối rẻ so với thị trường chung.
Tuy nhiên, sau khi đạt được một số lượng doanh thu và thị phần nhất định thì họ đang bị mất đi lượng thị phần đó. Nhìn vào các sản phẩm của họ, chúng ta có thể lý giải cho việc này như sau:
Android One và Android Go tuy tốt, nhưng rất nhàm chán. Nokia lại sử dụng 2 project này trên toàn bộ smartphone của họ, tức là ngoài chữ Nokia ở vỏ, chẳng ai nhận ra nó la Nokia nếu nhìn từ bên trong cả. Thiếu đi cái gọi là cá nhân hóa và nhận diện thương hiệu.
Thiếu đi tính đột phá: Các máy của họ hướng gần hết vào phân khúc tầm trung và phân khúc giá rẻ. Mặc dù Nokia 8 là flagship, nhưng cũng thiếu đi những công nghệ đột phá.
Nokia 9 Pure View dù có nhiều camera, nhưng lại thiếu sót về tính năng và thuật toán nhiếp ảnh, cũng như đi sau về cấu hình. Đây là lí do chính làm cho chiếc máy của họ không mấy được chú ý.
Thương hiệu Nokia đã chìm vào bóng tối quá lâu: Hiện tại, nếu nói về Nokia, chẳng mấy ai nghĩ tới các smartphone của họ cả.
Cái người ta nghĩ tới sẽ chỉ là các Feature Phone mà thôi. Tức là Nokia đã không còn chỗ đứng trong suy nghĩ của một phần lớn người dùng, nên họ sẽ chọn smartphone của các OEM tiếng tăm hơn, thay vì Nokia.
#3. Lời Kết
Bạn có cảm nghĩ gì về sự ra đi của một tượng đài ngành điện thoại di động này không? Liệu họ còn cơ hội quay lại và trở thành kẻ dẫn đầu một lần nữa không? Hãy để lại ý kiến của bạn ở bên dưới phần comment nhé !
CTV: Nam Hoang – Blogchiasekienthuc.com