Vsmart rời cuộc chơi: Phân khúc điện thoại trung cấp khốc liệt thế nào?

Như vậy, Vsmart cũng đã rời cuộc chơi smartphone cùng với LG, một tuyên bố khá là đột ngột nhưng lại không quá bất ngờ.

Đương nhiên lý do nhìn chung chỉ có một, đó là: Kinh doanh smartphone không đem lại lợi ích tối ưu cho cả tập đoàn Vingroup. Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng mình thử đi sâu vào thị trường thực tế và vị thế của Vsmart để biết lí do nhé.

#1. Phân khúc trung cấp

Được định giá trong khoảng 250$ đến 900$, phân khúc trung cấp bao gồm các nhóm máy ở phân khúc hẹp hơn như là cận trung cấp và cận cao cấp.

Những chiếc máy tầm trung mới sẽ có các đặc điểm chung là cấu hình đủ dùng, pin đủ dùng, màn hình đủ dùng, tính năng phổ thông, công nghệ cũng phổ thông, và chế độ hậu mãi cũng bình thường. Nói chung thì đây là phân khúc bình thường 🙂

Mỗi chiếc máy trong phân khúc này sở hữu những thông số đúng nhất với cách mà toàn thị trường nhìn vào một chiếc smartphone. Đây là phân khúc chuẩn mực !

goc-nhin-ve-viec-vsmart-roi-cuoc-choi (1)

Tóm lại, nó là một cái gì đấy khá thần thánh, đơn giản vì nó quá đông, quá nhiều hãng tham gia !

#2. Phân khúc “chật chội”

Đây là phân khúc được các hãng smartphone Android chú ý ngay từ lâu, là một phân khúc được ngự trị bởi Android Phone, vì Apple đâu có làm máy tầm trung hay là máy giá rẻ đâu.

Từ thưở sơ khai của smartphone, trừ Apple định giá iPhone cao ngất ngưởng ra thì đa số các hãng còn lại đều tập trung vào tầm giá này, và khi đó cũng chẳng mấy ai quan tâm đến phân khúc giá, cũng chẳng mấy người biết tới khái niệm flagship Phone.

Lúc đó họ kiểu: Máy này nửa GB Ram, chơi game ngon hơn con kia, con này 2GB Rom kìa, con này không tháo được Pin,…. vậy thôi! Lúc đó thị trường chưa quá sôi động và chưa có nhiều lựa chọn như bây giờ, nhưng mức độ sáng tạo rất cao và các sản phẩm cũng rất thú vị.

Nhưng từ khi OPPO bắt đầu đẩy mạnh Marketing và Xiaomi, Redmi thì cũng bắt đầu tấn công vào phân khúc này thì đây chính thức trở thành phân khúc được chú ý nhất.

Các smartphone Redmi Note “quốc dân” và Xiaomi Mi là các mẫu flagship killer đã làm máy tầm trung của những hãng lớn trở nên lu mờ. Đó cũng là lúc phân khúc này bắt đầu chật chội.

Xiaomi “đẻ” quá nhiều, có tới 3 thương hiệu con, và hầu hết smartphone của họ đều nằm ở phân khúc này. OPPO thì cũng có Realme, đẻ khá nhanh dù không chia dòng máy cụ thể như Xiaomi.

Oneplus là một hãng có rất nhiều flagship kiler cũng ở đây. Vivo, Huawei Nova, Meizu cũng ở đây nốt. Đó mới chỉ là các dòng điện thoại đến từ Trung Quốc thôi nhé, chưa tính các điện thoại đến từ các nước khác.

Samsung cũng có các dòng smartphone tầm trung rất tên tuổi: Ví dụ như Sansung Galaxy A, Samsung Galaxy Grand Prime, Samsung Galaxy J,…. Nhưng vài năm trở lại đây, với sự tái cơ cấu tất cả các phân khúc, cùng với một chiến lược kinh doanh khác thì họ đang cho ra máy rất nhiều máy với tần suất dày đặc.

Sony và LG là 2 hãng ít khi ra những dòng máy tầm trung, và tầm trung của họ cũng không quá nổi bật. Đấy, nói như vậy để các bạn thấy phân khúc này nó chật chội đến mức độ nào !

goc-nhin-ve-viec-vsmart-roi-cuoc-choi (2)

#3. Sự phân hóa và bão hòa

Phân khúc tầm trung được chia ra làm các phân khúc hẹp hơn, như là cận trung cấp, trung cấp, cận cao cấp và flagship killer.

Tên mỗi phân khúc đã thể hiện vị trí của nó đối với các phân khúc khác rồi. Bằng việc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất, cắt giảm những thứ nhất định, việc sản xuất ra những chiếc máy như vậy đã không còn gây lỗ cho các OEM nữa.

Việc phổ cập công nghệ của phân khúc cao cấp xuống cho phân khúc thấp hơn là điều đã rất bình thường, nhưng để các phân khúc giữ được sự khác biệt thì điều này không nên quá nhanh.

Nhưng các hãng bảo “méo thích” ! Mình lấy ví dụ nhé:

  • Tai thỏ mất bao lâu để phổ cập xuống phân khúc tầm trung? Vâng, chỉ vài tháng!
  • Camera kép mất bao lâu? Cũng vài tháng !
  • Cảm biến 108MP mất bao lâu? Gần một năm !
  • 5G, hiệu năng, tiến trình chip mất bao lâu? Đến giờ thì là dưới một năm !

Những con chip khỏe hơn được đưa dần xuống phân khúc này. Máy mới ra, máy cũ giảm, flagship cũ và hàng Lock của iPhone cũng ở đây.

Tới giờ, một chiếc máy cận cao cấp hay là flagship killer, có lẽ chỉ thua máy cao cấp ở khả năng chống nước và một số công nghệ được cho là thừa thãi như kiểu super zoom, màn hình gập, vân tay siêu âm,….

Và đây là phân khúc đã bão hòa, trước cả phân khúc giá rẻ hay cao cấp.

#4. Vị thế của Vsmart trước khi khai tử

Vsmart đã mua lại công ty BQ và bắt đầu sản xuất từ năm 2018.

Tuy dây chuyền sản xuất và các mẫu máy trước đó của BQ đã tạo điều kiện cho họ ra mắt thành công, nhưng R&D của họ thì đi sau toàn bộ ngành sản xuất smartphone, và tập đoàn VinGroup vốn không phải đi lên từ lĩnh vực công nghệ.

Chiến lược máy tốt giá rẻ của họ thật sự thành công, tuy nhiên, sẽ không đem lại thật sự nhiều lợi ích cho cả tập đoàn.

goc-nhin-ve-viec-vsmart-roi-cuoc-choi (3)

Giống như việc Xiaomi chịu lỗ, Vsmart cũng chịu lỗ, với mục tiêu trước mắt là phổ cập sản phẩm, lấy thị phần trong nước, và về lâu dài là để thúc đẩy hệ thống dịch vụ của cả một tập đoàn.

Vingroup dễ dàng mua lại công ty BQ vì bản thân BQ cũng không thật sự nổi bật ở thị trường nước nhà và trên toàn thế giới.

Trong khoảng thời gian chỉ một vài năm, VinSmart không thể tổ chức R&D hay sản xuất với quy mô lớn chất lượng cao được, vì nền tảng mà BQ để lại không thật sự tốt, hay nói cách khác thì họ cũng chỉ là newbie mới bước vào “game” mà thôi.

Sự cạnh tranh của các oldbie đối với họ là cực kì lớn.

Vậy còn trên thị trường ô tô thì sao? Vingroup đã có thời gian dài hơi hơn để nghiên cứu và phát triển các xe hơi, cho nên các sản phẩm của họ cũng được các thị trường đánh giá cao hơn.

Và mới đây, với phong trào xe điện đang ngày càng phát triển thì Vingroup đã có mặt để sẵn sàng đón trend rồi. Vì thế nên tập đoàn quyết định đầu tư vào “con game” mà họ đã thông thạo thay vì chơi một con game khác, liên tục bị cho ăn hành.

Tất nhiên, đây là nước đi của cả một tập đoàn lớn, chúng ta chả thể phán là nó đúng hay sai cả. Nhưng nếu bạn nghĩ nước đi này của Vin là sai thì hãy để lại lý do phía dưới phần comment này để chúng ta cùng nhau thảo luận nhé !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 2 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Có 1 bình luận

  1. Tô Hồng Hải

    Chỉ là ổng không chịu đầu tư mảng này với ” mua ” những tay cao thủ trong lãnh vực này và dây truyền hiện đại thôi. Chứ cở như VinGroup thì có thừa tiền …chăng qua không mặn mà và có phần là thị trường này quá chật chội rồi …toàn xương . Chỉ khi nào a làm như iphone 13 mà bán rẻ hơn thằng Mẻo này 50% mà ngon ngang cơ thì sẽ húp ngay bát yến !


Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop