R&D là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về R&D

R&D là một thuật ngữ đang ngày càng phổ biến hiện nay, hằng năm các công ty lớn đều đầu tư rất nhiều tiền vào bộ phận R&D này.

Vậy R&D là gì? R&D có ý nghĩa như thế nào đối với một công ty? Vâng, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về R&D và những thông tin xoay quanh R&D nhé.

Đọc thêm:

#1. R&D là gì?

r-and-d-la-gi (1)

R&D (là viết tắt của cụm từ Research and Development) – dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là Nghiên cứu và Phát triển, bộ phận R&D là chìa khóa then chốt cho những đổi mới và sự phát triển của một công ty/ doanh nghiệp trong tương lai.

Bộ phận R&D sẽ phụ trách phần nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm, cũng như là quy trình làm việc, tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo hơn…

Các công ty lớn hiện nay đều đang đầu tư rất mạnh tay cho bộ phận nghiên cứu và phát triển này, vì nếu không đổi mới và không có sự sáng tạo thì cũng đồng nghĩa với việc là họ đang tụt hậu so với những công ty đối thủ.

#2. R&D có trong những lĩnh vực nào?

r-and-d-la-gi (2)

Nghiên cứu và phát triển diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau (mà có thể nói là đa số các lĩnh vực), không có giới hạn về quy mô công ty để phát triển R&D, miễn là họ có ý tưởng và kinh phí để duy trì.

Những ngành đầu tư mạnh nhất vào bộ phận R&D bao gồm: Dược phẩm, khoa học đời sống, ô tô, phần mềm, công nghệ… cho đến các lĩnh vực như thực phẩm và đồ uống.

R&D cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong sản xuất và kỹ thuật.

#3. Mục tiêu của R&D là gì?

Mục tiêu của R&D rất đa dạng và cũng tùy vào lĩnh vực để có những hướng phát triển riêng. Nhưng tựu chung lại thì đều mong muốn phát triển các sản phẩm mới, các quy trình làm việc trình mới, nghiên cứu những công nghệ cũ để cải tiến nó,…

Mọi hoạt động của bộ phận R&D đều với mục đích là để giúp công ty phát triển hơn, và quan trọng hơn nữa là để giúp công ty sở hữu những công nghệ cốt lõi, bằng sáng chế, công nghệ độc quyền so với các đối thủ cạnh tranh.

Có thể nói, R&D là tương lai của doanh nghiệp, là nguồn gốc của sự đổi mới, vì vậy mà những nhân viên R&D trong các công ty lớn đều là những nhân tài xuất chúng, có kiến thức chuyên môn rất giỏi và đều có những suy nghĩ rất sáng tạo.

#4. Một vài thông tin hữu ích về R&D mà bạn nên biết

Tất nhiên, rất nhiều doanh nghiệp không có khả năng tự thực hiện và duy trì bộ phận R&D vì nhiều lý do khác nhau, ví dụ như không có vốn, cơ sở vật chất không đáp ứng được và nguồn nhân lực không thực sự nổi bật thì họ sẽ thuê bộ phận R&D bên ngoài.

r-and-d-la-gi (3)

Chi phí cho hoạt động của R&D là cực kỳ lớn, mình lấy ví dụ từ các công ty lớn trong năm 2018 như sau:

  • Amazon: $22.6 triệu đô.
  • Alphabet, Inc (Google): $16.2 triệu đô.
  • Volkswagen: $15.8 triệu đô.
  • Samsung: $15.3 triệu đô.
  • Intel: $13.1 triệu đô.
  • Microsoft: $12.3 triệu đô.
  • Apple: $11.6 triệu đô.
  • Roche: $10.8 triệu đô.
  • Johnson & Johnson: $10.6 triệu đô.
  • Merck: $10.2 triệu đô.

R&D mang tính đầu tư dài hạn, khi đầu tư vào R&D thì doanh nghiệp sẽ không thể thu lại lợi nhuận ngay lập tức được mà phải chờ đợi trong một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc khả năng sinh lời của dự án mà R&D đã phát triển.

Nhưng không phải cứ đầu tư vào là sẽ có kết quả tốt đẹp, có thể sẽ mất trắng hoặc không thành công với dự án đó. Vậy nên để nuôi một bộ phận R&D chất lượng thì phải là những công ty thực sự lớn mới có thể làm được.

#5. Kỹ năng cần có của một nhân viên R&D

r-and-d-la-gi (4)

Họ là những con người hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành nghề khác nhau, có kiến thức đa chiều, từ đó tìm thấy những thành phần quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau giúp sáng tạo ra những thứ mới, những thứ mà nếu bạn chỉ có kiến thức trong một lĩnh vực chuyên môn thì sẽ không thể tìm thấy được.

Họ thành thạo những kỹ năng quan trọng của một nhân viên cấp cao, như: Thuyết trình, giao tiếp với đồng nghiệp, nhìn xa trông rộng… và tất nhiên là phải có kỹ năng chuyên môn tốt, đây là điều căn bản mà một nhân viên R&D phải có.

Để là một nhân viên R&D giỏi thì bạn cũng phải rèn luyện cho mình tính chịu được áp lực cao trong công việc, vì R&D là môi trường rất sáng tạo và thay đổi nhanh, có thể nói là đi trước thời đại. Vậy nên việc thích nghi với môi trường này là điều quan trọng để bạn có thể ở lại đây và phát triển lâu dài.

#6. Lời Kết

Okay, vậy là trong bài viết này mình đã giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm về R&D rồi nhé, thông qua bài viết này thì mình tin là bạn đã hiểu rõ R&D là gì rồi.

Có thể thấy rằng, R&D giống như là ngành dẫn dắt thị trường vậy, sáng tạo và cải tiến không ngừng để mang lại những sản phẩm tốt đến tay người dùng.

Chúc bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích khi ghé thăm Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé 🙂

CTV: Trương Quang Nhật – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 1 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop