Nếu như bạn quan tâm đến quản lý tài chính cá nhân, đầu tư và kinh doanh thì mình tin chắc là bạn đã nghe đến thuật ngữ lãi kép rồi đúng không?
Vậy lãi kép là gì mà nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại Albert Einstein lại coi lãi kép là kỳ quan thứ tám của thế giới? Mời các bạn tìm hiểu kỹ hơn trong bà viết này nhé.
Nhưng trước khi đi vào bài viết chi tiết, thì mình sẽ chia sẻ công cụ tính lãi kép trực tuyến trước, nếu có nhu cầu tính toán thì có thể nhập số liệu vào để lấy kết quả, sau đó tìm hiểu sau 🙂
// NOTE
Rất hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu công cụ không hiển thị đầy đủ các thông tin cần nhập vào thì bạn vui lòng load lại trang lần nữa.
Mục Lục Nội Dung
#1. Cách sử dụng công cụ tính lãi kép online
Đơn giản thôi, bạn hãy nhập đầy đủ thông tin vào, cụ thể là:
- Số tiền gửi ban đầu: Nhập số tiền bạn đã gửi vào, đây là số tiền gốc bạn gửi.
- Lãi suất hàng năm (%): Nhập lãi suất vào.
- Số năm (có thể nhập số thập phân): Cái này chắc không cần giải thích thêm 🙂
- Kỳ hạn bạn đang gửi: Bạn đang gửi kỳ hạn 1 năm, 3 năm hay bao nhiêu năm thì nhập vào.
Okay, bây giờ chúng ta sẽ đến với phần nội dung chi tiết của bài viết, cùng tìm hiểu xem tại sao LÃI KÉP lại được coi là phát minh vĩ đại nhất của con người nhé !
#2. Lãi kép là gì?
Lãi kép hay còn được gọi là lãi cộng dồn.
Các bạn có thể hiểu đơn giản là khi đến hạn rút tiền lãi, bạn không rút ra mà dùng số tiền lãi đó gửi luôn cùng với số tiền gốc ban đầu (gốc + lãi) => lúc này, cả vốn lẫn lãi đều trở thành tiền gốc => và sẽ tính lãi dựa trên tổng số tiền này.
Giải thích theo cách khác thì lãi kép là lãi mẹ đẻ lãi con đó các bạn !
Hoặc bạn có thể hiểu: Lãi kép là hình thức tái đầu tư tiền lãi, lãi mới được cộng dồn vào số tiền gốc và sẵn sàng cho một chu kỳ đầu tư tiếp theo.
Ví dụ 1.
Số tiền gốc ban đầu bạn gửi là 100.000.000 với lãi suất 7% 1 năm (với kỳ hạn 1 năm, tức là cứ 1 năm thì chốt lãi 1 lần)
=> Sau 1 năm bạn sẽ nhận được 7 triệu tiền lãi, nhưng bạn không rút lãi ra, lúc này ngân hàng sẽ cộng tiền lãi với tiền gốc (107.000.000đ) để bắt đầu tính lãi kỳ hạn gửi tiếp theo.
Sang năm thứ 2 (chu kỳ gửi tiếp theo), ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa trên 107.000.000 đó (lãi suất sẽ được tính theo tại thời điểm đó).
Cứ như vậy cho đến khi bạn rút tiền ra…
Thường thì các con nợ của các quán cầm đồ sẽ hiểu rất rõ hậu quả của lãi kép 🙂
#3. So sánh lãi đơn và lãi kép
Bây giờ mình sẽ lấy ví dụ về lãi đơn và lãi kép, phải có ví dụ thì các bạn mới thấy được sự chênh lệch lớn như thế nào giữa lãi đơn và lãi kép.
Ví dụ 2.
Ví dụ tiền gốc ban đầu mình gửi là 100.000.000đ với lãi suất 7% 1 năm (kỳ hạn gửi là 1 năm, tức là cứ 1 năm thì chốt lãi 1 lần). Sau 20 năm mình sẽ nhận được?
+) Nếu tính theo lãi đơn thì như sau:
- 1 năm mình nhận được 7 triệu tiền lãi.
- Vậy sau 20 năm mình nhận được là 140 triệu tiền lãi (20 năm x 7 triệu tiền lãi mà).
+) Nếu tính theo lãi kép thì như sau:
- 1 năm mình nhận được 7.000.000đ tiền lãi từ 100.000.000đ tiền gốc.
- 2 năm mình nhận được 7.490.000đ từ 107.000.000đ tiền gốc.
- 3 năm mình nhận được 8.014.300đ từ 114.490.000đ tiền gốc.
- …..
- Sau 20 năm sau mình sẽ nhận được tổng số tiền là 386.968.446đ với 286,968,446 tiền lãi.
=> Như vậy là nhiều hơn gấp nhiều lần so với lãi đơn.
#4. Công thức tính lãi kép
Lãi kép được tính dựa trên công thức sau:
$F_n=P\left(1+\frac{i}{m}\
Trong đó thì:
- P: Đây là số tiền vốn ban đầu của bạn.
- i: Là lãi suất hàng năm (ví dụ như lãi là 10% thì i = 0.1)
- n: Là số năm gửi
- m: Là số lần ghép lãi (cộng dồn) trong năm. Ví dụ gửi kỳ hạn 3 tháng thì 1 năm ghép lãi 4 lần, kỳ hạn 1 năm thì ghép lãi 1 lần.
- Fn: Là số tiền bạn sẽ nhận được sau
n
năm.
#5. Lời Kết
Vâng, như vậy là qua bài viết này thì bạn đã hiểu lãi kép là gì và công thức tính lãi kép là gì rồi. Sức mạnh của lãi kép là không phải bàn cãi vì nó đã có từ rất rất lâu rồi, bây giờ chúng ta chỉ việc đem vào áp dụng mà thôi.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !
Đọc thêm:
- Ngân hàng kiếm tiền từ đâu? từ những nguồn thu nào?
- Cách tính phần trăm lãi suất ngân hàng
- Cách tính tỷ lệ phần trăm trong Excel, tính % trong Excel
- Cách tính phần trăm giảm giá nhanh, công thức tính % tăng giảm
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com