Chia sẻ những thông tin thú vị về đất nước Nhật Bản – Phần #4

Bài này thuộc phần 4 trong 4 phần của series Đất nước Nhật Bản

Như vậy là mình và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu được khá nhiều điều thú vị về con người và đất nước Nhật Bản qua các chuyến hành trình trước đó rồi.

Để khép lại chuyến hành trình lần này thì mình sẽ gửi tới các bạn thêm nhiều thông tin thú vị khác nữa, cũng như là những lưu ý mà các bạn cần phải biết nếu muốn ghé thăm đất nước Nhật Bản xinh đẹp.

Okay, ngay bây giờ mời các bạn hãy cùng mình đến với bài viết: Những điều thú vị về đất nước Nhật Bản – Otaku chân chính.

#1. Thói quen đi xe bên trái

Ở Việt Nam và đa phần các quốc gia khác trên thế giới,  khi tham gia giao thông thì đều yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông đi bên phải đường.

Tuy nhiên ở Nhật Bản thì khác, lái xe mà di chuyển bên phải đường thì bị coi như là sai luật, cũng giống như khi ta đi bên trái đường ở Việt Nam vậy. Bởi vì luật ở đây, phương tiện giao thông đều lưu thông bên trái đường.

Để tìm hiểu về nguồn gốc của thói quen đi bên trái của người Nhật thì chúng ta phải quay ngược thời gian trở về những năm 70, của thế kỷ XIX.

Cụ thể là vào năm 1872, khi đoạn đường sắt đầu tiên của Nhật Bản được khai trương và đưa vào hoạt động nhờ sự giúp đỡ của Vương Quốc Anh,  từ đó dẫn đến sự hình thành và lan rộng của mạng lưới đường sắt trên khắp đất nước Nhật Bản.

nhung-net-van-hoa-o-dat-nuoc-nhat-ban (4)

Điều đáng nói ở đây là hầu hết các ray đường sắt đều được xây dựng phía bên trái đường, từ đó việc di chuyển bên bên trái đường trở thành một thói quen của người Nhật Bản.

Từ những năm 1900, khi ô tô bắt đầu xuất hiện, một văn kiện chính thức được ban hành vào năm 1902 từ cảnh sát Tokyo, yêu cầu người tham gia giao thông phải lưu thông bên trái – đây cũng là lần đầu tiên việc lưu thông bên trái được đưa vào luật của Nhật Bản.

Cuối cùng vào năm 1924, việc đi bên trái trở thành luật bắt buộc trên toàn đất nước Nhật Bản. Vì vậy, nếu bạn nào có ý định đi du lịch Nhật Bản hoặc là muốn sang Nhật để đóng phim thì lưu ý phải đi bên trái đường nhé 😂😂😂😂.

NOTE: Dành cho bạn nào chưa biết thì tất cả các quốc gia đã từng bị nước Anh đô hộ thì đều có thói quen đi bên trái đường giống người Anh. Ví dụ như  Hồng Kông, Singapore, New Zealand, Bangladesh, Ấn Độ,…

#2. Otaku và Wibu

Otaku có lẽ là một khái niệm có phần khá mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam chúng ta, nhưng nếu nhắc đến “Wibu” thì hẳn là đa phần chúng ta đều đã nghe qua rồi đúng không.

Nôm na thì chúng ta có thể hiểu rằng: Otaku là những con người có niềm yêu thích và say mê văn hóa Nhật Bản (có thể kể ra như game, anime , manga ,…).

Tại Nhật Bản, Otaku được sử dụng với ý nghĩa có phần hơi tiêu cực, nó ám chỉ những con người quá say mê vào thế giới 2D, mà từ đó lười hay sợ tiếp xúc với thế giới thực.

Tuy nhiên ở phương Tây, từ này lại được sử dụng khá tích cực để thể hiện niềm đam mê và quan tâm đến Anime hay Game mang phong cách Nhật Bản.

nhung-net-van-hoa-o-dat-nuoc-nhat-ban (2)

Nghĩa gốc trong tiếng Nhật của từ Otaku đơn giản chỉ là ngôi nhà, chính vì những Otaku thường xuyên không ra khỏi nhà để có thể đắm chìm trong thế giới riêng của họ.

Phần lớn thời gian của một Otaku chỉ dành để xem aAnime, chơi game, đọc manga. Riêng biệt có những người có điều kiện sẽ cosplay nhân vật mà họ yêu thích (bạn nào chưa biết cosplay là gì vui lòng lên Google search nhớ).

Hiện nay, số lượng các Otaku ở Nhật Bản đang ngày một gia tăng dẫn đến những tác động tiêu cực đến đời sống thực tại, khi một phần lớn các thanh niên không chịu ra ngoài làm việc mà ở lì trong nhà sống dựa dẫm vào bố mẹ.

Đáng buồn hơn là các thanh niên này lại dành tình yêu của mình cho một nhân vật hư cấu nào đó mà không phải là một con người thực, dẫn đến sự già hóa dân số rất khó có thể cải thiện ( vì không chịu yêu đương thì lấy ai ra mà đẻ 😅😅 ).

Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của các Otaku đối với nền kinh tế Nhật Bản, khi hằng năm đất nước này đều tổ chức các sự kiện dành cho Otaku thu hút rất đông du khách thế giới.

Đồng thời, các ngành giải trí liên quan đến Otaku cũng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, người ta ước tính tác động này có thể lên tới 2 nghìn tỷ yên ( 18 tỷ USD ).

nhung-net-van-hoa-o-dat-nuoc-nhat-ban (1)

Vậy còn “Wibu” là gì ? Nó có phải là Otaku hay không? Vâng, về bản chất Wibu và Otaku đều có nét giống nhau – đó là cùng quan tâm và say mê văn hóa Nhật Bản.

Tuy nhiên, nếu như Otaku chỉ chui xó ở nhà thì Wibu lại có thiên hướng giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Wibu thường có niềm say mê hay thậm chí là cuồng, sùng bái quá mức.

Ngoài ra, những con người không hiểu cặn kẽ về văn hóa Nhật nhưng lại cố tỏ ra hiểu biết và thích thể hiện cũng được xếp vào loại này.

Vì thế, các bạn đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Otaku và Wibu nhé, vì đó là sự xúc phạm lớn đến những Otaku chân chính.

#3. Những điều không nên làm khi ở Nhật Bản

Nói chung là nếu bạn đã được đi du lịch Nhật Bản rồi thì cũng không phải hạng xoàng ᵔᴥᵔ, nhưng mình vẫn muốn chia sẻ ở đây để cho những bạn đang tìm hiểu về nét văn hóa của Nhật Bản có thể nắm được.

Nhật Bản là một đất nước rất văn minh và lịch sự, do đó bạn cần tránh những hành động như hút thuốc ngoài trời, chỉ tay vào mặt người khác, không gây ồn ào trên tàu hay các phương tiện công cộng.

Ngoài ra, đối với người Nhật, việc bạn nhường chỗ cho người già hay để tiền tip được xem là hành động thiếu tôn trọng và bất lịch sự.

Là một nước phương Đông, Nhật Bản cũng có những điều kiêng kỵ về tâm linh mà bạn nên tránh khi ghé thăm đất nước này :

  1. Không huýt sáo vào buổi tối: Ngày xưa người ta cho rằng huýt sáo buổi tối là cách liên lạc của các tên trộm với nhau. Ngoài ra, việc huýt sáo buổi tối cũng có thể cho là một hành động để gọi ma quỷ.
  2. Không gắp thức ăn cho nhau: Nếu như ở Việt Nam đây là một hành động thể hiện sự quan tâm và thân thiện thì tại Nhật, đây là một hành động “nối đũa” chỉ dành cho việc an táng người mất.
  3. Không cắm đũa vào bát cơm, không dùng tay ngắt hoa anh đào, ……

nhung-net-van-hoa-o-dat-nuoc-nhat-ban (3)

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nên mặc cả khi mua hàng tại Nhật Bản. Khi tặng quà cho người Nhật thì bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ ý nghĩa của các món đồ cần tặng, để tránh gây ra hiểu lầm không đáng có nhé !

Vâng, trên đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết khi đến với đất nước Nhật Bản. Và qua bài viết này thì mình tin là bạn cũng đã hiểu hơn về khái niệm Otaku và Wibu rồi đúng không.

Nếu bạn thấy bài viết này hay và thú vị thì hãy để lại ý kiến của cá nhân bạn ở bên dưới phần comment nhé, và cũng đừng quên ghé thăm Blog Chia Sẻ Kiến Thức thường xuyên để đón đọc các bài viết tiếp theo từ mình nhé (>‿♥)

CTV: Trần Quang Phú – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 3 lượt đánh giá)
Bài viết cùng Serie<< Chia sẻ những thông tin thú vị về đất nước Nhật Bản – Phần #3
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop