30 tháng 4 là ngày gì? Nguồn gốc & ý nghĩa của ngày 30/4?

Ngày lễ 30/4 hàng năm lại sắp đến !

Vâng, một ngày lễ có ý nghĩa rất nhiều đối với những người dân đất Việt, nhưng đã bao giờ bạn thực sự tìm hiểu về ngày 30 tháng 4 này chưa? bạn đang ghi nhớ điều gì khi nhắc đền ngày 30/4?

Mình nghĩ dù là học sinh, sinh viên hay những người đang đi làm, tuy chúng ta luôn nhớ về ngày lễ này và biết được sự hiện diện của nó, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu được ý nghĩa của ngày lễ này xuất phát từ đâu, hay những ý nghĩa sâu xa đằng sau nó là gì đâu?

Nhiều bạn thường chỉ nhớ đến những ngày lễ bởi vì sắp được nghỉ học, sắp được ăn chơi phè phỡn vậy thôi 😀

Vậy nên, mình nghĩ thay vì chúng ta chỉ nghĩ về những ngày lễ trọng đại như thế này theo hướng sắp được nghỉ học, nghỉ làm, sắp được đi đâu đó…..

…. thì việc hiểu rõ hơn một chút về những ý nghĩa, cũng như những giá trị tinh thần của ngày 30/4 sẽ giúp chúng ta cảm thấy trân trọng hơn, biết ơn hơn về đất nước mình đang sống. Ngoài ra còn giúp các bạn biết thêm vài thông tin lịch sử khác nữa đó !

#1. Ngày 30/4 là ngày gì?

ngay-30-4-la-ngay-gi (1)

Ngày 30 tháng 4 chính là kết quả của chiến dịch Mùa Xuân năm 1975, là ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, và nó là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Về tên gọi thì mình nghĩ mọi người sẽ nghe thấy phổ biến nhất là “Ngày lễ 30 tháng Tư”, hay “Ngày Giải phóng miền Nam”, “Ngày Thống nhất đất nước”.

Bên cạnh đó còn có cách gọi chính thức khác như “Ngày Chiến thắng”, đây cũng là tên gọi được sử dụng trong các văn bản pháp luật.

Ngoài ra, khi mình tìm hiểu thì còn thấy một số cách gọi khác như “Ngày Tháng Tư đen”, “Ngày Quốc hận”, “Ngày Sài Gòn thất thủ”, “Ngày Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ” – đến từ những cộng đồng người Việt từng phục vụ cho Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, những người có tư tưởng chống chính phủ hiện tại của Việt Nam, hay những báo chí ở phương Tây.

Ngày lễ 30 tháng 4 còn có tên gọi Tiếng Anh là “Liberation Day” hoặc “Reunification Day”.

Đây là một ngày lễ quốc gia của Việt Nam, đồng thời là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Việt Nam khi Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (Dương Văn Minh), cùng với Thủ tướng Vũ Văn Mầu tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước Chính phủ Cách mạng lâm thời (Cộng hòa miền Nam Việt Nam) vào trưa ngày 30/4/1975.

#2. Nguồn gốc và lịch sử của ngày 30/4

ngay-30-4-la-ngay-gi (1)

Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975, sau khi Bộ Chính trị nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng thì Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch để giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

Như Bộ Chính trị đã nhấn mạnh “cả năm 1975 sẽ là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng cho rằng cần tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh, đồng thời giữ gìn tốt các cơ sở kinh tế và công trình văn hóa.

Và sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên cùng chiến dịch Huế- Đà Nẵng thì bộ Chính trị đã nhận định “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm, quyết tâm giải phóng Miền Nam”.

Từ đó đưa ra quyết định “phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất để giải phóng Miền Nam trước mùa mưa”.

Ngoài ra, chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định đã được Bộ Chính trị quyết định đặt tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Trước khi tấn công giải phóng Sài Gòn, quân ta đã tiến công Xuân Lộc và Phan Rang, bởi vì đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông.

Vào 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua những tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, và đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

Vào 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh vừa lên chức ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện.

Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày hôm đó, lá cờ cách mạng của quân ta đã tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh được trí tuệ, sự dũng cảm, cũng như tài thao lược của Đảng ta trong công cuộc lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, đồng thời chứng minh tinh thần quật khởi của nhân dân ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Bên cạnh đó, chiến thắng này đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH (Chủ nghĩa xã hội).

Đây là một thắng lợi không chỉ đi vào lịch sử của nước ta, mà còn cả  thế giới, nó là niềm cảm hứng để nhiều Quốc gia khác đứng lên dành lấy độc lập cho riêng mình, như một trang sử chói lọi vào những năm 70 ở thế kỷ XX, một sự kiện mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc.

Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân, binh lính Mỹ và hàng ngàn người Việt phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam đã di tản khỏi Sài Gòn.

Vào năm 1976, Việt Nam chính thức tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất, Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hồ Chí Minh.

#3. Ý nghĩa của ngày 30/4?

ngay-30-4-la-ngay-gi (2)

Đọc xong những thông tin trên thì chắc hẳn các bạn cũng nhận thấy đây không chỉ là một dịp lễ để kỉ niệm, mà nó còn là một cột mốc lịch sử đáng tự hào của người dân Việt Nam, là một sự kiện thắng lợi vẻ vang tôn vinh lên nhiều giá trị, những ý nghĩa sâu xa và tinh thần của người dân toàn nước.

Ngoài ra, đây còn là một sự kiện rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến quốc tế, giống như một lời khẳng định về khả năng và bản lĩnh của mọi người dân Việt Nam, đồng thời mang tính thời đại sâu sắc, truyền cảm hứng cho các dân tộc khác trên thế giới cũng đứng lên dành lấy tự do.

Hơn thế nữa, vào ngày 30 tháng 4 hàng năm cũng là dịp để chúng ta thể hiện niềm tự hào cùng sự biết ơn sâu sắc đối với các anh hùng, các thế hệ ông cha ta đã luôn hi sinh, hết mình vì dân tộc và mở ra cho chúng ta một ngày hôm nay thật tươi sáng, hòa bình và hạnh phúc.

Tóm lại, ngày 30 tháng 4 là một sự kiện lịch sử chói lọi, là thắng lợi vẻ vang mà mỗi người dân Việt Nam luôn phải ghi nhớ, trân trọng.. từ sâu bên trong mình,.

Đồng thời cũng là niềm tự hào, là kì tích về những hình ảnh lịch sử, những công lao không kể hết mà mỗi khi nhắc đến, chúng ta luôn hãnh diện và biết ơn về nguồn gốc của bản thân, về dân tộc anh hùng của chúng ta.

#4. Lời kết

Ngày 30 tháng 4 đang đến gần hơn, mình nghĩ mỗi chúng ta sẽ càng thêm biết ơn, trân trọng lịch sử nhiều hơn khi chúng ta hiểu rõ về những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ, cũng như nguồn gốc của ngày lễ các bạn nhỉ?

Hi vọng rằng bài viết này đã đem lại cho bạn những thông hữu ích về ngày lễ 30/4.

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây, chúc bạn một ngày nhiều niềm vui cùng với sự biết ơn, trân trọng nhiều hơn với những điều mình đang có nhé. ^^

Đọc thêm:

CTV: Vũ Nam Phương – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 5/5 sao - (Có 4 lượt đánh giá)
Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Administrator: Kiên Nguyễn

Có một câu nói của người Nhật mà mình rất thích đó là " Người khác làm được thì mình cũng làm được ". Chính vì thế mà hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn ! Nếu như bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp thì hãy comment phía bên dưới mỗi bài viết để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng Blog Chia Sẻ Kiến Thức nhé.

Một vài lưu ý trước khi comment :

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Tất cả các comment của các bạn sẽ được giải đáp trong vòng 48h !
Không được sử dụng từ khóa trong ô 'Name', bạn hãy dùng tên thật hoặc Nickname của bạn !
Không dẫn link sang trang web/blog khác. Xem quy định comment tại đây. Thank All!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Shop